Lo ngại virus, bà cụ khử trùng tiền bằng lò vi sóng, 10 triệu cháy khét lẹt
Khử trùng chưa đến 1 phút, tiền trong lò vi sóng bốc mùi cháy khét lẹt khiến bà Lý hoảng hồn lấy tiền ra, nhưng mọi chuyện đã quá muộn…
Mới đây, một bà cụ họ Lý sống tại thanh phô Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã mang hơn 3.125 tệ (khoảng 10,5 triệu vnd) cho vào lò vi sóng khử trùng do lo ngại virus corona. Khử trùng chưa đến 1 phút, tiền trong lò vi sóng bốc mùi cháy khét lẹt khiến bà Lý hoảng hồn lấy tiền ra, nhưng mọi chuyện đã quá muộn, bởi số tiền trong lò vi sóng đã cháy đen.
Nhìn số tiền dành dụm không khác gì giấy than, bà Lý đau lòng tiếc đứt ruột. Bà vội vàng mang tiền đến Ngân hàng CITIC Trung Quốc cầu cứu sự giúp đỡ. Tiền đã cháy đen nên không thể kiểm tra thật giả bằng máy móc, do đó nhân viên ngân hàng đã tự tay kiểm định chất lượng và kiểm tra số tiền. Sau quá trình xem xét, kiểm kê và xác nhận, nhân viên ngân hàng đã đổi số tiền 3.125 tệ thành tiền mới cho bà Lý.
Nhân viên ngân hàng đã tự tay kiểm định chất lượng và kiểm tra số tiền.
Sau khi câu chuyện của bà Lý chia sẻ trên mạng xã hội, cộng đồng mạng Trung Quốc rôm rả bình luận: ‘Chỉ cần xịt dung dịch sát khuẩn là được, bà cụ đúng là thiếu kiến thức phổ thông’, ‘Câu chuyện thật khiến người ta dở khóc dở cười, chắc bà già rồi nên lẩm cẩm’.
Có người tấm tắc khen cách làm việc của nhân viên ngân hàng, bởi thấu hiểu cho hoàn cảnh éo le của bà cụ: ‘Thật may ngân hàng có lòng tốt khi chấp nhận đổi tiền mới cho bà’. Có người nhắc nhở: ‘Sau khi đếm tiền, chỉ cần rửa tay với xà phòng sát khuẩn là đủ, không nên có hành động ngớ ngẩn như bà cụ’.
Nhân viên ngân hàng cho biết, trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, người dân có thể yên tâm sử dụng tiền mặt. Bởi số tiền tịch thu từ bệnh viện, từ vùng dịch đều sẽ được khử trùng rồi mới bàn giao lại cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Các ngân hàng Trung Quốc khử trùng tiền bằng đèn cực tím trước đưa ra thị trường lưu hành.
Đối với những số tiền thu hồi từ tâm chấn của nạn dịch, tiền sẽ được ngân hàng khử trùng bằng đèn cực tím và làm khô ở nhiệt độ cao, sau khi lưu trữ trên 14 ngày, tiền sẽ đưa ra thị trường lưu hành. Đối với những số tiền thu hồi không đến từ vùng dịch, tiền sẽ được ngân hàng khử trùng, lưu trữ trên 7 ngày rồi mới đưa ra thị trường lưu hành.
Video đang HOT
Tú Uyên
Theo baodatviet
Phòng bếp chỉ rộng 6m nhưng nhờ kinh nghiệm sắp xếp tối giản mẹ đảm ở Hà Nội vẫn khiến không gian ngăn nắp, gọn gàng
Những chia sẻ về cách sắp xếp nhà bếp khéo léo để vừa tối giản lại gọn gàng hết ý của chị Thanh Ly dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho nhiều bà nội trợ.
