Lo ngại bùng phát dịch bệnh mùa tựu trường
Thời tiết, khí hậu đang chuyển mùa từ hè – thu là thời điêm rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như tay-chân-miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do virus Rota, sốt xuất huyết.
Các ca mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Hải Nguyễn
Trẻ em mắc sởi tăng nhanh
Thời gian qua, tại một số bệnh viện trên địa bàn TPHCM tiếp nhận nhiều ca trẻ mắc bệnh sởi, đặc biệt có những ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đủ tuổi tiêm phòng sởi) khiến người dân và cả ngành y tế lo lắng về nguy cơ bùng phát thành dịch sởi nếu không có những biện pháp đề phòng.
Theo bác sĩ (BS) Tiêu Châu Thy – Khoa nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, các cháu đều nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho nhiều, nổi ban, viêm phổi. Khoa đã tiếp nhận rải rác các ca trẻ mắc sởi và có liên tiếp 3 bé mắc chưa đủ tuổi để tiêm phòng sởi trong khi thông thường ở lứa tuổi này, trẻ thường có miễn dịch từ mẹ (truyền qua sữa mẹ). Vì thế, trẻ mắc sởi có thể là do mẹ chưa có miễn dịch (chưa được tiêm, chưa từng mắc sởi) hoặc tiêm chưa đầy đủ nên miễn dịch chưa đủ để bảo vệ trẻ.
“Sởi rất dễ bị nhầm với sốt phát ban nên nếu thấy trẻ sốt cao, phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt, sau đó lan dần xuống dưới chân, tay; kèm theo viêm kết mạc mắt; viêm đường hô hấp thì nên cho đi khám tại các cơ sở y tế ngay” – BS Thy nói.
Tương tự tại BV Nhi đồng 2, tình trạng trẻ mắc sởi cũng được ghi nhận, theo đó, chỉ trong 3 tuần cuối của tháng 8, BV đã phát hiện 25 trường hợp sốt phát ban, trong đó có 15 ca có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Tất cả các trường hợp mắc sởi này đều chưa được tiêm phòng và hầu hết các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành phía Nam.
Sốt xuất huyết “vào mùa”
Video đang HOT
Tại Hà Nội, nếu như trong tháng 7.2018 chỉ ghi nhận 15-20 ca sốt xuất huyết (SXH) mỗi tuần, thì từ những tuần cuối tháng 8.2018 đến nay, số ca mắc đã tăng lên 50-60 ca/tuần. Quy luật cho thấy, đỉnh dịch SXH ở Hà Nội thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Khoảng 3 tuần gần đây, lượng bệnh nhân SXH nhập viện đang gia tăng khiến các chuyên gia lo ngại.
Theo BS Phạm Thị Ngọc Mai – BV Thanh Nhàn, số mắc SXH nhập viện điều trị không nhiều nhưng có nhiều ca bệnh nặng, giảm tiểu cầu. Điều đó cho thấy, người dân ít nhiều có dấu hiệu chủ quan, khi có biểu hiện không nghĩ ngay tới SXH mà chỉ khi bệnh chuyển nặng mới nhập viện.
Mặc dù, so với thời điểm này năm ngoái, hiện tại số mắc SXH trên địa bàn thành phố giảm mạnh đến 97%. Song PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc TTYTDP Hà Nội – cảnh báo, không ít người dân vì thấy số ca mắc SXH năm nay giảm mạnh nên chủ quan, từ đó lơ là việc phòng dịch ngay trong chính gia đình mình. Thậm chí, qua kiểm tra vẫn phát hiện nhiều nơi còn tồn đọng các ổ bọ gậy.
Sở Y tế Hà Nội kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức tự phòng bệnh SXH cho bản thân mình và cộng đồng, nhất là trong mùa mưa hiện nay.
Một ca trẻ mắc bệnh sởi đang được điều trị tại một bệnh viện ở TPHCM. Ảnh: PV
Quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh bùng phát
Về phía Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã có công văn theo đó yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tham mưu UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do virus Rota, SXH và các dịch bệnh khác mùa hè – thu trên địa bàn.
Các địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tự giác thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè – thu…
Sở Y tế các tỉnh, thành cũng chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
KIM ĐỒNG – THÙY LINH
Theo Laodong
Mỗi mùa tựu trường, lòng tôi lại cô đơn lạ kỳ khi nhớ đến mẹ
"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương..." Câu hát ấy sẽ mãi như niềm ước mơ giản dị không bao giờ là thật của tôi.
" Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương..." Câu hát ấy sẽ mãi là ước mơ giản dị nhưng không bao giờ là thật của tôi.
