Lo ngại nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm gia tăng đối với con người
Trong bối cảnh một loại cúm gia cầm nguy hại tiếp tục đe dọa các loài sinh vật trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ tình trạng lây nhiễm giữa các loài động vật khác, bao gồm nhiều loài động vật có vú có quan hệ gần gũi hơn với con người.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong suốt năm 2022, các quan chức Canada và Mỹ đã phát hiện virus H5N1 có nguy cơ lây bệnh cao ở nhiều loài, từ gấu đến cáo. Vào tháng 1/2023, phòng thí nghiệm tham vấn quốc gia của Pháp đã thông báo trường hợp một con mèo bị các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng do lây nhiễm từ cuối năm 2022, với loại virus có đặc điểm di truyền giống với động vật có vú.
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết điều đáng lo ngại nhất là một đợt bùng phát lớn gần đây tại một trang trại nuôi chồn ở Tây Ban Nha. Tháng 10/2022, những người làm việc trong trang trại bắt đầu nhận thấy số lượng vật nuôi chết tăng đột biến, với những con chồn ốm trải qua một loạt các triệu chứng nghiêm trọng như chán ăn, tiết nhiều nước bọt, chảy máu ở mõm, run rẩy và thiếu kiểm soát cơ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Eurosurveillance tháng 1/2023, thủ phạm được xác định là virus H5N1, ghi nhận trường hợp đầu tiên được biết đến về loại nhiễm virus cúm gia cầm này ở loài chồn được nuôi ở châu Âu. Cuối cùng, toàn bộ số chồn được nuôi trong trang trại đã bị giết và tiêu hủy, tổng cộng hơn 50.000 con.
Video đang HOT
Chuyên gia nghiên cứu về sự lây truyền virus ở các loài động vật hoang dã Michelle Wille thuộc Đại học Sydney, Australia cho rằng sự bùng phát này báo hiệu khả năng thực sự của việc lây truyền virus giữa các loài động vật có vú với nhau. Bác sĩ Isaac Bogoch, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Toronto, cho biết mối lo ngại hiện nay là nếu loại virus này biến đổi và ngày càng dễ lây nhiễm giữa các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, thì có thể gây ra những hậu quả chết người. Theo ông Bogoch, đây là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng gây ra dịch và đại dịch.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận 240 trường hợp mắc virus cúm gia cầm H5N1 tại 4 nước Tây Thái Bình Dương (Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam) trong hai thập kỷ qua. Hơn một nửa số người nhiễm bệnh đã tử vong. Số liệu toàn cầu của WHO cho thấy hơn 870 trường hợp mắc bệnh ở người đã được báo cáo từ năm 2003 – 2022, cùng với ít nhất 450 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là hơn 50%).
Hầu hết các trường hợp lây nhiễm ở người dường như liên quan đến những người tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị nhiễm bệnh. Bà Michelle Wille cảnh báo rằng loại virus đã phát hiện trong trang trại nuôi chồn ở Tây Ban Nha và sau đó lây nhiễm cho những công nhân trong trang trại là một hướng đi có lý cho sự xuất hiện của một loại virus có khả năng lây truyền từ người sang người.
Louise Moncla (trợ lý giáo sư về sinh bệnh học tại trường thú y thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ) giải thích việc có một “vật chủ trung gian” là một cơ chế phổ biến, qua đó virus thích nghi với các loài vật chủ mới.
Theo chuyên gia Michelle Wille, điều giúp yên tâm hơn là sự phát triển liên tục của vaccine cúm giúp nhân loại đón đầu, đối mặt với mối đe dọa do bệnh cúm gia cầm gây ra. Tuy một số loại vaccine cúm gia cầm H5N1 đã được sản xuất, bao gồm một loại được sản xuất tại Canada, nhưng không có lựa chọn nào được phê duyệt để sử dụng công khai ở đất nước này.
Để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng mà chủng virus này gây ra cho sức khỏe con người, bác sĩ Bogoch cho biết việc giám sát liên tục và sản xuất vaccine cần được các nhà hoạch định chính sách và nhà sản xuất vaccine ưu tiên hàng đầu.
Tiến sĩ Jan Hajek, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện đa khoa Vancouver, đặt câu hỏi về sự cần thiết phải chấm dứt việc nuôi chồn trên toàn cầu, do sự lây lan của nhiều loại virus, từ cúm gia cầm đến SARS-CoV-2, xuất phát từ loài vật này.
Vào năm 2021, các quan chức tỉnh British Columbia đã tuyên bố chấm dứt việc nuôi chồn trên toàn tỉnh, cho rằng các trang trại có thể là ổ chứa virus và là nguy cơ hiện hữu đối với sức khỏe cộng đồng. Các trang trại nuôi chồn phải ngừng hoạt động trước tháng 4/2025. Tuy nhiên, các tỉnh khác ở Canada và nhiều nước vẫn có ý định duy trì hoạt động của các trang trại nuôi chồn.
Nhật Bản: Phát hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở động vật có vú
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các cơ quan chức năng Nhật Bản vừa xác nhận trường hợp một con cáo đã chết bị nhiễm virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao.
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, đây là trường hợp cúm gia cầm đầu tiên được phát hiện ở động vật có vú.
Một gia đình cáo tại Takikawa, Hokkaido, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/ TTXVN
Giới chức chính quyền tỉnh Hokkaido cho biết hôm 29/3 vừa qua nhà chức trách đã phát hiện virus cúm gia cầm dòng H5 ở 5 trong số 7 con cáo đã chết ở thành phố Sapporo, thuộc tỉnh Hokkaido. Hai ngày sau đó, họ tiếp tục phát hiện một con cáo nhiễm virus này ở khu vực gần địa điểm phát hiện các con quạ bị chết. Người ta cho rằng con cáo này có thể đã nhiễm virus sau khi ăn phải các con quạ chết.
Mặc dù nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm trong loài cáo và từ cáo sang người khá thấp nhưng theo hãng tin Jiji Press, virus này xâm nhập vào các trang trại có thể làm chết nhiều gia cầm.
Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, chính quyền tỉnh Hokkaido đã nâng mức độ cảnh báo về cúm gia cầm, đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra xác những con chim chết.
Số ca cúm gia cầm tại Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản ngày 3/1 cho biết số ca mắc cúm gia cầm tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi các ca mắc mới được xác nhận tại các tỉnh Chiba và Fukuoka. Công nhân tiêu hủy gia cầm bị nhiễm cúm ở Kobayashi, tỉnh Miyazaki, miền Tây Nam Nhật Bản. Ảnh minh họa:...