Lo ngại đạo đức học sinh lệch chuẩn
Sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm, lười biếng, ỷ lại, thiếu trách nhiệm với gia đình và những người thân trong gia đình… là hàng loạt hành vi lệch chuẩn đạo đức lối sống được Bộ GD-ĐT chỉ ra trong học sinh sinh viên hiện nay.
Thầy cô chính là những tấm gương đạo đức để các em học sinh noi theo
(Một giờ ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp tại trường THCS Phương Mai, Hà Nội)
Báo động học sinh bạo lực với thầy cô
Hàng loạt clip trên mạng xã hội gần đây cho thấy việc học sinh vô lễ với thầy cô giáo không hiếm gặp. Mức độ nghiêm trọng của những hành vi này đã khiến TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương phải đưa ra cảnh báo, vấn đề vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong một bộ phận học sinh, sinh viên đã đến mức báo động với những hành vi như trốn học, gian lận thi cử, đánh nhau, uống rượu bia, trộm cắp vặt, xin đểu, vô lễ, đe dọa hành hung thầy cô giáo. Nhiều học sinh, sinh viên còn có biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động, sống ích kỷ, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ… Ông Nguyễn Đắc Hưng cũng chỉ ra rằng, tình trạng đánh nhau trong học sinh ngày càng nhiều, không chỉ nam sinh mà cả nữ sinh, “có khi còn dùng hung khí hành xử với nhau vô cùng dã man”.
Mặc dù khảo sát của Bộ GD-ĐT hơn 3.000 học sinh, giáo viên… cho thấy đa số học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện tích cực về đạo đức lối sống nhưng theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên, Bộ GD-ĐT, vẫn còn nhiều biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại nhất là các hành vi lệch chuẩn về đạo đức lối sống. Trong phạm vi nhà trường, ông Ngũ Duy Anh đưa ra hàng loạt hiện tượng như gây gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng bạn bè; vô lễ với thầy cô giáo; chây lười trong học tập; nghỉ học, đi học muộn không có lý do; quay cóp, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp… Ra ngoài xã hội, những hành vi này có thể thấy khá nhiều từ vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên sống đua đòi, thực dụng, yêu đương và có quan hệ tình dục sớm.
Video đang HOT
Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 25 tỉnh, thành phố của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy có sự suy giảm về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Cụ thể: Ở bậc THCS tỉ lệ HS xếp loại tốt đạt 70,77% nhưng lên THPT giảm xuống 65,67%; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá bậc THCS 23,54%, THPT: 24,9%; Trung bình: THCS là 5,00%, THPT: 5,58%; Yếu: THCS là 0,69%, THPT: 3,84%.
Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn phải là tấm gương sáng về đạo đức cho mỗi học sinh
(Bà giáo Hồ Hương Nam, 81 tuổi, 16 năm dạy trẻ khuyết tật trong trường THCS An Dương, Tây Hồ)
Gia đình và nhà trường đều có trách nhiệm
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức của học sinh, sinh viên trong thời gian qua, TS Nguyễn Đắc Hưng khẳng định, sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình là nguyên nhân hàng đầu. “Trẻ em hư hỏng trước hết thuộc về lỗi của các bậc làm cha, làm mẹ. Bởi vì, ngay từ khi mới sinh cho đến tuổi đi học, trẻ chịu sự chi phối sâu sắc của cha mẹ, mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Khi đến tuổi đi học, trẻ vẫn có nhiều thời gian sống và sinh hoạt gần gũi với những người trong gia đình, nên ảnh hưởng của gia đình đến nhân cách của trẻ vẫn còn rất lớn” -TS Nguyễn Đắc Hưng khẳng định.
Hàng loạt hiện tượng từ gia đình gây ảnh hướng xấu tới đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên được ông Ngũ Duy Anh chỉ ra từ khảo sát của Bộ GD-ĐT. Trong đó, bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật, thô bạo với con cái là những nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi đánh nhau ở các em. Ngay chính môi trường gần gũi, thân thiết, luôn luôn gắn bó với các em lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sự nói dối, không gương mẫu của người lớn đã làm cho các em thất vọng và mất phương hướng.
