Lo ngại Triều Tiên dùng vũ khí điện từ tấn công Hàn Quốc?
Vũ khí này khiến một khu vực rộng lớn mất điện diện rộng và gây ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng.
Ông Kim và các kĩ sư đang kiểm tra một thiết bị được cho là đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.
Lo lắng ở Hàn Quốc đang dần tăng lên khi chính quyền Seoul sợ rằng ông Kim Jong-un sẽ ra lệnh tấn công bằng vũ khí xung điện từ vào thủ đô nước này. Nhiều ngân hàng ở Hàn Quốc được cho là đang tìm cách củng cố cơ sở dữ liệu và nơi chứa tiền, đề phòng chiến tranh xảy ra.
Vũ khí xung điện từ phóng ra một luồng sóng radio cực mạnh sau khi phát nổ trên không trung. Nó sẽ khiến mọi thiết bị điện tử và mạng lưới điện bị hư hỏng. Khi đó, kinh tế của một quốc gia hoặc một thành phố dễ dàng bị tiêu tan và thời gian phục hồi sẽ rất lâu.
Tờ Korea Herald nói rằng một trong những mối nguy hiện nay là vũ khí xung điện từ ảnh hưởng tới hệ thống tài chính ở Seoul. Một quan chức tài chính Hàn Quốc, nói: “Quy định hiện hành cấm gửi thông tin khách hàng ra nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp và xem lại quy định này để có thể đặt trung tâm dữ liệu ở nước ngoài”.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng nằm trong tình trạng cảnh giác cao độ nếu vũ kh xungí điện từ phát nổ trên các nhà máy điện hạt nhân, văn phòng chính phủ hoặc cảng hàng không. Nỗi lo sợ của Hàn Quốc xuất hiện khi Triều Tiên đe dọa sẽ “trả đũa Mỹ” vì điều máy bay ném bom vào không phận đến bán đảo Triều Tiên.
Trước đây, nhiều chuyên gia quân sự từng lo ngại Triều Tiên có thể dùng vũ khí xung điện từ và tấn công nước Mỹ. Lúc đó, toàn bộ mạng lưới điện của Mỹ sẽ tê liệt và hậu quả kinh tế là rất nặng nề.
Theo Danviet
Ai làm cho tên lửa Triều Tiên gây choáng váng thế giới?
Họ tạo ra loại vũ khí đáng sợ, nhưng trông họ rất hiền lành và lúc nào cũng cười tươi như hoa.
Ông Kim Jong-un rất quyết tâm phát triển tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Trong 3 trụ cột hạt nhân của một cường quốc gồm máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm tấn công hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Loại vũ khí hủy diệt này là trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia do sức mạnh ưu việt của mình trong mọi trận chiến. Loạt bài này điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới.
Những người đàn ông tươi cười
Một khu rừng già trên đồi, cách thủ đô Bình Nhưỡng hơn 30 km, là địa điểm lý tưởng để ngắm toàn bộ thành phố từ trên cao. Nơi đây có địa thế phù hợp với việc quan sát và cũng là nơi thường lui tới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đi cùng ông Kim luôn có 3 nhân vật mặc quân phục, lúc nào cũng lúi húi ghi chép hoặc cười tươi.
Nụ cười của ông Kim trên các kênh truyền thông của Triều Tiên sau mỗi lần thử tên lửa, phụ thuộc rất lớn vào ba người đàn ông này. Họ chính là những "ông trùm" thực sự đằng sau chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát phóng thử tên lửa Pukguksong-2 với Kim Jong-sik (thứ 2 bên trái), Ri Pyong-chol (thứ 3 bên trái) và Jang Chang-ha (bên phải).
Ba người này gồm ông Ri Pyong-chol, Tư lệnh không quân về hưu, Kim Jong-sik, nhà khoa học tên lửa kì cựu và Jang Chang-ha, giám đốc Trung tâm mua sắm và Phát triển vũ khí. Bất chấp bị cô lập, bao vây cấm vận từ Mỹ và các nước khác, Triều Tiên vẫn phát triển tên lửa đạn đạo với tốc độ thần kỳ nhờ những "ông trùm" tên lửa này.
Một cựu sĩ quan quân đội Triều Tiên mang tên An Chal-sil, người đã bỏ trốn sang Hàn Quốc, nói: "Thay vì giữ bên mình bộ máy quan liêu, ông Kim chỉ tin dùng các chuyên gia kĩ thuật. Khi cần, ông Kim gọi điện trực tiếp và ra lệnh họ đẩy nhanh tiến độ. Đây là hành động thể hiện quyết tâm hiện thực hóa tham vọng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên".
