Lo ngại tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên
Hàn Quốc và Nhật Bản ra cảnh báo sau khi CHDCND Triều Tiên đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp.
Hãng thông tấn KCNA hôm qua đưa tin CHDCND Triều Tiên đã đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp sửa đổi. Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Nhân dân tối cao khóa 14 (SPA, tức Quốc hội Triều Tiên), diễn ra từ ngày 26 – 27.9.
Ông Kim Jong-un (giữa, ở hàng trước) tại kỳ họp. Ảnh AFP
“Sự kiện lịch sử”
Phát biểu tại kỳ họp của SPA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên quyết định bổ sung điều 58 chương 4 của hiến pháp để đảm bảo quyền tồn tại và phát triển của đất nước, răn đe chiến tranh và bảo vệ hòa bình khu vực cũng như toàn cầu bằng cách phát triển nhanh chóng vũ khí hạt nhân lên tầm cao hơn. “Đây là sự kiện lịch sử mang lại đòn bẩy chính trị mạnh mẽ nhằm tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ quốc gia”, ông Kim phát biểu.
Cũng tại kỳ họp trên, nhà lãnh đạo Kim nói rằng việc thành lập cái ông gọi là “liên minh quân sự tam giác” giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản “cuối cùng đã dẫn đến sự xuất hiện của “NATO phiên bản châu Á”. Ông Kim còn cho rằng Mỹ cũng “tối đa hóa các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân” bằng cách nối lại các cuộc tập trận chung chiến tranh hạt nhân quy mô lớn và đưa việc triển khai các khí tài hạt nhân chiến lược của mình đến gần bán đảo Triều Tiên trên cơ sở lâu dài.
Từ đó, nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần nhanh chóng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và đa dạng hóa khả năng tấn công hạt nhân, cũng như triển khai khả năng này cho các quân chủng.
Cảnh báo rắn từ láng giềng
Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm qua cho rằng hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên cho thấy “ý chí vững chắc” của Bình Nhưỡng trong việc không từ bỏ chương trình hạt nhân. “Chúng tôi tái nhấn mạnh Triều Tiên sẽ đối mặt với sự kết thúc chế độ nếu sử dụng vũ khí hạt nhân”, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cảnh báo, theo Reuters.
Binh sĩ Mỹ bị Triều Tiên trục xuất đã đến Texas
Binh sĩ Travis King (23 tuổi) đã được máy bay đưa đến một căn cứ quân sự ở bang Texas (Mỹ) vào sáng 28.9 sau khi bị trục xuất khỏi Triều Tiên, theo CNN. Chính phủ Mỹ cho biết khi trở về, King trước tiên sẽ trải qua đánh giá, sau đó là quá trình tái hòa nhập để có thể đoàn tụ với gia đình, theo Reuters.
Trước đó, KCNA ngày 27.9 cho hay Triều Tiên quyết định trục xuất King sau khi binh sĩ này khai rằng anh ta vào Triều Tiên bất hợp pháp vì vỡ mộng về xã hội Mỹ bất bình đẳng. King lẽ ra phải có mặt trên chuyến bay về Mỹ vào ngày 17.7 sau gần 2 tháng bị giam giữ ở căn cứ tại Hàn Quốc do vi phạm điều lệ trong quân ngũ. Tuy nhiên, anh ta lại rời sân bay và tham gia một đoàn du lịch tham quan Bàn Môn Điếm trước khi tách đoàn bỏ trốn sang Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc thả King “chỉ diễn ra một lần” và không phải là dấu hiệu của sự “đột phá” trong mối quan hệ Mỹ – Triều, theo AFP.
Hàn Quốc duyệt binh “dương oai” sau 10 năm gián đoạn, cảnh báo Triều Tiên
Ngoài ra, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cùng ngày cảnh báo: “Việc phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đặt ra mối đe dọa đối với hòa bình và an toàn của đất nước chúng tôi cũng như cộng đồng quốc tế và không bao giờ có thể được dung thứ”. Ông Matsuno nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và phần còn lại của cộng đồng quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ và phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên”.
Triều Tiên sửa hiến pháp, xây dựng vị thế cường quốc hạt nhân
Hôm 28.9, Hãng thông tấn KCNA đưa tin CHDCND Triều Tiên đã thông qua sửa đổi hiến pháp để xây dựng và củng cố chính sách về hạt nhân.
Quốc hội Triều Tiên nhất trí thông qua sửa đổi hiến pháp. Ảnh REUTERS
Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội Triều Tiên) nhất trí phê chuẩn nghị trình quan trọng trong việc xây dựng chính sách của nước này về lực lượng hạt nhân, xem đây là luật cơ bản theo hiến pháp quy định.
Phát biểu trước quốc hội, Chủ tịch Kim Jong-un của Triều Tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực "thúc đẩy quá trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân nhằm đạt được lợi thế rõ ràng của sự răn đe chiến lược".
Việc sửa đổi hiến pháp được thực hiện một năm sau khi Triều Tiên chính thức ghi vào luật quyền được sử dụng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu để bảo vệ quốc gia.
Chủ tịch Kim thúc giục nội các tiếp tục củng cố và thúc đẩy tình đoàn kết với các nước chống lại chiến lược "bá quyền" của Mỹ và phương Tây. Đồng thời, nhà lãnh đạo lên án sự hợp tác ba bên giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, gọi đây là "phiên bản NATO châu Á".
Tuần trước, ông Kim quay về Triều Tiên sau chuyến thăm hiếm hoi đến Nga. Ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tăng cường hợp tác quân sự.
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về công nghệ từ Moscow liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, trong khi Nga có thể muốn mua vũ khí của nước này.
Hàn Quốc duyệt binh "dương oai" sau 10 năm gián đoạn, cảnh báo Triều Tiên
Hôm 26.9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cảnh báo Bình Nhưỡng không nên sử dụng vũ khí hạt nhân khi Seoul tổ chức duyệt binh quy mô lớn đầu tiên trong một thập niên.
Năm 2006 đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên thử nghiệm thiết bị hạt nhân và năm 2017 thử nghiệm đầu đạn nhiệt hạch.
Chủ tịch Kim Jong-un tiết lộ mục tiêu hạt nhân của Triều Tiên Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết mục tiêu cuối cùng của nước này là sở hữu lực lượng hạt nhân mạnh nhất thế giới. Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh:YONHAP/TTXVN Theo hãng tin Reuters ngày 27/11, truyền thông nha nước Triều Tiên ngày 26/11 cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đưa ra phát...