Lo ngại nguy cơ dịch Covid-19 kéo dài
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài, đồng thời bày tỏ lo ngại về hậu quả kinh tế – xã hội với các nước do dịch bệnh.
Sau cuộc họp đánh giá về tình hình dịch, Ủy ban khẩn cấp của WHO kêu gọi WHO huy động các đối tác đa phương toàn cầu và khu vực nhằm hỗ trợ các nước duy trì các dịch vụ y tế, đẩy nhanh nghiên cứu và điều chế vắc-xin phòng Covid-19.
Trong hai ngày 1 và 2-8, ại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phối hợp các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu và châu Phi, các cơ quan chức năng trong nước, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan của Pháp tổ chức chuyến bay đưa gần 280 công dân Việt Nam từ 24 nước ở châu Âu và châu Phi về nước, gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh nền, sinh viên đã hoàn thành khóa học gặp khó khăn về chỗ ở, người đi du lịch, công tác ngắn hạn, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động. Các cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn công dân các thủ tục cần thiết trong quá trình di chuyển đến sân bay ở Pa-ri. ại sứ quán Việt Nam tại Pháp cử cán bộ tới sân bay hỗ trợ trực tiếp công dân hoàn tất các thủ tục. Tất cả hành khách được cách ly và kiểm tra y tế theo quy định khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Vân ồn.
Ngày 2-8, các cơ quan chức năng Việt Nam, ại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan và Hãng hàng không VietJet Air phối hợp các cơ quan chức năng Thái-lan đưa hơn 230 công dân Việt Nam từ Thái-lan về nước. Hành khách trên chuyến bay gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. ại sứ quán Việt Nam tại Thái-lan đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân tại sân bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Trong khi đó, theo Worldometers.info, đến chiều 2-8, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt 18 triệu người, trong đó hơn 689 nghìn người chết. Mỹ, Bra-xin, Ấn ộ, Nga và Nam Phi là những nước có số ca mắc và tử vong nhiều nhất thế giới.
Video đang HOT
Trung Quốc đại lục có thêm 49 ca mắc Covid-19, trong đó 33 ca lây nhiễm trong cộng đồng, gồm 30 ca tại khu tự trị Tân Cương và ba ca tại tỉnh Liêu Ninh. 748 bệnh nhân đang được điều trị.
Với 30 ca mới dương tính với Covid-19, Hàn Quốc đã ghi nhận 14.366 bệnh nhân. Thêm 26 bệnh nhân tại Hàn Quốc hồi phục hoàn toàn, đưa tổng số ca được chữa khỏi lên 13.259 người.
Số ca mắc Covid-19 tại Nê-pan đã vượt 20 nghìn người. Xu hướng tăng số ca bệnh trong những ngày gần đây một phần do người dân không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định giãn cách xã hội khi tập trung đông người.
I-xra-en thông báo kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế từ ngày 16-8 tới. I-xra-en cũng lên kế hoạch triển khai xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả chỉ trong 20-30 phút.
Ngày 1-8, Tổng thống Cư-rơ-gư-xtan X.Giên-bê-cốp tuyên bố còn quá sớm để kết luận tình hình dịch Covid-19 tại nước này đã ổn định. Tổng thống nhấn mạnh, diễn biến dịch trên thế giới vẫn phức tạp, người dân cần cảnh giác và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng dịch.
Nghiệp đoàn Anh công bố kết quả khảo sát nửa đầu tháng 7-2020 cho thấy, hơn 66% số doanh nghiệp Anh khẳng định đã “đi vào hoạt động đầy đủ”. Tỷ lệ này cao hơn so mức 55% trong nửa đầu tháng 6.
Pháp bắt đầu tiến hành xét nghiệm Covid-19 tại các sân bay và cảng biển của nước này, đối với du khách từ 16 nước theo danh sách đưa ra hồi tháng trước. Pháp yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại tất cả các không gian công cộng kín.
