Lo ngại luật biển bị đe dọa, Pháp tăng cường điều tàu tới Biển Đông
Tư lệnh Hải quân Pháp cho biết nước này nhiều lần triển khai các tàu tới Biển Đông trong một năm khi luật biển quốc tế đang bị đe dọa tại khu vực.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp (Ảnh: Reuters)
“Tôi nghĩ rằng Hải quân Trung Quốc không còn che giấu bất kỳ điều gì về ý đồ cũng như tham vọng toàn cầu của họ”, Tư lệnh Hải quân Pháp, Đô đốc Christophe Prazuck, phát biểu tại New Delhi, Ấn Độ ngày 18/11.
“Có nhiều cách hành xử khác nhau tại Biển Đông. Đầu tiên, tại sao chúng tôi tới đó 6, 7 hay 10 lần một năm? Chúng tôi đến đó vì luật biển quốc tế ở khu vực này đang bị đe dọa. Chúng tôi không muốn tham gia vào tình hình khu vực liên quan đến các đảo”, Đô đốc Prazuck cho biết.
“Chúng tôi đã đến đó. Chúng tôi vẫn đến đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến đó, và chúng tôi tiếp tục, bằng hành động của mình, ủng hộ tự do đi lại. Nền tảng chính trị cho hành động của chúng tôi là tự do đi lại”, Tư lệnh Hải quân Pháp nhấn mạnh.
Theo Đô đốc Prazuck, Pháp đang dần tăng cường ngân sách quốc phòng. Tư lệnh Hải quân Pháp cũng nêu lý do khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng đối với Pháp.
Video đang HOT
“Đầu tiên, vì chúng tôi là quốc gia ven biển. Thứ hai, chúng tôi phụ thuộc nhiều vào khu vực này về an ninh và thịnh vượng. Thứ ba, bởi vì một số yếu tố cốt lõi trong di sản chung của loài người, như luật quốc tế hay môi trường, đang bị đe dọa nghiêm trọng tại đây (khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương). Sự hiện diện hải quân của chúng tôi trong khu vực là đáng kể và ngày càng tăng lên, vì phần lớn các vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt ở đây, hoặc là có nguồn gốc từ biển như đánh bắt cá trái phép, hoặc có các yếu tố liên quan đến biển như các thách thức với trật tự quốc tế”, Đô đốc Prazuck cho biết.
Trong những năm gần đây, Pháp đã nhiều lần chỉ trích các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hải quân Pháp đưa tàu tới Biển Đông trung bình từ 3-4 lần/năm.
Ngoài ra, Pháp cũng triển khai tàu tuần dương Vendémiaire tới eo biển Đài Loan, khu vực chia tách Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan, hồi tháng 4. Động thái này đã vấp phải sự phản đối của Trung Quốc, tuy nhiên Pháp đáp trả rằng các tàu của nước này vẫn đi lại thường xuyên trong khu vực nhằm tái khẳng định cam kết của Paris với luật biển quốc tế.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Pháp hồi tháng 7, Tư lệnh Hải quân Christopher Prazuck nói rằng tham vọng của Trung Quốc đã mở rộng tới tận Ấn Độ Dương. Ông Prazuck khẳng định các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đã vi phạm luật biển quốc tế cũng như phán quyết của tòa trọng tài.
Đô đốc Prazuck hồi tháng trước đề xuất các cuộc tuần tra chung tại tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương giữa hải quân Pháp và Australia, trong bối cảnh Australia cũng lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và Nam Thái Bình Dương.
Pháp tái khởi động Đối thoại An ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương với Mỹ, trước khi triển khai tàu sân bay Charles De Gaulle tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong năm nay. Cả Pháp và Mỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới liên minh và đối tác chiến lược nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do.
Trong văn bản chính thức có tên gọi “Pháp và An ninh tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly từng khẳng định, Ấn Độ – Thái Bình Dương vẫn là “khu vực căng thẳng do hành vi thách thức của một số quốc gia liên quan tới Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”.
“Tại Biển Đông, các hoạt động bồi đắp quy mô lớn và quân sự hóa các đảo tranh chấp đã làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”, văn bản của Pháp nêu rõ.
Theo Dân trí
Ấn Độ kêu gọi không đe dọa hay sử dụng vũ lực trên Biển Đông
Ấn Độ bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đối với hòa bình và ổn định ở khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động ngang ngược trên Biển Đông.
"Biển Đông là một phần của lợi ích chung toàn cầu. Ấn Độ có những lợi ích liên quan tới hòa bình và ổn định tại khu vực" , người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nhấn mạnh trong buổi họp báo hôm 29/8.
Ông Kumar khẳng định Ấn Độ kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và đường biển, các hoạt động giao thương hợp pháp không bị cản trở trong vùng biển quốc tế theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
"Ấn Độ tin rằng bất cứ bất đồng nào trên Biển Đông cũng cần được giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, không dùng tới đe dọa hoặc sử dụng vũ lực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar. (Ảnh: Iindia Express)
Tuyên bố mới đây của ông Kumar được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế những ngày qua liên tục đưa ra các chỉ trích đối với động thái điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc.
Trước các hành vi ngang ngược của Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như khu vực.
Bà Hằng khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam được xác định theo đúng quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, cho biết thêm rằng các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đang tiếp tục thực thi và bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật phát quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
"Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Một lần nữa, chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982", người phát ngôn cho biết trong cuộc họp báo hôm 22/8.
(Nguồn: Hindustan Times)
SONG HY
Theo VTC
Ấn Độ tuyên bố có lợi ích hợp pháp ở Biển Đông Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 2/8 nói rằng nước này đã và đang hỗ trợ tự do hàng hải, tiếp cận tài nguyên Biển Đông theo luật pháp. Hải quân Ấn Độ - ảnh National Interest. "Chúng tôi có lợi ích chính đáng và hợp pháp trong hòa bình, ổn định và việc tiếp cận có thể đoán định...