Người quan trọng nhất
Ông Kim thị sát thiết bị được cho là đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.
Trong số 3 ông trùm tên lửa, chỉ có ông Ri là xuất thân từ học viện quân sự ưu tú nhất của Triều Tiên. Hai người còn lại được đích thân ông Kim tuyển chọn. Họ đều có nền tảng kĩ thuật tốt, học hành đến nơi đến chốn và rất xuất sắc.
Theo các chuyên gia và giới quan sát, ông Ri là người có vai trò quan trọng nhất trong các bước tiến của tên lửa Triều Tiên. Ông trực tiếp giám sát chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên. Thậm chí, nhiều nguồn tin cho rằng ông từng cử các điệp viên Triều Tiên sang Ukraine để thu thập tin tức chế tạo tên lửa. Cách đây ít tuần, Ukraine công bố thông tin từng bắt quả tang và vẫn đang giam giữ hai người Triều Tiên thu thập thông tin tên lửa tại một gara bỏ hoang ở Kiev.
Ông Ri thăng cấp nhanh chóng khi ông Kim nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng những năm 2000. Khi ông Kim thay thế cha mình năm 2011, ông Ri cũng được trọng dụng. Chuyên gia quân sự James Madden cho biết ông Ri từng tới Trung Quốc một lần và Nga hai lần với tư cách Cục phó Sản xuất đạn dược Triều Tiên.
Quyết tâm của ông Kim được thể hiện bằng hành động và thu về kết quả tích cực.
Nhân vật bí ẩn nhất trong "bộ ba ông trùm tên lửa" là ông Jang Chang-ha. Kênh CNN cho biết ông Jang là chủ tịch Viện Khoa học Quốc phòng, trước đây là Học viện Khoa học tự nhiên II tại Triều Tiên. Mọi thông tin khác về ông Jang đều rất bí ẩn.
Theo truyền thông Hàn Quốc, ông Jang đã xây dựng Viện khoa học có số thành viên là 15.000 người, trong đó 1/5 số này chỉ tập trung nghiên cứu tên lửa. Trong lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo Hwasong-10 hồi tháng 4.2016, ông Jang cười rất tươi khi đứng cạnh lãnh đạo Kim Jong-un. Đây là tên lửa tầm trung, cự li bắn 4.000 km và có thể vươn tới đảo Guam của Mỹ.
Vai trò của Kim Jong-un
Về mặt kĩ thuật, ông Ri nắm vai trò quan trọng nhất nhưng mọi đường lối chỉ đạo và quyết tâm thực hiện đều do ông Kim Jong-un quyết định. Những cuộc thi sát tên lửa và tới thăm các cơ sở sản xuất vũ khí của ông Kim cho thấy quyết tâm nhất quán của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo.
Trong thời gian ông Kim nắm quyền, Triều Tiên có dấu hiệu cắt giảm xe tăng, pháo binh để tập trung vào phát triển các loại tên lửa tầm xa hiện đại.
Số lượng xe tăng, pháo binh Triều Tiên tham gia duyệt binh đã giảm mạnh trong 5 năm qua.
Các nhà quan sát nhận thấy, trong 5 lần duyệt binh của Triều Tiên kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, số lượng xe tăng và pháo binh thu gọn đáng kể.
Trong cuộc duyệt binh ngày 15.4 năm nay, Triều Tiên trưng ra 8 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, 28 tên lửa đạn đạo tầm trung và 27 quả tên khác. Trong khi đó, chỉ có 17 xe tăng và 18 phương tiện pháo binh xuất hiện. Để so sánh, trong cuộc duyệt binh năm 2012 có sự xuất hiện của 102 xe tăng và 129 khẩu pháo.
Những dấu hiệu này cho thấy Kim Jong-un muốn thay đổi sức mạnh quân sự của Triều Tiên và có vẻ ông đã đạt được những bước tiến ấn tượng, với một ý chí sắt đá. Ông Kim Jong-un quyết liệt thúc đẩy chương trình tên lửa và hạt nhân, bất chấp những lời đe dọa của Mỹ và đồng minh, bất chấp bị Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia trừng phạt nặng nề.