Số ca mắc Covid-19 ở Nam Phi đã vượt nửa triệu người, lên hơn 503 nghìn bệnh nhân, trong đó 8.153 ca tử vong. Nam Phi vẫn đứng đầu châu Phi về mức độ thiệt hại do dịch bệnh.
Trong khi đó, chính quyền thành phố La-gốt của Ni-giê-ri-a thông báo cho phép các nhà thờ và thánh đường mở cửa trở lại từ cuối tuần này. Tuy nhiên, số lượng người không vượt 50% so sức chứa tối đa của các cơ sở này.
Thiếu giấy toilet, thị trường Mỹ quan tâm vòi xịt tự động của Hàn Quốc
Ngành công nghiệp không tiếp xúc trực tiếp ở Hàn Quốc đang thu hút nhiều quan tâm kể từ khi Covid-19 bùng phát, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, vệ sinh.
Hàn Quốc cho biết sẽ xúc tiến cho phép phát triển các dịch vụ y tế từ xa như vậy.
Trong thời gian dịch Covid-19 phát sinh từ cuối tháng 2, một số dịch vụ điều trị từ xa đã được cấp phép. Số ca được chẩn đoán và kê đơn thuốc qua điện thoại đã vượt mốc 260.000 ca. Một nửa trong số này được thực hiện ở các bệnh viện, phòng khám nhỏ, không có báo cáo nào về trường hợp chẩn đoán nhầm.
Tổng thống Moon Jae-in, trong lần đề cập tới hiệu quả chống dịch bệnh của Hàn Quốc đã đề cập đến tầm quan trọng của dịch vụ y tế từ xa, một trong những đối sách cần thiết để đề phòng tái bùng phát dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và Tài chính cho biết sẽ tích cực mở rộng dịch vụ y tế từ xa. Bộ cũng đang triển khai chi tiết công tác tăng cường cơ sở hạ tầng để mở rộng dự án thí điểm. Trên thực tế, Dự luật về mở rộng dịch vụ y tế từ xa vốn đã nhiều lần được đề xuất, nhưng đều không thể thông qua kể từ Quốc hội khóa XVIII của Hàn Quốc tới nay.
Một chiếc bồn cầu thông minh. Ảnh: Alibaba/
Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết, mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung giảm, nhưng xuất khẩu các thiết bị gia dụng làm sạch, thiết bị y tế, dược phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm chức năng lại có xu hướng tăng do cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến mô hình phòng dịch kiểu mẫu của Hàn Quốc.
Đối với mặt hàng gia dụng làm sạch, xuất khẩu máy lọc không khí và bồn cầu có vòi rửa tự động của Hàn Quốc tăng lần lượt 178,5% và 117% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các mặt hàng y tế, dược phẩm, xuất khẩu kit chẩn đoán dịch Covid-19 tăng 67,1%, dược phẩm tăng 52,5%, thiết bị đo thân nhiệt tăng 50,5%, thiết bị đo huyết áp cũng tăng 20,1%.
Xét theo thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng như hồng sâm, vitamin sang Trung Quốc có xu hướng tăng rõ rệt. Trong khi đó, thị trường Mỹ lại quan tâm nhiều tới bồn cầu có vòi rửa tự động do nguồn cung giấy vệ sinh khan hiếm tại nước này.
Thị trường châu Âu, nơi có dân số già, lại quan tâm tới các sản phẩm y tế gia đình xuất xứ Hàn Quốc. Xuất khẩu máy đo huyết áp, thiết bị đo thân nhiệt đều tăng lần lượt 68,9% và 126,1% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong các nhà tù châu Mỹ Tình trạng quá tải nghiêm trọng, mất vệ sinh, không được tiếp cận dịch vụ y tế trong các nhà tù có thể là nguyên nhân để dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Người phát ngôn Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Rupert Colville ngày 5/5 đã lên tiếng quan ngại về nguy cơ mắc dịch Covid-19 tại các nhà tù tại châu...