Lo ngại: Vẫn tái diễn buôn lậu lợn và sản phẩm lợn từ Trung Quốc
Trao đổi với Dân Việt, ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn cho biết: “Tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới”.
Lạng Sơn là một tỉnh có trên 231km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, tình hình vận chuyển, buôn bán nhập lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới chưa được ngăn chặn triệt để nên nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả châu Phi vào địa bàn là rất cao.
Trước đó, ngày 10.9.2018, ổ dịch mới được phát hiện ở huyện Nghị An, TP.Đồng Lăng, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Dịch tả đã bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 8, lan sang 18 trang trại và lò mổ thuộc 6 tỉnh của nước này.
Là tỉnh có đường biên giới kéo dài giáp Trung Quốc- nơi đang có ổ bệnh tả lợn nên Lạng Sơn nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Tại buổi làm việc, ông Hưng cũng cho biết: Trên địa bàn hiện chưa phát hiện lợn ốm có triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả cổ điển và bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Nhận thấy mức độ lây lan nhanh chóng và hậu quả nghiêm trọng từ loại virút này, ngay sau khi nhận được Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30.8 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chủ động nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Công văn số 1108/SNN-TY ngày 5.9 về việc tăng cường phòng, chống và chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu phi vào Việt Nam gửi UBND các huyện, thành phố đặc biệt là 5 huyện biên giới và các cơ quan chuyên môn của Sở.
Thực trạng buôn bán lợn giống tại các điểm tập kết, điểm trao đổi tại các khu chợ hiện nay đã ít dần và hầu như không còn tồn tại.
Trong đó, nhiệm vụ cấp bách trước mắt của UBND các huyện, thành phố là chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và sản phẩm của lợn từ bên kia biên giới vào nội địa; Tuyệt đối không cho buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; Phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật; chủ động tiêu diệt mầm bệnh và phòng chống dịch bệnh bùng phát đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi;
Video đang HOT
Cùng với đó, Chi cục Thú y tỉnh cũng đã ban hành văn bản về việc tăng cường phòng, chống và chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Nghiêm cấm việc xác nhận để hợp thức hóa nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới; Tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc qua biên giới; Phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật…
Tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, các hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, nông sản giữa 2 nước.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, hiện tượng vận chuyển, buôn bán và nhập lậu sản phẩm từ thịt lợn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn xảy ra, riêng trong tháng 8.2018, các lực lượng chức năng đã tổ chức tiêu hủy 1.500kg nầm lợn có nguồn gốc từ bên kia biên giới, do vậy nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn là rất cao.
Theo ông Hưng, hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, Sở NN&PTNT xác định và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; thực hiện các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và hướng dẫn người dân chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 13/9: Chạm mốc 54.000 đồng/kg, không còn nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, giá heo hôm nay 13/9 trên cả 3 miền vẫn tiếp tục đà tăng, có nơi tăng tới 3.000 đồng/kg sau một thời gian giảm giá, chạm mốc 54.000 đồng/kg. Dù vậy, dịch bệnh tả heo châu Phi ngay sát biên giới cũng khiến không ít người lo lắng.
Lập kỷ lục mới
Theo khảo sát, giá heo hơi 3 miền hôm nay tăng mạnh với mức khoảng 3.000 đồng/kg. Tại các tỉnh miền Bắc, giá heo hơi giao động trong khoảng từ 49.000 - 53.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Hưng Yên, giá heo tăng 1.000 đồng/kg so với vài ngày trước, đạt 53.000 đồng/kg; riêng tại Ninh Bình, mức giá đạt 54.000 đồng/kg.
Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá heo cũng đang đảo chiều, tăng mạnh. Tại Cần Thơ, nếu như mấy ngày trước, giá heo có xu hướng giảm thì hôm nay, tăng tới 3.000 đồng/kg, đạt mức 52.000 đồng/kg.
Tại Miền Trung, giá heo cũng tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, cụ thể tại Thanh Hóa đạt 53.000 đồng/kg, Thừa Thiên - Huế 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tiếp tục tăng 3.000 đồng/kg. Ảnh: I.T.
Tất nhiên, mức giá này sẽ khiến những người có heo đợt này mừng như bắt được vàng, nhưng ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cũng thừa nhận, tổng nguồn cung thịt đang đến từ các hộ nuôi quy mô lớn, trang trại và doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm đáng kể.
Có thể thấy, đợt giảm giá heo từ cuối năm 2016 kéo dài suốt năm 2017 đã đánh một cú "trời giáng" vào những hộ nuôi nhỏ lẻ, thay đổi hoàn toàn cục diện ngành chăn nuôi hiện nay. Theo thống kê, năm 2016, cả nước có tới 3,13 triệu hộ nuôi lợn quy mô nhỏ, sau khi giá heo trượt dốc không phanh, số hộ còn giữ nghề không còn nhiều. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn cung cục bộ, đẩy giá heo lên cao.
Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, đây là cơ hội để ngành chăn nuôi tái cơ cấu lại theo hướng đẩy mạnh liên kết chuỗi, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hiện tổng nguồn cung thịt đang phục hồi, dự kiến, trong quý III/2018 tổng nguồn cung thịt lợn cả nước sẽ tăng 1,9%, nhiều khả năng sẽ tăng 2,5% vào cuối quý III. Nhìn chung, tổng nguồn cung thịt lợn cả năm có thể tăng gần 2% nên mức giá lợn hơi từ nay đến cuối năm sẽ không đáng lo ngại. Mức giá cao sẽ còn được duy trì.
Thêm nỗi lo
Dù vậy, ngành chăn nuôi đang đứng trước nỗi lo mới khi dịch bệnh tả heo châu Phi đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới và nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta là rất cao. Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10 tháng 9 năm 2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn Châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.
Tiêu hủy heo bệnh ngăn chặn dịch tả heo châu Phi. Ảnh: I.T.
Cũng theo OIE, từ đầu tháng 8.2018 đến ngày 09.9.2018, Trung Quốc báo cáo có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con heo các loại buộc phải tiêu hủy.
Nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi từ nước ngoài xâm nhiêm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.
Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch tả heo châu Phi xâm nhiễm vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp như:
Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
Các tỉnh, thành phố và các cấp sở ngành tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, dường mòn và các phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có dịch bệnh nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất từ ngày 15/9 - 15/10/2018.
Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;...); cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi và các địa phương có nhiều khách du lịch.
Với các trường hợp đàn lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, chết không rõ nguyên nhân, và các sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu để xét nghiệm trước khi tiêu hủy.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc sẽ khiến thị trường thịt heo trong nước chắc chắn có biến động trong thời gian tới. Dịch bệnh đang khiến đàn heo của Trung Quốc giảm mạnh, chúng ta có thể có cơ hội xuất khẩu heo sang Trung Quốc, đẩy giá heo trong nước tiếp tục tăng
Theo Danviet
Dịch tả châu Phi lây lan chóng mặt, đe dọa đàn lợn trong nước Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang hoành hành, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi Trung Quốc. Bệnh vẫn tiếp tục lây lan xuống các tỉnh phía nam và có nguy cơ cao sẽ xâm nhiễm vào Việt Nam. Trong nước, lúc này người chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với một nỗi lo mới là dịch bệnh sau...