Lo ngại Iran gây rối, Mỹ yêu cầu Nhật, Hàn điều lực lượng đến eo biển Hormuz
Mỹ yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc bố trí lực lượng để thành lập một hạm đội chung tuần tra khu vực gần eo biển Hormuz ở Trung Đông.
Truyền thông Hàn Quốc ngày 12/7 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc bố trí lực lượng để thành lập một hạm đội chung tuần tra khu vực gần eo biển Hormuz ở Trung Đông.
“Chúng tôi thường xuyên liên lạc với Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc cũng lo ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông. Lập trường của chúng tôi là quyền tự do hàng hải và tự do thương mại không thể bị đe dọa” phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim In-chul tuyên bố khi được hỏi về đề xuất này của Mỹ.
Quân đội Hàn Quốc được cho là đang cân nhắc các phương án sau khi nhận được đề nghị triển khai lực lượng từ Mỹ.
Mỹ đang kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở vịnh Ba Tư. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản cũng cho biết chính quyền nước này nhận được yêu cầu của Mỹ và dự kiến bắt đầu quá trình nghiên cứu pháp lý để triển khai lực lượng phòng vệ tới eo biển Hormuz.
Video đang HOT
Trước đó, Tướng Mark Milley – người được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đang xúc tiến kế hoạch thành lập một liên minh quốc tế hộ tống các tàu thương mại đi qua vịnh Ba Tư do những căng thẳng leo thang xung quanh tình hình Iran.
“Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng tổ chức một liên minh quốc tế nhằm đảm bảo cho các tàu thương mại ở vịnh Ba Tư có được sự hộ tống của lực lượng Hải quân các nước tham gia liên minh” – Tướng Milley phát biểu trong một phiên điều trần ở Thượng viện. Theo ông, điều này là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo được tự do hàng hải tại khu vực.
Cùng ngày, Bộ Tư lệnh Trung tâm Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ (CENTCOM), trong một tuyên bố chính thức, cũng khẳng định tình hình xung quanh vấn đề Iran đòi hỏi phải có một “giải pháp quốc tế”. “Nền kinh tế thế giới phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến đường thương mại tự do và tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn nền tảng cho sự phát triển toàn cầu này” – theo tuyên bố của CENTCOM – cơ quan đảm trách chủ yếu địa bàn Trung Đông và Trung Á.
Trước đó, vào ngày 9/7, Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford, người sẽ rời vị trí này vào mùa Thu năm nay, cũng từng khẳng định chính quyền Mỹ đang nghiên cứu khả năng thành lập một liên minh quốc tế chịu trách nhiệm đảm bảo tự do hàng hải ở các eo biển Hormuz và Bab el-Mandeb.
Tình hình vùng Vịnh đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là sau khi London thông báo các tàu vũ trang Iran đã tìm cách chặn tàu chở dầu Heritage của Anh không cho đi qua Eo biển Hormuz. Tàu khu trục HMS Montrose của Hải quân Anh buộc phải can thiệp đưa ra cảnh báo mới khiến các tàu Iran rời đi. Chính phủ Anh bày tỏ quan ngại trước sự việc trên, đồng thời kêu gọi Iran giảm căng thẳng trong khu vực.
(Nguồn: TASS, Donga Ilbo)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Anh chính thức lên tiếng về việc Iran bắt hụt tàu chở dầu
Chính phủ Anh lên tiếng xác nhận 3 tàu của Iran đã tìm cách chặn tàu chở dầu của Anh đi qua Eo biển Hormuz, khiến tàu khu trục HMS Montrose phải can thiệp.
Tàu khu trục HMS Montrose của Anh. Ảnh: The Guardian
Thông báo của chính phủ Anh về vụ việc xảy ra ngày 10/7 có đoạn: "Trái với luật pháp quốc tế, 3 tàu của Iran đã tìm cách cản trở tàu thương mại Heritage của Anh đi qua Eo biển Hormuz. Tàu khu trục HMS Montrose đã buộc phải tới vị trí giữa các tàu của Iran và tàu Heritage, đưa ra những lời cảnh báo đối với các tàu Iran, sau đó các tàu này đã bỏ đi. Chúng tôi quan ngại trước hành động này đồng thời tiếp tục kêu gọi chính quyền Iran giảm bớt căng thẳng tình hình trong khu vực".
Trong khi đó, Hãng thông tấn Fars cho biết Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bác bỏ thông tin rằng quân đội nước này cố gắng chặn một tàu chở dầu của Anh ở vùng Vịnh.
"Không có sự chạm trán nào giữa tàu của Iran với tàu nước ngoài ở thời điểm vụ việc diễn ra", IRGC ra thông báo.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó nói rằng 5 thuyền quân sự Iran đã cố gắng bắt giữ tàu dầu Anh. Các tàu của Tehran chỉ rút lui sau khi nhận được cảnh báo từ tàu hộ vệ HMS Montrose của hải quân Anh đang làm nhiệm vụ hộ tống tàu chở dầu.
Căng thẳng giữa Iran và Anh tại Trung Đông bùng phát trước đó gần một tuần, khi thủy quân lục chiến Anh và các quan chức Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) bắt giữ 1 siêu tàu mang cờ Panama chở dầu của Iran. Anh cáo buộc tàu này chuyển dầu Iran tới một điểm nằm trong lệnh trừng phạt của EU áp lên Syria.
Phía Iran chỉ trích vụ bắt tàu là "cướp biển" và yêu cầu Anh thả tàu ngay lập tức. Tehran cảnh báo có thể sẽ trả đũa Anh bằng cách bắt tàu dầu của London nếu tàu dầu của Iran không được thả.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sáng sớm ngày 10/7 cảnh báo rằng Anh "sẽ chứng kiến hậu quả" với vụ bắt tàu kể trên.
Bầu không khí "căng như dây đàn" ở Vùng Vịnh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công các tàu dầu ở vịnh Oman hồi tháng trước, thông tin mà Iran đã mạnh mẽ bác bỏ. Các quan chức Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố phương án quân sự với Tehran vẫn đang bỏ ngỏ.
Mộc Miên (Theo The Guardian)
Theo Thanhnien
Nóng: Tiết lộ Mỹ lập liên minh mới ở vùng Vịnh để khóa tay Iran Mỹ có kế hoạch tạo liên minh để "đảm bảo tự do hàng hải' ngoài khơi Iran, Yemen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Yemen, Tướng Marine Joseph Dunford tiết lộ. Mỹ đã phát triển một kế hoạch để tạo ra một liên minh quân sự quốc tế nhằm bảo vệ các vùng biển chiến lược ngoài khơi Iran. Chủ...