Không gian phòng bếp của gia đình chị Thanh Ly (Hà Nội) khá nhỏ và hẹp. Theo chị chia sẻ, diện tích mặt sàn của không gian phòng bếp chỉ khoảng 6m nên chị không thể lắp được máy rửa bát cũng như mua được nhiều máy móc, dụng cụ nấu bếp.
Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà căn bếp của gia đình lại có phần nhẹ nhàng và tối giản hơn nhiều không gian của các gia đình khác. Với diện tích nhỏ, chị Thanh Ly cũng phải suy nghĩ để sắp xếp các đồ vật trong không gian theo cách hợp lý nhất.
Hiện tại, căn bếp của gia đình chị gồm có 2 lò nướng với 1 lò to và 1 lò nhỏ để làm nóng bánh mì, 1 lò vi sóng, 1 máy nấu đa chức năng, khuôn khay đồ làm bánh, máy làm sữa chua và máy làm waffle.
Tủ gỗ thông của gia đình chị dành để đựng bát đĩa và đồ làm bánh. Giá gỗ để các máy móc nhỏ và các lọ tái sử dụng đựng đồ khô gia vị.
Thùng rác nhà chị sẽ được phân làm hai loại. Một cho rác hữu cơ và một cho rác vô cơ.
Khu vực bếp nấu chị Thanh Ly sẽ không để đồ.
Thay vì để cạnh bếp, các lọ gia vị được chị Thanh Ly xếp trên kệ tủ, đóng kín để đỡ rối mắt.
Bồn rửa bát cũng không để đồ gì xung quanh để tận dụng các khoảng trống lúc nấu nướng hay rửa sạch.
Máy tiệt trùng bình sữa có sấy của bé con cũng được chị Thanh Ly tận dụng để sấy bát đũa của gia đình.
Máy giặt và sấy tích hợp 2in1 hàng nội địa Nhật Bản của gia đình chị Thanh Ly giúp tiết kiệm thời gian và diện tích phơi phóng cho căn nhà.
Xơ mướp rửa bát sẽ treo lên cho khô sau khi đã vắt kiệt nước.
Cọ nhôm "giấu" dưới rổ ngang bồn rửa.
Đũa thìa giấu ở ngăn kéo tủ.
Ngăn tủ chứa bát đĩa.
Khuôn, khay nướng các loại và sách nấu ăn cũng được xếp gọn gàng trong tủ.
Góc bếp được chỉ đóng khung gỗ và lưu trữ gia vị.
Theo chị Thanh Ly, công thức sắp xếp đồ gọn gàng cho không gian nhà bếp của chị khá đơn giản. " Bát đĩa sau khi rửa xong mình sẽ cho vào máy tiệt trùng bình sữa của con sấy khô rồi xếp vào tủ bát. Dao thớt rửa sạch và để ra ngoài ban công cho khô ráo. Xơ mướp rửa bát treo lên. Không để đồ trên bàn bếp và chỗ bếp nấu. Đũa thìa và các dụng cụ nấu nướng làm bánh để ở ngăn kéo tủ. Mọi thứ có thể giấu được đều nhét vào tủ để giúp không gian bếp thoáng hơn".
Nhờ cách làm này mà bếp của chị Thanh Ly luôn gọn, nhìn thoáng đãng, không rối mắt. Lúc cần tìm đồ rất dễ vì đã được quy định sẵn. Làm xong chị chỉ việc rửa sạch, sấy khô lại cất vào đúng chỗ.
Theo toquoc.vn
3 cách "thần tốc" gỡ sạch bong nhãn dán trên đồ mới mua về Chỉ với vài mẹo nhỏ vô cùng đơn giản, những chiếc nhãn dán trên nồi inox, thủy tinh... của bạn sẽ được gỡ ra vô cùng nhanh chóng. Dùng nước ấm Cho nước ấm vào đầy bồn rửa mặt hoặc thùng đựng hàng, sau đó ngâm đồ vật cần gỡ nhãn dán vào nước. Nếu bạn muốn tháo gỡ nhãn dán của một...