Lo ngại vi trùng ngoài hành tinh trong mẫu đá mang về từ sao Hỏa
Các nhà khoa học lo lắng đá trên sao Hỏa mà NASA dự tính sẽ đưa về Trái Đất có chứa vi trùng ngoài hành tinh.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng đưa đá từ sao Hỏa trở về Trái đất nhằm phục vụ cho mục đích khám phá thêm về hành tinh Đỏ, trả lời câu hỏi liên quan đến sự sống trên vùng đất này.
Lo ngại vi trùng ngoài hành tinh từ mẩu đá mang về từ sao Hỏa
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA lên kế hoạch đưa đá từ sao Hỏa về Trái Đất, nhưng sự việc khiến một số nhà khoa học lo lắng về khả năng đá chứa vi trùng ngoài hành tinh.
NASA đang hỏi ý kiến công khai về kế hoạch lấy mẫu đá mà tàu Perseverance thu thập được để đưa về Trái Đất. Đây là một nỗ lực bền bỉ trong hành trình khám phá hành tinh Đỏ.
Nhiệm vụ của tàu thám hiểm Perseverance không chỉ là khám phá miệng núi lửa và vùng đồng bằng cổ đại trên sao Hỏa mà còn thu thập các mẫu từ những mẫu đá hấp dẫn tại hai khu vực này để tìm ra bằng chứng sự sống rõ ràng hơn.
Giống như trên Trái Đất, vùng đồng bằng châu thổ là địa điểm lý tưởng để tìm ra các sự sống. Theo các nhà nghiên cứu, đồng bằng trên sao Hoả cũng là khu vực từng có con sông chảy qua. Đây là khu vực quan trọng, tàu Perseverance sẽ tập trung đến đó nhanh hơn.
Video đang HOT
Con tàu thám hiểm trên sao Hỏa
NASA có kế hoạch để tàu vũ trụ chứa các mẫu đá từ sao Hỏa hạ cánh tại một căn cứ của Không quân Mỹ vào đầu những năm 2030. Đó vẫn là một chặng đường dài phía trước, tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng mẫu đá sao Hỏa có thể chứa vi trùng ngoài hành tinh.
Peter Doran, nhà địa chất làm việc ở Đại học Bang Louisiana cho biết: “Tôi tin rằng xác suất có vi trùng ngoài hành tinh là thấp nhưng vẫn có khả năng chúng tồn tại”.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những mẫu đó có vi trùng ngoài hành tinh?
Nếu bạn xem nhiều phim khoa học viễn tưởng thì chắc bạn đang cảm thấy lo lắng. Bạn lo ngại rằng vi trùng ngoài hành tinh ảnh hưởng đến con người trên Trái Đất.
Tuy nhiên, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Bang Arizona có tên là Jim Bell tiết lộ rằng bất kỳ sự sống nào trên sao Hỏa cũng không phù hợp, khó tồn tại trên Trái Đất.
Khả năng tồn tại của bất kỳ vi trùng ngoài hành tinh nào trên các mẫu đá từ sao Hỏa là rất thấp.
NASA lên kế hoạch đưa mẫu đá về Trái Đất một cách thận trọng. Họ dự định sẽ khử trùng với tất cả bất cứ vật gì tiếp xúc trực tiếp.
Tàu thám hiểm Perseverance hé lộ quá khứ của sao Hoả
Hình ảnh mới do tàu thám hiểm Perseverance chụp lại tiết lộ những gì đã xảy ra trước khi hồ nước sao Hỏa cổ đại biến mất.
Tàu thám hiểm Perseverance chụp hình ảnh này từ bãi đáp của nó sau khi hạ cánh trên sao Hoả
Các nhà khoa học có cơ hội quay ngược thời gian về thời điểm sao Hoả hàng tỷ năm trước để tìm hiểu những gì đã xảy ra tại hành tinh này qua những bức ảnh mới nhất do tàu thám hiểm Perseverance ghi lại.
