Lo ngại Nga và Trung Quốc, Mỹ tăng cường do thám Bắc Cực
Trong bối cảnh Trung Quốc và Nga gia tăng hiện diện quân sự tại Bắc Cực, các cơ quan tình báo Mỹ đang ráo riết nghiên cứu tìm hiểu khu vực hoang vu có trữ lượng dầu, khí đốt và khoáng sản khổng lồ này.
Thủy thủ đoàn tàu tuần duyên Healy của Mỹ cùng nhóm nhà khoa học dự án quốc tế về hải dương Geotraces tại Bắc Cực ngày 7.9.2015. Tàu Healy đến Bắc Cực ngày 5.9, trở thành tàu không vũ trang đầu tiên của Mỹ đến khu vực này – Ảnh: Tuần duyên Mỹ
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) ngày 10.9 cho biết, đây là lần đầu tiên Mỹ có động thái trên tính từ sau Chiến tranh lạnh và cũng là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của Bắc Cực đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.
Trong 14 tháng qua, gần như toàn bộ 16 cơ quan tình báo Mỹ đã điều động chuyên gia phân tích làm việc toàn thời gian đến Bắc Cực, theo Los Angeles Times. Văn phòng giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ mới đây đã triệu tập một “ban hoạch định chiến lược” nhằm liên kết các nhà phân tích lại với nhau để cùng chia sẻ các nghiên cứu.
Ngoài việc dựa vào dữ liệu từ các vệ tinh do thám của Mỹ và các thiết bị cảm biến rà quét dưới mặt nước lạnh giá, các chuyên gia Mỹ còn phân tích dữ liệu do thám thô thu thập từ một trạm do thám vừa được xây sửa gần đây của Canada tại Cực Bắc và tàu trinh sát Marjata của Na Uy. Tàu này đang được nâng cấp tại một xưởng đóng tàu của Hải quân Mỹ ở nam Virginia.
Video đang HOT
Động thái nói trên cho thấy Mỹ, tương tự những cường quốc khác, đang tìm cách điều chỉnh chiến lược của mình trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tạo ra những tuyến hải trình mới và tạo ra một cuộc đua nhằm vào khu vực hoang vu có trữ lượng dầu, khí đốt và khoáng sản khổng lồ.
Cơ quan Do thám địa không gian quốc gia Mỹ (NGA) đã dành hẳn 2 năm để vẽ các bản đồ và biểu đồ mới về các tuyến hải hành và lãnh thổ tại Bắc Cực. Một số thông tin về các bản đồ này đã được công bố công khai hồi tuần trước, trong thời gian Tổng thống Mỹ Barack Obama công du bang Alaska.
Những tấm bản đồ này cho thấy các đường băng, các khu vực khoan dầu, cảng biển, hải giới và các tuyến hải trình. NGA lên kế hoạch công bố bản đồ 3D về toàn vùng Alaska vào năm 2016 và toàn bộ Bắc Cực vào năm 2017 nhằm giúp cho việc theo dõi băng tan.
Một chiếc F-22 Raptor bay tuần trên các dãy núi tuyết phủ ở Alaska, năm 2009 – Ảnh: Không lực Mỹ
Los Angeles Times cho biết, sự tập trung của cơ quan tình báo Mỹ tại Bắc Cực chủ yếu là nhằm vào hoạt động tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Hạm đội Phương Bắc của nước này đang đồn trú tại Murmansk, nằm bên trong Vòng tròn Bắc Cực.
Hồi tháng 3.2014, Moscow đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại 10 căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại Bắc Cực, trong đó có 14 phi trường đã bị đóng cửa sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nga rầm rộ tập trận ở Bắc cực, Viễn Đông
Nga bắt đầu tiến hành tập trận tại Bắc cực vào ngày 24.8 giữa lúc nước này muốn củng cố chủ quyền tại khu vực này.
Hạm đội Phương Bắc của Nga rầm rộ tập trận ở Bắc cực - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trên 1.000 lính, 14 máy bay và 35 đơn vị đặc nhiệm tham gia cuộc tập trận ở Bắc cực, vài tuần sau khi Nga đệ trình Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ mở rộng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa ở Bắc cực, theo AFP.
"Cuộc tập trận này nhằm tăng cường an ninh tại khu vực Bắc cực của Nga, đảm bảo tự do kinh tế của đất nước chúng tôi ở khu vực này, bảo vệ chủ quyền và đề phòng những mối đe dọa quân sự", AFP dẫn lời ông Vladimir Korolyov, chỉ huy Hạm đội Phương Bắc, trong thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga.
Ông Korolyov đồng thời nhấn mạnh cuộc tập trận này chỉ nhằm mục đích phòng vệ và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào. Nga cũng tiến hành cuộc tập trận quân sự tương tự hồi tháng 5.2015.
Phần lãnh thổ mà Moscow tuyên bố chủ quyền có khoảng 4,9 tỉ tấn hiđrôcacbon, theo ước tính của chính phủ Nga.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc cũng tập trận hải quân chung, thao diễn bắn đạn thật ở ngoài khơi thành phố Vladivostok (Nga) kể từ ngày 24 - 27.8, với các bài diễn tập chống ngầm, phòng không, diệt hạm...
"Cả hai bên cử tổng cộng 22 tàu chiến và tàu hậu cần, 200 máy bay và trực thăng, trên 5.000 lính thủy đánh bộ tham gia tập trận", Quân khu Miền Đông của Nga cho hay trong một thông cáo.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trò chơi quyền lực của Nga tại Bắc Cực Sáng 12/8/2000, một ngọn lửa đã bốc lên từ tàu ngầm Kursk của Nga - niềm kiêu hãnh của Hạm đội phương Bắc - khi đang tham gia một cuộc diễn tập dưới biển Barents. Chiếc tàu ngầm này đã bị rung chuyển bởi một loạt các vụ nổ và bị chìm xuống dưới đáy biển. Hải quân Nga, với sự hợp tác...