Lo ngại Nga, Thụy Điển muốn ngưng trung lập về quân sự
Vị thế trung lập về quân sự kéo dài suốt 200 năm qua của Thụy Điển có khả năng chấm dứt khi các chính khách tại quốc gia Bắc Âu này đang thảo luận về việc gia nhập NATO do lo ngại Nga.
Tàu hộ vệ HMS Visby của Hải quân Thụy Điển tuần tra quần đảo Stockholm hồi tháng 10.2014 – Ảnh: Reuters
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) ngày 2.9 cho biết các nước Baltic đang lo ngại trước việc không quân và hải quân Nga tăng cường hoạt động gần không phạn và hải phận của những quốc gia này trong 2 năm qua. Điều này xuất phát từ quan hệ đang căng thẳng trở lại giữa Moscow và phương Tây.
Kể từ sau khi Nga sáp nhập Crimea của Ukraine hồi tháng 3.2014, dư luận Thụy Điển đã thay đổi từ phản đối mạnh mẽ việc gia nhập NATO sang tỉ lệ cứ 3 người thì có 1 ủng hộ gia nhập.
“Tôi nghĩ do lo ngại mối đe dọa từ Nga cộng với tranh luận về việc lực lượng vũ trang (trong nước) không đủ năng lực đã khiến ngày càng nhiều người Thụy Điển muốn chính phủ gia nhập NATO”, đài phát thanh Thụy Điển dẫn nhận định của ông Ulf Bjereld, giáo sư nghiên cứu khoa học chính trị tại trường Đại học Gothenburg.
Sau khi truyền thông Thụy Điển đưa tin về hiện tượng người dân gia tăng ủng hộ NATO, đại sứ Nga tại Thụy Điển Viktor Tatarintsev được cho đã lên tiếng cảnh báo rằng Moscow có thể sẽ có phản ứng quân sự nếu Stockholm bãi bỏ tình trạng trung lập và gia nhập NATO.
Los Angeles Times dẫn lời bà Annie Loof, thủ lĩnh Đảng Trung qâm (CP), đảng chính trị đối lập chính tại Thụy Điển, hồi tuần này tuyên bố sẽ ủng hộ việc nước này gia nhập NATO trong cuộc họp thường niên sắp tới của đảng.
“Chúng ta đã không đủ khả năng tự bảo vệ mình trong một thời gian dài. Trong khi đó NATO đã nói rõ rằng Thụy Điển không thể trông chờ sự hậu thuẫn quân sự nếu chúng ta không phải là thành viên chính thức của tổ chức này. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ với chuyện này thêm nữa”, bà Loof viết trong bài xã luận đăng trên tờ Svenska Dagbladet (Thụy Điển) ngày 2.9.
Video đang HOT
Liên minh cầm quyền tại Thụy Điển, gồm đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh, vẫn giữ nguyên lập trường phản đối việc gia nhập NATO. Tuy nhiên liên minh cầm quyền ủng hộ thỏa thuận thắt chặt quan hệ với khối này, đồng thời cũng đã cùng 4 quốc gia khác trong khu vực thiết lập một liên minh sẵn sàng “đối phó trực tiếp với các hành động hiếu chiến của Nga” vào tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist cho hay.
Liên minh này bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Phần Lan, theo Los Angeles Times.
Hồi tháng 10.2014, hải quân và lực lượng an ninh hàng hải Thụy Điển đã được huy động tổng lực để truy lùng một chiếc tàu ngầm nghi của Nga. Mặc dù cuộc lùng kiếm kéo dài 1 tuần lễ sau đó không đạt kết quả gì, nhưng chính phủ Thụy Điển vẫn nghi ngờ rằng đó là tàu ngầm Nga đang hoạt động bí mật ngay trong vùng biển của Thụy Điển.
Tàu Hải quân Thụy Điển lùng sục tàu ngầm nước ngoài nghi của Nga tại một địa điểm gần quần đảo Stockholm hồi tháng 10.2014 – Ảnh: Reuters
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ không trung lập trong giải quyết tranh chấp Biển Đông
Mỹ không trung lập trong việc dùng luật pháp quốc tế giải quyết vấn đề Biển Đông và sẽ hành động mạnh mẽ để bảo đảm các bên tuân thủ luật.
Mỹ sẽ hành động mạnh mẽ
Đó là khẳng định của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tại Hội thảo thường niên lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) tổ chức hôm 21/7.
Theo ông Russel, Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và đường băng trái phép ở Biển Đông với tốc độ nhanh chưa từng có.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel
Nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng cũng nói rõ hơn về khái nhiệm "trung lập" trong vấn đề Biển Đông. Theo đó, tính trung lập kia chỉ xét đến thái độ với "các bên có tuyên bố chủ quyền", chứ không phải là cách thức giải quyết tranh chấp, chuyên san The Diplomat (Nhật Bản) dẫn lời ông Russel cho biết.
"Chúng tôi không trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ... Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống lại tinh thần hợp tác".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, Washington đang hối thúc các bên có tranh chấp ở Biển Đông tạo dựng bầu không khí và các điều kiện cần thiết để xử lý tranh chấp hòa bình, ngoại giao, đúng luật, dù có xuất hiện căng thẳng gần đây do một số hoạt động của Trung Quốc.
Trung Quốc ngoan cố
Một vấn đề nóng cũng được đề cập tại hội thảo là việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc.
Một số học giả cho rằng nếu tòa án có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) thụ lý và ra phán quyết có lợi cho Philippines, đó sẽ là một sự khích lệ cho khả năng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, các học giả cũng đề cập tới vấn đề phán quyết của tòa án tuy mang tính ràng buộc pháp lý, song lại không có cơ chế thực thi, do đó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cách hành xử của Bắc Kinh.
Đại diện của Trung Quốc ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông, tiếp tục tuyên bố Trung Quốc cần bảo vệ chủ quyền của mình trong hoạt động xây đảo.
Phía Bắc Kinh đặc biệt bày tỏ lo ngại việc Nhật Bản tham gia vào tình hình Biển Đông cũng như việc "Philippines đơn phương kiện Trung Quốc" ra toà quốc tế.
Ông Trần Trường Thuỷ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam bày tỏ lo ngại việc lấn đất ngoài biển khiến Trung Quốc tăng sự hiện diện và tăng mối nguy cơ xung đột trong tương lai.Đề nghị của Trung Quốc với Mỹ là "giữ Nhật Bản không được tham gia vào tình hình Biển Đông... vì việc này không đóng góp được gì và cũng không giúp ổn định khu vực".
Theo ông, Bắc Kinh có thể dùng các đảo nhân tạo này để "diễn đạt lại" luật biển UNCLOS và lập luận rằng các đảo nhân tạo có thể sống được cho nhân sinh và biến "đá thành đảo".
Cũng theo ông Trần Trường Thuỷ, tình hình Biển Đông giờ quan trọng về mặt chiến lược hơn là thuần tuý về mặt tài nguyên như trước.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Hàn Quốc chọn thái độ trung lập ở Biển Đông? Vì sao chính phủ Hàn Quốc chọn thái độ trung lập ở Biển Đông trước những thúc giục buộc Seoul phải có quan điểm rõ ràng đối với Bắc Kinh, trong khi các đồng minh khác đứng về phe Mỹ và chống lại các hành vi quyết đoán của Trung Quốc? Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công...