Jezero Crater, địa điểm thám hiểm của tàu Perseverance trên sao Hỏa, là một hồ nước cách đây 3,7 tỷ năm. Một con sông nhỏ đổ vào hồ và tại đây đôi khi xảy ra hiện tượng lũ quét mang theo những tảng đá lớn từ thượng nguồn xuống. Những tảng đá khổng lồ vẫn còn đó cho đến ngày nay.
Đó là kết quả mà các nhà khoa học thu được sau khi phân tích những hình ảnh do tàu thám hiểm Perseverance chụp lại. Hình ảnh của Perseverance cho thấy bằng chứng xác thực về sự tồn tại của đồng bằng sông.
Amy Williams, nhà thiên văn học, Đại học Florida, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Hình ảnh mới giúp chúng tôi hiểu thêm rất nhiều về chu trình nước trên sao Hỏa. Từ hình ảnh chúng tôi biết đó phải là nước hình thành châu thổ".
Khi tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh xuống miệng núi lửa Jezero vào ngày 18/2, nó còn cách đồng bằng khoảng 1,6 km. Trước khi bánh xe bắt đầu lăn bánh, nó ngay lập tức chụp ảnh và gửi về cho nhóm khoa học Perseverance trên Trái Đất, giống như những tấm bưu thiếp sao Hỏa có giá trị khoa học cao.
Các hình ảnh cho thấy nhiều lớp trầm tích nghiêng có thể do nước chảy lâu ngày tạo ra, không phải do gió hoặc quá trình nào khác.
Tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh trên sao Hoả
Các nhà khoa học tin rằng những tảng đá lớn có chiều rộng khoảng 1 mét, nặng vài tấn có nguồn gốc đến từ thượng nguồn của sông cách đó khoảng 64 km. Những trận lũ quét, chảy với tốc độ cao tới 9 mét mỗi giây đã cuốn chúng xuống phía dưới hồ.
Benjamin Weiss giáo sư tại Khoa Trái đất, Khí quyển và Hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts, tác giả nghiên cứu cho biết: "Phải là những trận lũ lớn mới có thể cuốn theo các tảng đá to và nặng như vậy. Đó là điều đặc biệt, dấu hiệu về sự thay đổi cơ bản trong thuỷ văn địa phương hoặc khí hậu khu vực trên sao Hoả".
Đến nay nguyên nhân về sự thay đổi khí hậu vẫn chưa được giải mã. Những tảng đá lớn trong hình ảnh tàu thám hiểm chụp lại đã góp phần kể câu chuyện về lý do tại sao khí hậu sao Hoả thay đổi từ ấm và ẩm ướt sang lạnh và khô.
Về cơ bản khi nhìn vào những bức ảnh bạn sẽ thấy mình đang nhìn chằm chằm vào cảnh quan sa mạc hùng vĩ. Không có một giọt nước ở bất cứ đâu nhưng tại đây chúng ta có một bằng chứng về quá khứ khác.
Nhiệm vụ của tàu thám hiểm Perseverance không chỉ là khám phá miệng núi lửa và châu thổ sông mà còn thu thập các mẫu từ những tảng đá hấp dẫn tại hai khu vực này. Các sứ mệnh trong tương lai sẽ đưa hơn 30 mẫu trở lại Trái Đất vào những năm 2030.
Sau khi nghiên cứu các mẫu giúp các nhà khoa học biết được liệu sự sống đã từng tồn tại trên sao Hỏa cổ đại hay không.
Khoảnh khắc hiếm hoi về nhật thực trên sao Hoả hé lộ mặt trăng méo mó kỳ lạ Tàu thăm dò Perseverance của NASA đã ghi lại video rõ ràng nhất từ trước đến nay về nhật thực trên sao Hỏa và kết quả nằm ngoài mong đợi. Perseverance đã quay đoạn video đáng kinh ngạc về mặt trăng Phobos của sao Hỏa khi di chuyển ngang qua mặt mặt trời khi xảy ra nhật thực. Trong nhật thực, Phobos chiếu...