Bên cạnh đó, trong nhà trường, bộ môn quan trọng với việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh, sinh viên là Giáo dục công dân vẫn đang bị coi là môn phụ. Môn học này vốn được xếp là môn học chính, nhưng thực tế khảo sát cho thấy sự coi trọng chưa đúng mức, đặc biệt bởi tư tưởng “học để thi, không thi không học”. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 39% giáo viên coi môn Giáo dục công dân là môn phụ; 52% cho rằng môn học này chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, ngay trong giáo viên hiện nay, một bộ phận thường ít quan tâm đến diễn biến tư tưởng tình cảm của học sinh. Có những học sinh chưa ngoan nhưng thầy cô ít chịu tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư, tình cảm của các em. Đôi khi quy kết là học sinh cá biệt làm cho các em phản ứng, bất mãn và nhanh chóng tìm đến sự sa ngã trong cuộc sống và ngay bản thân thầy cô cũng có người không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Nhiều thầy cô có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thiếu phương pháp sư phạm trong xử lý tình huống dẫn tới những phản ứng, hành động tiêu cực, ở học sinh.
Theo ANTD
Nghiêm cấm cắt xén chương trình lớp 12
Cùng với việc chốt lại những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 khi chính thức đưa vào quy chế thi, ngày 29-3, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu tất cả các trường THPT toàn quốc tuyệt đối không được cắt xén chương trình học trước thời hạn quy định.
Các trường không được cắt xén chương trình để ôn thi cho thí sinh
Điểm 1 là điểm liệt
Một trong những điểm đáng lưu ý nhất trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2014 được bổ sung lần này là thay đổi cách xác định điểm xét tốt nghiệp. Theo đó, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên điểm trung bình giữa điểm trung bình tổng điểm 4 bài thi và điểm trung bình cả năm lớp 12. Để được công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh năm nay được yêu cầu phải đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, không có bài thi nào từ 1,0 điểm trở xuống và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên đối với những thí sinh bình thường. Như vậy thay vì điểm liệt là 0 điểm thì năm nay điểm liệt được quy định là 1 điểm và xét cả điểm trung bình năm học lớp 12.
Quy chế thi năm nay đưa ra quy định môn thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn; trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi: Toán và Ngữ văn 120 phút; Lịch sử và Địa lí 90 phút; Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ 60 phút. Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm: Chứng nhận nghề phổ thông; Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành giáo dục tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT, gồm: thi học sinh giỏi các môn văn hoá; thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học); thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế. Những quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 8-5-2014, trước thời điểm thi tốt nghiệp THPT hơn 3 tuần.
Đảm bảo xếp loại đúng năng lực
Trước những thay đổi này, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra những yêu cầu để chuẩn bị tốt nhất cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Do điểm trung bình các môn văn hóa học sinh lớp 12 được tính vào điểm xét tốt nghiệp THPT nên Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học theo đúng Quy chế xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Đối với việc ôn thi, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết, nhà trường cần tổ chức việc ôn tập đảm bảo thời gian, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, quan tâm giúp học sinh nâng cao mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức. Theo đó, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Đối với môn Ngoại ngữ cần coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kiểm tra có cả hình thức viết và tự luận.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải. Đặc biệt, để đối phó với việc ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, nhiều trường đã chủ động cắt giảm các môn phụ, cho thi học kỳ sớm để có thời gian tập trung vào những môn học sinh đăng ký thi, ông Vũ Đình Chuẩn cho biết, Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị lãnh đạo các sở
GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định.
Theo ANTD
Đánh giá giảng viên: Dễ phát sinh tiêu cực "Chúng em không quan tâm lắm đến nội dung đánh giá giảng viên vì tiêu chí khá chung chung và bản thân cũng không muốn ảnh hưởng đến tiêu chí bình xét thi đua của giảng viên" - một sinh viên năm cuối ĐH Hà Nội chia sẻ. Cần xây dựng văn hóa đánh giá giảng viên trong giảng đường đại học (Ảnh...