Nhà tôi nghèo, bố nghỉ việc công an huyện, nát rượu không lo làm lụng, một mình mẹ vất vả bươn chải nuôi sáu miệng ăn. Mẹ sinh tôi ra, rồi mẹ để tôi ở nhà với chị và đi suốt, đi hoài. Dăm bữa nửa tháng mẹ lại về một ngày. Tôi rất mừng, như chó tôi vẫy đuôi bám chủ, lăng xăng đi theo mẹ cả ngày. Trưa mẹ nấu tôi ăn, mẹ dỗ ru tôi ngủ. Hai mẹ tôi nằm chung một chiếc võng giữa vườn cây xanh mát mà ngày trẻ bố tôi trồng. Lúc tôi mới 4, 5 tuổi đã biết tự dặn đi dặn lại bản thân: "Không được ngủ, không được ngủ, chiều dậy là mẹ đi mất". Rồi, lần nào tỉnh dậy cũng vậy, tôi ngơ ngác tìm mẹ, tự trách mình và ngồi khóc rấm rức sau hè. Ngày ấy tôi nhớ mẹ nhiều lắm.
Ảnh minh họa
Chừng học cấp hai thì tôi hiểu ra những cơ cực của kẻ tha hương cầu thực như mẹ. Nhưng thấu hiểu không đồng nghĩa với việc yêu thương. 10 tuổi tôi đã không còn biết nhớ mẹ. Mãi cho đến sau này đi học xa nhà, tôi chưa hề một lần thấy nhớ.
Tôi học lớp một, ngày khai giảng là chị tôi đưa đến trường. Chị dặn: "Mày ráng nhớ đường rồi hôm sau tự mà đi." Chị tôi năm đó 12 tuổi. Tôi đưa mắt ra ngoài cửa sổ lớp học dõi theo chị, thắc mắc hoài tại sao chị bỏ tôi ở cái nơi lạ lẫm ấy mà đi. Nhưng rồi tôi vẫn không khóc như các bạn khác, dù bố mẹ các bạn đang đứng ngoài sân trường chờ đợi. Tôi đã im lặng nhìn bóng chị khuất dần mà không một lần ngoái đầu nhìn lại. Ngày đầu tiên đi học của tôi tràn ngập sự hoang mang như vậy. Được vài hôm trời mưa bão, buổi chiều bố tỉnh rượu nên đạp chiếc xe cọc cạch chở tôi về. Và chặng đường sau này, hai mươi mấy năm trời, là cay đắng hay vinh quang tôi tự mình bước đi.
Ảnh minh họa
Tôi được thành tích học xuất sắc, là bố đi họp phụ huynh. Tôi có giải học sinh giỏi tỉnh, chỉ có bố tự hào. Tôi đậu trường chuyên, mỗi bố đi khoe khắp họ hàng làng xóm. Những ngày tôi từng bị bỏng lửa khắp bụng, không hề có kí ức về sự có mặt của mẹ. Là bố thoa thuốc và chị giặt những chiếc áo tanh hôi mủ máu. Những ngày tôi bị rạ, không nhớ mẹ đã làm gì ở đâu. Bố và chị đã thay phiên nhau canh lửa sắc thuốc bắc cho tôi uống. Ngày tôi bị tai nạn vào viện, ngày tôi bị bạn bè bắt nạt, ngày ước mơ của tôi không thành, ngày tôi thi rớt đại học, ngày tôi chia tay người yêu đầu, ... Những giọt nước mắt của tôi, không hề một lần mẹ hiện diện. Cho đến bây giờ tôi vẫn thắc mắc, tại sao đối với mẹ, sự tồn tại của một đứa con út trong gia đình lại nhỏ bé như chính bề ngoài của tôi vậy?
Ảnh minh họa
Mẹ luôn tự hào rằng mẹ đã bỏ tiền ra nuôi tôi được đi học thành tài, nên người. Nhưng mẹ đâu hề hay biết, đoạn đường đời ấy tôi đi mà không có mẹ, tôi đã cô đơn nhường nào. Mặc bố đã bên cạnh, an ủi hoặc ủng hộ bước chân tôi, thì điều ấy cũng không thể nào thay thế được sự hiện diện của mẹ. Những trận đòn của bố lúc say xỉn, chẳng có ai là người đỡ giúp. Những cơn say khiến bố đốt hoặc xé sách vở, ai là kẻ giành giật chúng đem giấu giùm? Những lần tôi trốn bố, chui bụi núp bờ, mẹ không hề ở bên che chở. Khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, tôi chỉ muốn chạy ngay về khoe bố. Bao nhiêu năm qua, dù bố có nát rượu chửi bới đánh đập như thế nào, tôi cũng quá quen với việc có bố bên cạnh những lúc quan trọng. Bởi mẹ đã bỏ tôi lại một mình như thế cho người chồng mà mẹ còn không thể sống chung.
Ảnh minh họa
Một mùa tựu trường nữa lại đến, tôi vẫn nhớ như in ngày khai giảng năm xưa. Lúc ấy có con bé con 6 tuổi đã phải nếm cảm giác đơn độc giữa bao đứa trẻ cùng trang lứa có mẹ kề bên.
Theo Emdep
Tiêu chí đáng quan tâm khi chọn trường Anh ngữ cho con Mùa tựu trường về, cha mẹ lại tất bật với những kế hoạch và lựa chọn đầu tư cho việc học của con. Trong đó, việc học Anh ngữ là một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp cha mẹ trang bị nền tảng cho con sẵn sàng cho tương lai tươi sáng. Chỉ cần gõ tìm kiếm trung tâm Anh ngữ thiếu...