Lo ngại COVID-19 lây lan nhanh khi người dân Afghanistan chen chúc tại sân bay
Hàng nghìn người dân Afghanistan chen chúc cố gắng xuất cảnh qua sân bay Kabul hoặc đang tập trung dồn ứ tại các lán trại khiến nhiều tổ chức nhân đạo cảnh báo rằng tình trạng này có thể dẫn đến số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt.
Một điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Kabul (Afghanistan) ngày 11/7. Ảnh: AP
Tờ Washington Post (Mỹ) nhận định rằng thời điểm này hệ thống y tế của Afghanistan đã gặp nhiều khó khăn do xung đột và nguồn cung bị ảnh hưởng từ diễn biến ở sân bay Kabul.
Kể từ khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul ngày 15/8, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 và xét nghiệm tại Afghanistan đã giảm mạnh. Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kế hoạch tăng cường nguồn cung oxy và phòng chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện cũng bị hoãn lại.
Video đang HOT
Một người phát ngôn của UNICEF vào ngày 25/8 cho biết tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Afghanistan đã giảm 80% trong tuần trước, vài ngày sau khi Taliban kiểm soát Kabul. Trong tuần từ 15/8, chỉ có 30.500 người được tiêm vaccine COVID-19 tại 23 tỉnh ở Afghanistan, giảm so với con số 134.600 người được tiêm chủng ở 34 tỉnh vào tuần trước đó.
Người phát ngôn của UNICEF còn cảnh báo rằng 2 triệu liều vaccine COVID-19 tại Afghanistan dự kiến hết hạn sử dụng trong những tháng tới. WHO ngày 24/8 cho biết mới chỉ có khoảng 5% dân số Afghanistan được tiêm đủ 2 liều vaccine. Cũng theo WHO, tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 tại Afghanistan đã giảm 77% trong tuần từ 15/8 so với tuần trước đó.
Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO ở vùng Đông Địa Trung Hải, ông Rick Brennan đánh giá: “Rõ ràng COVID-19 không phải là ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với phần lớn người Afghanistan”.
Trước khi Taliban giành quyền kiểm soát, chính phủ Afghanistan đã gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch, phần lớn do sự nghi ngại của công chúng với hệ thống y tế yếu ớt do tác động của chiến tranh.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Afghanistan ghi nhận tổng cộng 152.000 ca mắc và trên 7.000 trường hợp thiệt mạng. Trong tháng 7, mới chỉ có 700.000 người được xét nghiệm COVID-19 trong tổng dân số 40 triệu người.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng số ca mắc COVID-19 sẽ tăng vọt tại Afghanistan khi có nhiều người mất nhà cửa có biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Nhà phân tích Roshni Kapur tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định rằng Taliban vẫn rất nghiêm túc với mối đe dọa từ dịch COVID-19.
Ông Brennan trong khi đó cho biết nhân viên của WHO chưa nhận được thông tin nào cho thấy Taliban có thể cản trở hoạt động của tổ chức này.
Chính phủ mới tại Afghanistan cần tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn thông tin trên trang actmedia.eu cho biết ngày 23/8, ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra tuyên bố chung về tình hình Afghanistan, khẳng định chính phủ mới tại nước này cần tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế.
Người dân Afghanistan tập trung gần sân bay ở Kabul với hi vọng được lên máy bay rời khỏi đất nước, ngày 20/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố nhấn mạnh NATO hết sức quan ngại về những gì đang diễn ra tại Afghanistan và kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức tại quốc gia này. Ngoại trưởng các nước NATO cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về tình trạng bất ổn nghiêm trọng trên khắp lãnh thổ Afghanistan. Các ngoại trưởng cũng khẳng định cam kết đối với tuyên bố của Hội đồng An ninh NATO ngày 16/8, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo quốc tế trong mọi trường hợp.
Theo tuyên bố, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của NATO là thực hiện các cam kết về việc tiếp tục sơ tán an toàn công dân của các quốc gia thành viên, công dân các quốc gia đối tác của NATO và những người đang gặp nguy hiểm tại Afghanistan, đặc biệt là những người đã làm việc cho NATO. Chính quyền tại Afghanistan cần tôn trọng và bảo đảm an toàn để những người này được sơ tán có trật tự, trong đó bao gồm cả việc sơ tán từ sân bay quốc tế Hamid Kazai tại thủ đô Kabul. Trong khi các chiến dịch sơ tán vẫn đang được triển khai, NATO sẽ tiếp tục duy trì việc điều phối chặt chẽ thông qua các lực lượng và phương tiện của liên minh quân sự này tại sân bay trên. Tuyên bố khẳng định người dân Afghanistan xứng đáng được sinh sống an toàn, bảo vệ an ninh và nhân phẩm.
Các ngoại trưởng NATO kêu gọi tất cả các bên tại Afghanistan cùng thiện chí hợp tác để thành lập một chính phủ thống nhất và toàn diện, trong đó có cả sự tham gia đầy đủ, quan trọng của phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số. Trước tình hình hiện nay, NATO sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho chính quyền Afghanistan. Bất kì một chính phủ mới nào tại Afghanistan cũng cần tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế của Afghanistan, bảo đảm quyền con người cho mọi người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em và những người dân tộc thiểu số, tôn trọng quy định của pháp luật, cho phép tiếp cận nhân đạo không hạn chế và bảo đảm Afghanistan sẽ không bao giờ trở lại thành "nơi ẩn náu" của chủ nghĩa khủng bố.
Theo tuyên bố, trong 20 năm qua NATO đã nỗ lực không để Afghanistan biến thành "sào huyệt" của khủng bố. NATO cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố với quyết tâm cao nhất. NATO sẽ tiếp tục can dự vào Afghanistan và thúc đẩy giải quyết những vấn đề then chốt mà Afghanistan và khu vực đang phải đối mặt, kể cả trước mắt và lâu dài, trong đó bao gồm việc thông qua hợp tác với các đối tác khu vực và quốc tế như Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc.
Taliban: "Người dân không nên sợ chúng tôi" Thành viên cấp cao của Taliban nói rằng "tất cả người dân Afghanistan" không nên lo sợ khi lực lượng này lên nắm quyền và điều hành đất nước. Một đơn vị đặc nhiệm của Taliban trên đường phố Kabul (Ảnh: New York Times). Trả lời phỏng vấn hãng tin Al Jazeera hôm 22/8, Khalil Ur-Rahman Haqqani, một thủ lĩnh cấp cao của...