Lo ngại khi công an xã ‘lấy lời khai’
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB) Bộ Tư pháp vừa có văn bản báo cáo Bộ trưởng Hà Hùng Cường kết quả kiểm tra bước đầu về Thông tư 28/2014/TT-BCA ngày 7.7.2014 của Bộ Công an, quy định công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân (TT28).
Theo Bộ Công an, khi vụ việc xảy ra công an cấp xã có thể ngay lập tức có mặt tại hiện trường để vẽ sơ đồ bảo vệ hiện trường hoặc truy xét người phạm tội bỏ trốn nhằm hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền – Ảnh: Hải Xuân
Theo đó, cục này cho rằng TT28 có một số nội dung chưa rõ, gây ra sự băn khoăn của các ngành chức năng, trong đó có quy định trách nhiệm của công an cấp xã, đồn, trạm theo điều 28.
Theo Cục KTVB, tại cuộc họp ngày 18.8 có sự tham gia của các cơ quan tố tụng T.Ư và Văn phòng Chính phủ, Đại diện Viện KSND tối cao có ý kiến rằng điều 28 quy định trách nhiệm của công an xã trong giải quyết một số trường hợp cụ thể có trách nhiệm “vẽ sơ đồ, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan” là chưa phù hợp quy định của pháp luật, vì bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh Điều tra hình sự 2004 không quy định công an xã là cơ quan tham gia các hoạt động tố tụng hình sự. Ngoài ra, TT28 giao công an xã có trách nhiệm “lấy lời khai” cũng không phù hợp với quy định tại điều 9 Pháp lệnh Công an xã 2008. Pháp lệnh quy định công an xã có nhiệm vụ “lấy lời khai đối với người bị hại, người biết vụ việc” (khoản 6 điều 9), còn TT28 quy định “lấy lời khai” nói chung, không gắn với đối tượng nêu trên có thể dẫn tới việc mở rộng đối tượng lấy lời khai.
“Chỉ là hoạt động hỗ trợ, không có giá trị tố tụng”
Tại cuộc họp ngày 26.9 do Cục KTVB chủ trì trao đổi thêm về tính hợp pháp của điều 28, đại diện Bộ Công an giải thích điều 28 quy định cho công an cấp xã, đồn, trạm trong một số trường hợp cụ thể: tiếp nhận người phạm tội quả tang; tiếp nhận người đang bị truy nã do nhân dân giải đến; tiếp nhận đối tượng phạm tội do nhân dân giải đến không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang; tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi phạm tội đang diễn ra có trách nhiệm: vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan, tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn sau đó báo ngay cho cơ quan CSĐT công an cấp huyện. Đây chỉ là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, hỗ trợ của cơ quan công an tại địa bàn, nơi có vụ việc xảy ra cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động điều tra, không phải là hoạt động tố tụng (không có giá trị tố tụng, giá trị chứng cứ) nên không trái luật.
Video đang HOT
Về quy định “lấy lời khai”, đại diện Bộ Công an nói không mở rộng hơn so với quy định “lấy lời khai đối với người bị hại, người biết vụ việc” của Pháp lệnh Công an xã, vì khi chưa bị khởi tố, truy tố (chưa là bị can, bị cáo) thì nghi phạm cũng không nằm ngoài “người biết việc”.
Tương tự, quy định “vẽ sơ đồ hoặc bảo vệ hiện trường”, “tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn”, theo Bộ Công an khi vụ việc xảy ra, công an cấp xã là đơn vị có thể ngay lập tức có mặt tại hiện trường, ngăn chặn ngay việc người phạm tội bỏ trốn, hiện trường có nguy cơ bị xóa, bị mất do điều kiện khách quan (mưa). Đây cũng chỉ là các hoạt động có giá trị hỗ trợ, giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi hơn trong hoạt động điều tra, không có giá trị chứng cứ.
Trong khi đó, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Bộ Tư pháp cho rằng việc quy định trên không phải là hoạt động tố tụng nhưng không nên quy phạm hóa, vì sẽ dẫn đến hiểu và thực hiện khác nhau và khuyến cáo Bộ Công an nên thể hiện ở văn bản khác, như sổ tay nghiệp vụ. Đồng tình với ý kiến này, Cục KTVB cho rằng việc TT28 quy định công an cấp xã vẽ sơ đồ, tiến hành truy xét khi người phạm tội bỏ trốn là nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ được giao tại khoản 6 điều 9 Pháp lệnh Công an xã.
Cục KTVB cho rằng thời điểm hiện tại, chưa đủ căn cứ để kết luận về tính hợp pháp. Do đó, Cục kiến nghị Bộ trưởng Tư pháp giao Vụ Pháp luật hình sự, hành chính chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, nếu thấy cần thiết thì báo cáo lãnh đạo Bộ kiến nghị Bộ Công an sửa đổi.
