Lo ngại Trung Quốc xuất khẩu công nghệ giám sát từng người dân
Công nghệ giám sát của Trung Quốc đang được sử dụng ở các nước Mỹ Latin vào nhiều mục đích, từ chống tội phạm đến giám sát thảm họa thiên nhiên. Nhưng nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này có thể bị sử dụng vào những mục đích mờ ám hơn.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc được trưng bày tại một triển lãm gần đây. (Ảnh: SCMP)
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, công nghệ này có thể trở thành công cụ mà “trước đây nhiều chính phủ chỉ có thể mơ đến: năng lực trừng phạt những người có hành động chính trị hay xã hội mà không được chính phủ cho phép”.
“Hệ thống mới đó đã được lắp đặt tại Trung Quốc để tạo thành mạng lưới giám sát gần như tất cả mọi người nhờ mạng lưới camera hiện diện khắp nơi, đồng thời tiếp cận cả dữ liệu về vị trí của điện thoại thông minh cũng như thông tin về gần như mọi khía cạnh liên quan đến một con người, bao gồm liên lạc của họ qua điện thoại và các phương tiện kỹ thuật số, thông tin về giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng, các giao dịch thương mại, hợp đồng và đăng ký công cộng mà họ thực hiện”, báo cáo viết.
Trong báo cáo tựa đề “Tương lai của Mỹ Latin và Caribean trong bối cảnh trỗi dậy của Trung Quốc”, tác giả Evan Ellis nói rằng những hệ thống như vậy sẽ giúp các chính phủ mua chúng có được khả năng “giám sát và xác định hành vi của gần như mọi người trên lãnh thổ của họ và xa hơn nữa, không chỉ những hoạt động tội phạm mà cả hoạt động mà các chính phủ đó coi là đối kháng về chính trị hoặc xã hội”.
Các công ty Trung Quốc đang xuất khẩu “những hệ thống giám sát thế hệ mới” sang khu vực Mỹ Latin chủ yếu thông qua hợp đồng với Liên minh Bolivar vì nhân dân châu Mỹ.
Ecuado đã mua hệ thống ECU-91123 do Tập đoàn xuất nhập khẩu điện tử quốc gia Trung Quốc thiết kế và chế tạo để tích hợp các cơ quan an ninh và cứu trợ thiên tai, bao gồm lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và các đơn vị bán quân sự.
Bolivia đã mua BOL-110, hệ thống sử dụng hơn 600 camera an ninh cũng do công ty Trung Quốc nói trên phát triển. Dự án này trị giá khoảng 105 triệu USD, sử dụng vốn vay từ Bắc Kinh. Giai đoạn đầu tiên được triển khai từ tháng 11 năm ngoái.
Venezuela, với sự giúp đỡ của tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE, đã xây dựng một cơ sở dữ liệu có thể theo dõi hành vi của công dân thông qua chứng minh nhân dân. Theo Reuters, thẻ này có dữ liệu về quan hệ chính trị, hoạt động bỏ phiếu, hồ sơ tài chính và y tế, cũng như hoạt động sử dụng mạng xã hội.
Ông Carlos Murillo, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại ĐH Costa Rica, nói rằng cân bằng chính trị ở Mỹ Latin đang thay đổi, với các chính phủ cánh tả và trung tả xuất hiện nhiều hơn, và các lãnh đạo cũng chú trọng hơn đến an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Ông Ellis, tác giả báo cáo nói trên, nói rằng việc sử dụng dữ liệu lớn vào các mục đích an ninh có thể được người dân ở Nam Mỹ chấp nhận vì có thể hữu ích trong chống tham nhũng. Nhưng sau khi được chấp nhận rộng rãi, những hệ thống đó có thể bị lạm dụng.
Có thể bị lạm dụng để do thám
ông nghệ giám sát an ninh của Trung Quốc được trưng bày tại Triển lãm an ninh Trung Quốc 2018. (Ảnh: Reuters)
Công nghệ mới cũng gây lo ngại cho một số nước, đặc biệt là Mỹ, về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực mà Washington coi là sân sau của họ.
Kể từ năm 2005, Trung Quốc cho các chính phủ và công ty ở Mỹ Latin vay hơn 150 tỷ USD. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được 30 thỏa thuận đầu tư và thương mại với Buenos Aires trong chuyến đi của ông đến Argentina gần đây để dự cuộc họp của G20.
