Lo ngại việc Kenya dùng thuốc trừ sâu để diệt chim rồng rộc mỏ đỏ
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiều loài động vật hoang dã chịu hậu quả tai hại khi chính phủ Kenya dùng thuốc trừ sâu để giết khoảng 6 triệu con chim rồng rộc mỏ đỏ xâm hại các nông trại.
Cô gái Kenya chứng kiến chim rồng rộc ồ ạt tấn công ruộng lúa – Ảnh: Getty Images
Rồng rộc mỏ đỏ có tên khoa học quelea, là loài chim sống quần thể đông nhất trong loài lông vũ. Chúng ngày càng xâm lấn những cánh đồng trồng lúa, do nạn hạn hán kéo dài ở vùng Sừng châu Phi khiến giảm lượng cỏ dại, mà hạt giống của loại cỏ này lại là nguồn thức ăn chính của chim rồng rộc.
Một con rồng rộc có thể ăn 10 gram thóc/ngày, theo Tổ chức Lương nông (FAO). Nông dân ở miền Tây Kenya phải chịu mất gần 60 tấn lúa/vụ do bị rồng rộc ăn. Năm 2021, FAO ước tính rồng rộc gây mất mùa và tổn thất gần 50 triệu USD/năm.
Việc phun fenthion, một loại thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ, là giải pháp được chọn để trừ sâu tại châu Phi, nhưng hóa chất này bị các nhà nghiên cứu mô tả là “gây độc hại cho người và cho các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ”.
Video đang HOT
Đàn chim rồng rộc bay trên một ruộng lúa – Ảnh: Getty Images
Paul Gacheru, người quản lý các loài sinh vật và địa điểm tại Công viên bảo tồn tự nhiên Nature Kenya, một chi nhánh địa phương của BirdLife International (hiệp hội các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học chim và môi trường sống của chúng) cho biết cách phun thuốc trừ sâu để kiểm soát chim rồng rộc cần được cung cấp đầy đủ thông tin, vì “việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc diệt trừ các sinh vật không phải đối tượng phòng trừ có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường và cái chết hàng loạt của các loài chim và thú”.
Ông nói: “Thông thường, việc quản lý địa điểm sau phun thuốc rất kém, do đó làm tăng nguy cơ tử vong của động vật hoang dã liên quan đến chất độc, đặc biệt là ở động vật ăn xác thối. Chính vì vậy cần tăng cường giáo dục và nhận thức về cách kiểm soát chim quelea.
Các nhà điểu học cho biết không thể có đủ chim săn mồi để quét sạch đàn chim rồng rộc ước tính khoảng 1,5 tỉ con, và cũng chưa có các giải pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Simon Thomsett, giám đốc của Kenya Bird of Prey Trust, cho biết việc đảm bảo an ninh lương thực của con người là trên hết sẽ được khuếch đại, “do những gì chúng ta cho là có thể xảy ra, do biến đổi khí hậu, khi những đồng cỏ dại rộng lớn mà rồng rộc đang kiếm ăn đã nhanh chóng biến thành đất canh tác”.
Ông nói thêm rằng ở những vùng trồng lúa mì của Kenya, nông dân đã phun thuốc diệt trừ bất kỳ loài chim nào được coi là mối đe dọa đối với các nông trại, “tuy nhiên, một số loài chim ở đó còn có tác dụng ăn các loại côn trùng hại lúa mì của các nông trại”.
Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với một số loài chim ăn thịt còn lại mới khiến Thomsett lo lắng nhất: “Ngày nay, tất cả các loài chim ăn thịt ở Kenya đều đang bị đe dọa”.
Chim rồng rộc mỏ đỏ – Ảnh: Getty Images
FAO và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cùng quản lý Công ước Rotterdam, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro từ các hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Họ đang xem xét liệt kê thuốc trừ sâu fenthion vào phụ lục III của công ước, vốn là danh sách thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp bị cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt vì lý do môi trường hoặc sức khỏe.
Một báo cáo của Đại học Greenwich đã đề nghị các biện pháp thay thế việc dùng thuốc trừ sâu fenthion. Báo cáo viết: “Nếu tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát được cải thiện, thì số lượng fenthion được dùng sẽ giảm xuống. Một cách cải thiện tính hiệu quả của các chiến lược kiểm soát là dùng ảnh vệ tinh để phát hiện khu vực sinh sản của chim rồng rộc, hoặc dự báo địa điểm mà loài chim này thích tìm đến để đẻ”.
Nạn chim rồng rộc xâm lấn đồng ruộng thường xảy ra ở các nước châu Phi. Cách đây 7 tháng, FAO chuyển 500.000 USD cho chính phủ Tanzania để hỗ trợ phun thuốc trừ sâu, kiểm soát và xây dựng kế hoạch này, sau khi 21 triệu con chim rồng rộc càn quét các ruộng lúa gạo, lúa mì, cao lương…
LHQ cảnh báo khủng hoảng nhân đạo và môi trường ở vùng Sừng châu Phi
Người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi ngày 25/10 kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường hỗ trợ giúp các quốc gia vùng Sừng châu Phi chấm dứt xung đột và khủng hoảng khí hậu.
Người dân chờ được phân phối nước tại một trại tạm dành cho người sơ tán do hạn hán nghiêm trọng tại thị trấn ở Baidoa, Somalia ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới khi kết thúc chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Somalia và Kenya, ông Grandi cảnh báo rằng những hậu quả thảm khốc và nhiều mặt của xung đột trong khu vực này phần lớn không được biết đến vì thế giới đang tập trung sự chú ý vào nơi khác. Số liệu mới nhất của LHQ cho thấy tại Somalia, số người phải di cư trong nước trong năm nay - chủ yếu do hạn hán - là gần 1 triệu người và khoảng nửa triệu người khác phải sơ tán do xung đột và mất an ninh. Nhiều người từng phải chạy trốn bạo lực nay tiếp tục phải di cư một lần nữa do xảy ra hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua. UNHCR cũng lưu ý rằng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy đang gia tăng trên toàn cầu và trở nên thường xuyên hơn do khủng hoảng khí hậu.
Tại Kenya, ông Grandi đã đến thăm các trại tị nạn Dadaab và Kakuma, nơi có hơn 50.000 người Somalia đang rất cần được hỗ trợ. Ông nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần quan tâm hơn đến tác động của hạn hán và cần dành nhiều nguồn lực hơn cho những người bị ảnh hưởng ở Somalia và cả Kenya.
Theo số liệu của LHQ, Kenya đã tiếp nhận người tị nạn từ khắp khu vực trong hơn 3 thập kỷ qua, và tại nước này đang có hơn nửa triệu người tị nạn và xin tị nạn.
Đối mặt khủng hoảng lương thực, 3 triệu người ở vùng Sừng châu Phi cần viện trợ khẩn Trong một báo cáo tổng quan về tình hình, ngày 4/7, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã hối thúc khoản hỗ trợ 93,4 triệu USD để đáp ứng nhu cầu viện trợ nhân đạo cho 3 triệu người ở 4 quốc gia vùng Sừng châu Phi, bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia. Người dân chuyển bột mì cứu trợ của...