Theo TNO
Chánh án tòa huyện đòi 250 triệu đồng "chạy" án treo
CQĐT xác định ông Nguyễn Duy Hiệp đã đòi một bị cáo trong vụ án mình thụ lý "chạy án" 250 triệu đồng, thực tế đã nhận 235 triệu đồng để xử nhẹ cho bị cáo.
ảnh minh họa
Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa kết thúc điều tra vụ án "nhận hối lộ" xảy ra tại TAND huyện Thanh Liêm (Hà Nam), đề nghị truy tố Nguyễn Duy Hiệp (39 tuổi, trú tại xã Liêm Cần, nguyên chánh án TAND huyện) về tội danh trên.
Theo kết luận điều tra, vào năm 2008, UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt dự án hạng mục công trình tuyến đường sơ tán cứu hộ dân kết hợp đê chắn nước tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm.
Ban giải phóng mặt bằng của huyện đã thành lập tổ kiểm kê, bồi thường, trong đó có Vũ Thị Nguyệt và Đỗ Đức Tuân. Quá trình kiểm kê tài sản, Nguyệt và Tuân đã câu kết với một số đối tượng kê khống một số giếng khoan để lấy tiền chia nhau.
Vụ việc sau đó bị phát giác, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Thanh Liêm vào cuộc, khởi tố vụ án, bị can để điều tra.
Viện KSND huyện Thanh Liêm sau đó đề nghị truy tố Nguyệt, Tuân, Đinh Quang Hưng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 281 Bộ luật hình sự. Ông Hiệp khi đó là phó chánh án TAND huyện Thanh Liêm được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xét xử vụ án.
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, ông Đinh Viết Cường, chánh văn phòng Huyện ủy Thanh Liêm, có quan hệ họ hàng với Đỗ Đức Tuân, đã đặt vấn đề nhờ ông Hiệp giúp đỡ cho Tuân.
Khoảng tháng 5/2013, khi TAND huyện Thanh Liêm triệu tập Tuân lên làm việc, Hiệp đã gọi Tuân vào phòng yêu cầu chuẩn bị trước 80 triệu đồng nếu muốn được xét xử ở mức án thấp nhất. Sau đó ít ngày, Tuân và bố là ông Đỗ Minh Tý đưa cho Hiệp một phong bì có 80 triệu đồng.
Quá trình nghiên cứu vụ án, Hiệp thấy việc truy tố Tuân theo khoản 2 điều 281 Bộ luật hìnhsự là hơi nặng nên đã trả hồ sơ cho Viện KSND huyện Thanh Liêm, yêu cầu điều tra bổ sung.
Do thấy có thể xử Tuân mức án treo nên tháng 6/2013, khi TAND huyện triệu tập Tuân, Hiệp đã gọi vào phòng và nói về chuẩn bị thêm 170 triệu đồng sẽ xử cho mức án treo.
Sau đó, ông Tý và Tuân đã đến gặp Hiệp nói gia đình chỉ vay mượn được 155 triệu đồng và đưa cho Hiệp thì được Hiệp đồng ý giúp. Tổng số tiền gia đình Tuân đã chi cho Hiệp là 235 triệu đồng. Tuy nhiên đến ngày 12/6/2014, khi đưa vụ án ra xét xử, Hiệp đã tuyên phạt Tuân 12 tháng tù giam.
Bức xúc và cho rằng bị lừa, gia đình Tuân đã nhiều lần đến đòi tiền và Hiệp đồng ý trả lại. Nhiều lần gặp gỡ này, ông Tý đã ghi âm lại toàn bộ nội dung thể hiện việc Hiệp đòi tiền của gia đình Tuân.
Ngày 30/6/2014, Hiệp trả lại 185 triệu đồng tại TAND huyện Thanh Liêm và ngay sau đó số tiền đã được nộp cơ quan điều tra. Trên cơ sở đơn tố cáo và các bằng chứng này, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vào cuộc xác định có dấu hiệu tội phạm nên đã khởi tố, bắt tạm giam Hiệp./.
Theo_VOV
Truy tố cựu sếp Agribank Bình Chánh gây thiệt hại 27 tỷ đồng Nguyễn Văn Lợi - nguyên phó giám đốc Agribank Bình Chánh (TP HCM) cùng 3 thuộc cấp đã gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 27 tỷ đồng. Theo tin tức trên báo Tiền Phong: Ngày 10/10, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Dương Thanh Cường (SN 1966, trú tại TP Hồ Chí Minh), nguyên Tổng giám đốc...