Một số người lo ngại công nghệ mới sẽ không chỉ bị các chính phủ mà cả Trung Quốc lạm dụng.
Ông David B.H. Denoon, tác giả cuốn sách “Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Mỹ Latin”, nói rằng nhiều người Mỹ Latin lo sợ “thiết bị viễn thông của Trung Quốc có thể bị sử dụng để giám sát ngay cả khi không có sự đồng ý của các chính phủ Mỹ Latin”.
Trong báo cáo của mình, ông Ellis cũng cảnh báo công nghệ giám sát mới có thể bị các cơ quan tình báo Trung Quốc tận dụng.
Các công ty Trung Quốc cung cấp hệ thống này sẽ “có khả năng gần như vô hạn trong việc thu thập dữ liệu về công dân, các lãnh đạo chính trị và kinh tế, cũng như những người kiểm soát thông tin thương mại và quân sự nhạy cảm”.
“Trung Quốc có thể lợi dụng để thu thập và tống tiền các nhân vật chính trị, quân sự và kinh doanh để có được thông tin chính trị, quân sự và thương mại giá trị, cũng như để tác động đến các quyết định thương mại và chính trị để thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Trung Quốc”, báo cáo viết.
Những quan ngại tương tự cũng đã được nêu ra ở một số khu vực khác của thế giới mà Bắc Kinh đã xuất khẩu công nghệ, như châu Phi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Mỹ cũng đã xuất khẩu công nghệ tương tự.
Một báo cáo của tổ chức giám sát Privacy International đưa ra vào tháng 7 năm nay nói rằng những nước khác như Mỹ đã cung cấp nhiều loại thiết bị giám sát cho các nước ở Mỹ Latin. Năm 2001, Mỹ chi 5,7 tỷ USD cho viện trợ an ninh, và hơn 20 tỷ USD vào năm 2017.
Theo Bình Giang
Tiền phong
Vụ bắt bà Mạnh: Ông Tập Cận Bình 'tiến thoái lưỡng nan'
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.
Vu băt giư ba Manh Van Châu, Giam đôc Tai chinh (CFO) cua tâp đoan công nghê viên thông Huawei cua Trung Quôc, tai Vancouver tuân trươc (hiện bà Mạnh đã được Tòa án tại Canada cho phép tại ngoại với số tiền bảo lãnh lên tới 7,5 triệu USD), đa đanh dâu bươc leo thang mơi trong cuôc canh tranh "ngôi đâu" giưa Washington va Băc Kinh trong cac linh vưc mơi như tri tuê nhân tao, robot va sinh hoc tông hơp. Trong tâm hiên nay la cac công nghê không dây thê hê 5 (mang 5G), hưa hen biên đôi bô măt cua hê thông kêt nôi ky thuât sô trong nhiêu năm tơi.
My - nươc dân đâu vê công nghê trong thê ky 20 - giơ đang lo ngai răng Trung Quôc săp đuôi kip minh. Washington biêt răng nêu đê mât vai tro lanh đao vê công nghê vao tay Băc Kinh, đông nghia vơi viêc huy hoai vai tro chê ngư toan câu cua My trong thê ky 21. Vi vây, ho đa chon tâp đoan Huawei - đưa "con cưng" cua chinh sach "San xuât tai Trung Quôc 2025" - lam muc tiêu mơi nhât. Vi Huawei như "con ngưa thanh Troy" phuc vu lơi ich cua Trung Quôc, Washington đa kêu goi cac đông minh - Australia, Canada, Anh va gân đây nhât la Nhât Ban - tham gia môt lênh câm toan câu đôi vơi công ty nay. Vu băt giư "công chua" Huawei Manh Van Châu cung chinh la cuôc "đôt lưa chăn" như thê.
Tuy nhiên, Washington đang phai cân nhăc tac đông cua vu băt giư trên đôi vơi cac "ga không lô" công nghê cua chinh minh, vôn không tach rơi vơi Trung Quôc. Moi nô lưc nhăm căt đưt sư phu thuôc lơn nay chăc chăn se anh hương tơi Băc Kinh, nhưng cung khiên cac công ty My "chiu trân" không nho. Chuyên gia binh luân Jim Cramer cua CNBC cho biêt: "Vu băt giư đông nghia vơi viêc moi công ty công nghê co tru sơ tai My va đang lam ăn tai Trung Quôc, như Apple hay Micron, Intel hay Skyworks, ca Qualcomm va Broadcom... tư đông giam gia tri".
