Lo ngại khi Trung Quốc xử lý uranium ở Quảng Đông
Nếu Trung Quốc xây dựng nhà máy xử lý Uranium ở Quảng Đông, sẽ rất lo ngại khi sự cố phóng xạ lan truyền ra ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam không thể can thiệp gì nếu Trung Quốc quyết tâm xây dựng nhà máy này.
Nếu Trung Quốc quyết tâm xây dựng nhà máy xử lý Uranium ở Quảng Đông, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ quản lý chặt khâu an toàn, nhiên liệu vào ra. Tuy nhiên điều lo ngại là khi có sự cố, phóng xạ sẽ lan truyền ra ngoài.
TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã chia sẻ với báo Đất Việt khi nghe tin Trung Quốc sẽ xây nhà máy xử lý uranium ở Quảng Đông.
Lo phóng xạ nhiễm vào thực phẩm
Tờ South China Morning Post ngày 10.7 đã dẫn thông báo của Phòng Phát triển và Cải cách thành phố Giang Môn rằng trên diện tích 230 héc ta tại đây sẽ xây dựng nhà máy thực hiện việc chuyển đổi, làm giàu và sản xuất uranium.
Nhà vận động bảo vệ môi trường thuộc tổ chức Hòa bình xanh Cổ Vĩ Mục nói nhà máy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Hồng Kông, vốn cách đó khoảng 100 km, song bày tỏ lo ngại phóng xạ có thể sẽ nhiễm vào thực phẩm.
Video đang HOT
Vị trí thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông – nơi dự kiến sẽ xây dựng nhà máy Uranium
Theo TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, với Việt Nam do khoảng cách xa nên cũng không quá lo ngại ảnh hưởng rò rỉ phóng xạ từ nhà máy. Bởi những nhà máy kiểu này sự cố thường xảy ra ở trong nội bộ nhà máy (khoảng 3-4km), không gây ra nổ lớn như nhà máy điện hạt nhân.
TS Điền cũng cho biết, những nhà máy sản xuất nhiên liệu được Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế quản lý chặt khâu an toàn, nhiên liệu vào ra, ‘tuy nhiên lo sự cố phóng xạ sẽ lan truyền ra ngoài’, ông Điền nói.
GS Cao Chi, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại, nếu nhà máy rò rỉ phóng xạ ra ngoài sẽ bị nhiễm vào thực phẩm. Trong khi đó Việt Nam thì nhan nhản đồ nhập khẩu từ Trung Quốc nên rất đáng ngại.
Tuy nhiên cả GS Cao Chi và TS Điền đều thừa nhận, Việt Nam không thể can thiệp gì nếu Trung Quốc quyết tâm xây dựng nhà máy này.
Uranium có thể bị đánh cắp và bán để chế tạo bom bẩn
Theo Thanh Niên, giới chuyên gia Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại không kém. Các chuyên gia hạt nhân và nhà hoạt động môi trường đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về đề xuất xây dựng nhà máy xử lý uranium ở thành phố Giang Môn.
Tuy nhiên, thông báo dài ba trang được đưa ra vào tuần trước không nói rõ liệu nhà máy có thực hiện việc tái xử lý nhiên liệu qua sử dụng hay không.
Việc tái xử lý nhiên liệu qua sử dụng vốn có thể phát ra các lượng phóng xạ cao và chính quyền thành phố Giang Môn cũng không cho biết các biện pháp nào sẽ được áp dụng để tránh rò rỉ phóng xạ.
Nhà chức trách khẳng định lượng phóng xạ ảnh hưởng đến các công nhân tại nhà máy chỉ tương đương với lượng phóng xạ khi chụp X-quang.
“Lo ngại của tôi là các biện pháp bảo vệ nghèo nàn sẽ dẫn đến ô nhiễm các dây chuyền thực phẩm bởi việc rò rỉ bụi uranium”, TS Lục Bỉnh Lâm, cựu chủ tịch Trung tâm Hạt nhân thuộc Viện Kỹ sư Hồng Kông, nói với tờ South China Morning Post.
Ông Lục cũng nêu: ‘Bụi uranium có thể gây ung thư máu nếu được hấp thu vào cơ thể người’.
“Việc xây nhà máy trong một khu công nghiệp thay vì một khu vực hẻo lánh có thể đặt ra những vấn đề an ninh. Sẽ như thế nào nếu uranium bị đánh cắp và bán để chế tạo bom bẩn?”, ông Lục phát biểu.
Theo tiến sĩ Lục, nhà máy có vẻ như sẽ xử lý uranium tự nhiên, vốn có thể phát ra phóng xạ tương đối cao so với đá granite.
Hiện Phòng Phát triển và Cải cách thành phố Giang Môn đang tổ chức 10 ngày lấy ý kiến nhân dân trong tuần này và ông Lục thúc giục chính quyền hãy tỏ ra minh bạch hơn nữa bằng cách mời các giáo sư đến thăm nhà máy và lập cơ quan theo dõi an toàn tại đây.
Giáo sư về kỹ thuật hạt nhân tại Trường đại học Thành phố Hồng Kông Hồ Trọng Hào cho hay ông chỉ có thể đoán rằng mục đích của nhà máy là cung cấp thêm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ hai hoặc cho hải quân.
Theo VTC
Mỹ - Hàn diễn tập ứng phó với các mối đe dọa sinh hóa
Lực lượng quân đội Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc và quân đội Hàn Quốc đã diễn tập quân sự nhằm đối phó với các mối đe dọa hoá học và sinh học
Cuộc diễn tập này nhằm cung cấp cách thức trinh sát, giám sát và hỗ trợ chống lại các chất độc hoá học, sinh học và phóng xạ cho các binh lính của Hàn Quốc, nhằm chuẩn bị cho họ khả năng sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ tiềm năng trên khu vực bán đảo Triều Tiên.
Binh sĩ kiểm tra các chất độc hóa học trong cuộc diễn tập
Xu Li, một thiếu uý lục quân Mỹ cho biết: "Mục đích cuộc diễn tập là nhằm huấn luyện cho quân đội Mỹ và Hàn Quốc các kiến thức về quy trình vận hành các thiết bị và cách thức làm việc với chúng. Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi có khả năng công tác với nhau, hiểu cách thức làm việc của nhau và hoạt động cùng nhau một cách trơn tru".
Theo ANTD
Chiến tranh Triều Tiên: Sẽ có 6 thảm hoạ Chernobyl? Phóng xạ nguyên tử từ các vụ nổ nhà máy hạt nhân Hàn Quốc do hành động cố tình phá hoại của đối phương có thể là hậu quả đáng sợ nhất đối với Nga nếu một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới xảy ra. Đây là kịch bản đang khiến Moscow "đứng ngồi không yên" vì lo lắng. Cộng đồng quốc tế...