Lo ngại những lễ hội “xấu xí”, Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh
Ngày 3.2, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã ký công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn yêu cầu tăng cường công tác quản lý lễ hội năm 2017.
Tranh cướp lộc ở chùa Hương. Ảnh Zing
Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đề nghị các địa phương trên địa bàn Thủ đô phải kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội; xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra tại lễ hội.
Với các lễ hội có tổ chức đoàn rước qua sông phải tổ chức phân luồng, phân tuyến đảm bảo không gây ùn tắc, va chạm và bố trí phao cứu sinh, lực lượng cứu hộ thường trực.
Các địa phương phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm được bán tại lễ hội, đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hiện tượng lợi dụng lễ hội để kinh doanh trái phép, hiện tượng mất vệ sinh an toàn thực phẩm phải bị xử lý triệt để.
Theo nhận định của Sở này, đầu xuân Đinh Dậu 2017, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều lễ hội lớn, về cơ bản các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp trong quản lý và tổ chức, vì vậy các lễ hội cơ bản diễn ra đảm bảo an toàn, trật tự, đúng quy định.
Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra nắm tình hình và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, tại một số địa phương, công tác quản lý, tổ chức lễ hội còn chưa tốt.
Các hiện tượng như đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch, chen lấn, xô đẩy trong lễ hội vẫn còn diễn ra. Việc bố trí người thu dọn rác thải còn thiếu dẫn đến việc thu gom chưa kịp thời. Tại các điểm di tích, hiện tượng người bán hàng rong, chèo kéo khách vẫn còn.
Trước đó, cư dân mạng xôn xao trước clip quay lại cảnh một sư thầy đứng trên cao và ném lộc xuống, gây nên cảnh tranh cướp giữa các du khách ở chùa Hương. Ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã phải có công văn gửi Thượng toạ Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương, đề nghị chấn chỉnh, không để xảy ra các hành động phát lộc tương tự như hôm khai hội.
Video đang HOT
Hay mới đây, cảnh người bay qua rào tranh cướp lộc đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng diễn ra. Rút kinh nghiệm từ những vụ xô xát, ẩu đả các năm trước, năm nay hội Gióng được ban tổ chức đặc biệt lưu ý trong khâu bảo vệ. Dù cảnh chen lấn cướp lộc rất náo nhiệt và có phần hỗn loạn nhưng không có vụ việc đáng tiếc. Song chính vì ai cũng mong muốn cướp được hoa tre, trầu cau để lấy may đầu năm mà lễ rước nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Hàng trăm thanh niên hò hét, băng tường lao vào cướp lộc bất chấp lực lượng an ninh được ban tổ chức lễ hội bố trí dày đặc.
Cảnh xin lộc tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Ảnh Vietnamnet
Chưa hết, tai chùa Phúc Khánh (Hà Nội), sau khi làm lễ cầu an, chùa Phúc Khánh phát lộc cho người đến tham dự lễ. Do lượng lộc lớn (chủ yếu là chuối, oản) nên nhà chùa chia làm 3 xe cơ động, còn lại là phát lộc rải đều các khu vực bên trong. Tuy nhiên, người dân không rõ nên đổ xô ra 3 xe ô tô để lấy lộc, ai cũng muốn lấy trước nên cũng xảy ra cảnh hỗn loạn…
Theo Danviet
Đầu xuân xem trai Thủ đô cởi trần vật cầu khổng lồ
Tám thanh niên trai tráng, cơ bắp cuồn cuộn tượng trưng cho tám ông mãnh hổ tranh cướp quả bóng, quả cầu mang đến tiếng cười vui vẻ cho hàng ngàn khán giả là nét đẹp của lễ hội vật cầu cổ truyền làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hà Nội).
Cứ vào ngày mùng 4, 5, 6 tháng Giêng hàng năm, làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hà Nội) lại rộn ràng tổ chức lễ hội Vật cầu cổ truyền tại sân đình.
Tương truyền, lễ hội Vật cầu có từ thời Linh Lang Đại Vương- Hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, ông tổ chức lễ hội vật cầu như một hình thức rèn luyện sức khỏe cho các binh sĩ để bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay, để bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, dân làng Thúy Lĩnh vẫn đều đặn tổ chức lễ Vật cầu để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương.
Sân thi đấu Vật cầu có hình vuông có một hố ở chính giữa để đặt quả cầu và bốn hố ở bốn góc sân, tương ứng với "khung thành" của bốn đội.
Mỗi hiệp đấu kéo dài 45 phút và các đội có quyền thay người không giới hạn.
Tám đấu sĩ của 4 đội, họ là những nam thanh niên trai tráng đẹp nhất, vai u thịt bắp, khỏe mạnh, ưu tú nhất của làng Thúy Lĩnh cùng nhau tranh tài. Khi thi đấu họ mặc quần trắng, mình trần, đeo thắt lưng 4 màu: xanh; đỏ; tím; vàng tượng trưng cho tám ông mãnh hổ tranh cướp quả bóng, quả cầu.
Các đấu sĩ có nhiệm vụ phải tranh nhau quả cầu làm bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng nặng tới 25kg và đưa về hố (khung thành của đội mình).
Mặc dù vấp phải sự tranh giành quyết liệt của đối phương, nhưng các đấu sĩ vẫn quyết tâm không để mất cầu.
Một pha tranh cướp cầu đẹp mắt được các khán giả hưởng ứng nhiệt tình.
Người dân trong làng thích thú với những màn quyết đấu.
Một pha ghi bàn đẹp mắt của các đấu sĩ được khán giả hò reo tán thưởng.
Lễ hội Vật cầu đã mang đến không khí phấn khởi, vui tươi cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó còn góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
Theo Danviet
Lo tắc đường, ngàn người đi chùa Hương lúc nửa đêm Nhiều người vượt hàng trăm cây số, thức suốt đêm chờ đến giờ khai hội. Nhiều du khách đi lễ chùa từ đêm khuya vì sợ tắc đường 9h sáng 2.2 (mùng 6 tháng Giêng), lễ khai hội chùa Hương- lễ hội kéo dài nhất cả nước mới chính thức diễn ra. Trước ngày khai hội, mọi ngả đường dẫn vào bến Yến...