Vê phân minh, khi Băc Kinh cân nhăc tra đua vu băt giư trên, Chu tich Tâp Cân Binh cung phai đôi măt vơi môt sư "tiên thoai lương nan". Nêu đap tra manh tay chăc chăn se lam leo thang đôi đâu vơi My, nhưng nêu nhe tay, ông Tâp se bi ngươi dân trong nươc đanh gia la nhu nhươc. Thưc tê la dư luân tai Trung Quôc, cung như cac tuyên bô chinh thưc, đa thê hiên sư tưc giân chông My. Suy nghi My tan nhân ngang chân Trung Quôc đang chiêm đa sô.
Vi không muốn gia tăng đối đầu với Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra, Bắc Kinh đã quyết định ap dung chiên lươc "giêt ga doa khi", quay ra "gây chiến" với Canada sau vu ba Manh bi băt tai Vancouver.
Vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu Đại sứ Canada tại Bắc Kinh John McCallum để gửi thông điệp "phản đối mạnh mẽ" và chính thức yêu cầu ngay lập tức thả bà Mạnh. Trong khi đó, truyền thông chính thức của Trung Quốc đồng loạt lên án việc Canada bắt giữ bà Mạnh, đồng thời cảnh báo "những hậu quả nghiêm trọng" có thể xảy ra nếu bà không được thả.
Tân Hoa xã và tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đều chỉ trích Canada và cảnh báo sẽ có hành động đáp trả Ottawa nếu bà này không được trả tự do. Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 9/12 có đoạn: "Nếu Canada định lấy lòng Mỹ bằng cách đối xử không công bằng với bà Mạnh, điều này không phục vụ cho lợi ích quốc gia của Canada". Báo trên cảnh báo lợi ích của Canada chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu quan hệ Trung Quốc-Canada có nguy cơ trở nên căng thẳng.
David Mulroney, cưu Đai sư Canada tai Trung Quôc, nhân đinh Trung Quôc muôn "giai quyêt" vơi cac đôi thu không ngang tâm (Canada) đê "lam gương" cho môt ngươi chơi lơn hơn (la My). Lơi canh bao la: "Hay nhin nhưng gi chung tôi lam vơi môt đât nươc như Canada". Tuy nhiên, cưu Đai sư cung cho biêt thêm răng Trung Quôc thương tim cach đe doa cac nươc khac đê co đươc cai ma ho muôn trong khi không cân phai thưc hiên nhưng đe doa đo. Trên thưc tê, Bô trương Đa dang hoa thương mai quôc tê cua Canada, ông Jim Carr cho biêt vẫn chưa co thông bao nao tư phia Trung Quôc vê viêc cac "hâu qua" ma ho canh bao se như thê nao.
Khách quan mà nói, Canada không có nhiều lựa chọn ngoài việc làm theo yêu cầu của giới chức Mỹ, bắt giữ bà Mạnh khi ba qua canh ơ sân bay Vancouver. Ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Ottawa là ngăn chặn nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ Canada. Phat biêu tai Toronto, Ngoai trương Canada Chrystia Freeland khăng đinh viêc băt giư ba Manh không hê co đông cơ chinh tri, đông thơi cho biêt viêc nay la vi Canada phai "thưc hiên cac nghia vu quôc tê" cua minh.
Canada hiện đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến giành vị trí chi phối toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, và nước này đang "mắc kẹt" ở giữa thương chiên Trung - My.
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Trước đây, Huawei từng bị cáo buộc - giống như nhiều công ty Trung Quốc khác - là sao chép công nghệ do phương Tây phát triển rồi sau đó qua mặt các đối thủ nhờ khả năng cạnh tranh về giá thành. Tuy nhiên, Huawei hiện chi mạnh tay hơn so với nhiều tập đoàn hùng mạnh khác trên thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển. Huawei từng vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính nhờ một thị trường nội địa rất mạnh tại Trung Quốc. Và thị trường ây có thể sẽ lại một lần nữa phát huy tác dụng nếu Huawei tiêp tuc mất các hợp đồng ở thị trường phương Tây./.
Diêu An
Theo Vietnamnet
Chiến tranh thương mại với Mỹ "thổi bùng" nỗi lo thất nghiệp ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu quan ngại về tình trạng thất nghiệp ở nước này trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hạ nhiệt nhưng chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. (Ảnh minh họa: Reuters) SCMP đưa tin, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ngày 5/12 đã đưa ra các...