Phát triển thần tốc
Ông Kim Jong-un lên nắm quyền tại Triều Tiên từ năm 2012, sau khi cố lãnh đạo Kim Jong-il qua đời đột ngột cuối năm 2011. Chỉ sau 6 năm, Triều Tiên đã có những bước phát triển tên lửa thần tốc và đặc biệt là trong 2 năm gần đây nhất.
Chỉ trong 8 tháng năm 2017, Triều Tiên đã phóng tới 18 quả tên lửa trong 12 đợt thử. Đáng chú ý, mỗi lần thử tên lửa, khả năng và tầm bắn của chúng lại được tăng lên một bậc. Quả tên lửa ghê gớm nhất của Triều Tiên và khiến Mỹ choáng váng nhất được phóng hôm 4.7. Đây là lần thử thành công nhất của Bình Nhưỡng và được đánh giá là tên lửa đạn đạo liên lục địa, có thể vươn tới bờ Đông nước Mỹ.
Sau đó ít ngày, Triều Tiên bắn tiếp quả tên lửa đạn đạo thứ hai và tầm bắn của nó vượt trội hơn quả phóng ra hồi đầu tháng 7. "Phần lớn lãnh thổ Mỹ nằm trong tầm phủ sóng của tên lửa này", chuyên gia Bruce Klingner từ quỹ Heritage nhận định.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên trong một lễ duyệt binh.
Chỉ trong vòng 6 năm cầm quyền, ông Kim thử tên lửa nhiều hơn tất cả số lần những người tiền nhiệm thực hiện. Đặc biệt hơn, ông Kim thường thử tên lửa trong các dịp trong đại của Mỹ hay Hàn Quốc. Lí giải nguyên nhân vì sao Triều Tiên bắn tên lửa dồn dập tới vậy, tờ Daily Mail nói rằng Bình Nhưỡng cần liên tục nâng cấp năng lực tên lửa.
Mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là tên lửa đạn đạo bắn tới Mỹ và có thể mang được đầu đạn hạt nhân. Quả bom nhiệt hạch Triều Tiên thử hồi đầu tháng 9 có thể gắn lên tên lửa đạn đạo là mối đe dọa thực sự với người Mỹ.
Thời báo New York của Mỹ trong tháng 8 vừa qua công bố một điều tra chấn động, lí giải nguyên nhân thành công thần tốc của tên lửa Triều Tiên. Trước hết, do bộ máy nhân sự sản xuất tên lửa được "thay máu", giúp kĩ thuật của Triều Tiên đạt nhiều bước tiến lớn. Tuy nhiên, lí do thứ hai quan trọng hơn, là dường như Triều Tiên chọn nguồn hàng tên lửa ngoài thị trường chợ đen khác hẳn những năm trước đó. Theo tác giả bài báo, từ năm 2015 trở về trước, Mỹ thường thao túng nguồn cung cấp thiết bị tên lửa ngoài chợ đen, thậm chí là tuồn hàng giả để làm lạc hướng phát triển của Triều Tiên. Do Bình Nhưỡng không thể phát triển theo con đường mua tên lửa chính ngạch, nên sử dụng tên lửa từ chợ đen là giải pháp tối ưu nhất. Nhóm phóng viên điều tra cho biết bằng cách nào đó, Triều Tiên đã mua được động cơ đẩy trong chương trình chế tạo tên lửa của Liên Xô trước đây. Các động cơ này đều sản xuất ở Ukraine. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Kiev, nhà máy sản xuất ở Dnipro không được ngó ngàng và đây là lí do khiến một lượng lớn bản vẽ thiết kế hoặc các thành phần của tên lửa bị tuồn lậu về Triều Tiên. Các bức ảnh Triều Tiên công bố gần đây được các chuyên gia mổ xẻ và theo họ, tên lửa Triều Tiên đủ sức mang tới 10 đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Dù vậy, các thông tin này chưa hoàn toàn được xác thực và Nga, Ukraine đều phủ nhận sự liên quan. Một số nhà quan sát cho rằng, có thể Triều Tiên đã tự làm chủ được công nghệ động cơ đẩy sử dụng cho tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo Danviet
Mỹ tiết lộ nơi cất giấu vũ khí hạt nhân của Pakistan Báo cáo của các nhà khoa học Mỹ cho thấy Pakistan đang cất giữ vũ khí hạt nhân ở 9 địa điểm bí mật trên khắp đất nước. Một tên lửa chiến thuật có thể mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan. Ảnh: Indian Defense Review. Báo cáo của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) mới đây cho thấy Pakistan đang...