Lo ngại biến thể Delta lây lan, nhiều thành phố ở Australia tăng cường phòng dịch
Ngày 16/8, Melbourne – thành phố lớn thứ hai của Australia – đã ban bố lệnh giới nghiêm phòng ngừa COVID-19 trong nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh do biến thể Delta gây ra.
Theo quyết định, người dân không được ra khỏi nhà từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, bắt đầu áp dụng từ tối 16/8 đến ngày 2/9. Những người làm các công việc thiết yếu phải có giấy phép đi đường.
Cảnh vắng vẻ tại một tuyến phố ở Melbourne, bang Victoria, Australia khi biện pháp phong tỏa được gia hạn để phòng chống dịch COVID-19 ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ hiến bang Victoria, ông Dan Andrew, cho biết quyết định này được ban hành sau khi xảy ra tình trạng người dân tổ chức tiệc trên đường phố, tụ tập ở quán rượu và tụ tập tại nhà vào cuối tuần trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại Melbourne đã tăng lên mức “đỉnh điểm” trong đợt bùng phát mới nhất ở thành phố này.
Thủ hiến Andrew cho biết thêm quyết định trên là nhằm giúp Melbourne tránh khỏi kịch bản của thành phố Sydney – nơi đã và đang phải thực thi lệnh phong tỏa gần 2 tháng qua.
Video đang HOT
Cùng ngày, chính quyền thủ đô Canberra thông báo sẽ duy trì lệnh phong tỏa tới ngày 2/9 tới, trong bối cảnh các quan chức y tế đang nỗ lực kiểm soát một đợt bùng phát nhỏ tại đây. Trong khi đó, chính quyền thành phố Darwin thuộc bang Northern Terrority thông báo tạm thời phong tỏa toàn thành phố khoảng 150.000 dân này trong vòng 3 ngày.
Quyết định được đưa ra sau khi giới chức trách ghi nhận một người đàn ông 30 tuổi dương tính với virus SARS-CoV-2. Người này trở về từ nước ngoài và được xác định mắc COVID-19 sau 14 ngày cách ly kể từ khi nhập cảnh.
* Tại Nhật Bản, nhật báo Sankei Shimbun ngày 16/8 đưa tin chính phủ dự kiến sẽ gia hạn “tình trạng khẩn cấp phong tỏa mềm” đến giữa tháng 9 tới ở các khu vực bao gồm cả thủ đô Tokyo cũng như bổ sung thêm một số khu vực khác.
Tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/8 tới, song việc liên tục gia tăng các ca mắc mới COVID-19 khiến giới chuyên gia kêu gọi kéo dài thời gian áp dụng tình trạng này.
Đài truyền hình NHK đưa tin 4 bên liên quan việc điều hành Paralympics Tokyo 2020, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 24/8 tới, sẽ nhóm họp vào cuối ngày 16/6 để quyết định cách thức xử lý vấn đề về khán giả tham dự sự kiện thể thao này.
Theo các phương tiện truyền thông, tuần trước, các nhà tổ chức đã nhất trí hạn chế khán giả tới xem các nội dung thi đấu Paralympic do tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 tiếp tục được duy trì ở Tokyo. Trước đó, hầu hết các môn thi ở Olympic Tokyo đều không có khán giả. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã tái áp đặt tình trạng khẩn cấp, nhưng hiệu quả của biện pháp này hạn chế do luật quy định chính phủ chỉ có thể yêu cầu người dân hợp tác phòng dịch.
* Tại Anh, trước ngày 16/8, những người được ứng dụng Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) cảnh báo đã tiếp xúc gần với một ca mắc COVID-19 đều được yêu cầu tự cách ly trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính phủ nước này tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, kể từ ngày 16/8, những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 ở Anh sẽ không còn bắt buộc phải tự cách ly nếu họ từng tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19.
Thay vào đó, các trường hợp đã tiêm đủ liều 2 mũi vaccine và dưới 18 tuổi được khuyến cáo nên làm xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) miễn phí nếu họ từng tiếp xúc gần với ca COVID-19, nếu có kết quả dương tính sẽ thực hiện tự cách ly theo quy định.
Quyết định mới nhất này được đưa ra 3 tuần trước khi hàng nghìn học sinh và sinh viên tại Anh trở lại trường học và họ sẽ không còn phải giãn cách xã hội. Động thái này nằm trong khuôn khổ giai đoạn 4 kế hoạch của Chính phủ Anh nhằm mở cửa nền kinh tế trở lại sau hơn một năm áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Anh là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với hơn 130.000 ca tử vong. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại đây đang lắng dịu nhờ triển khai thành công việc tiêm vaccine. Cho tới nay, khoảng 75% người trưởng thành ở Anh đã được tiêm đủ liều.
Các tỉnh của Lào ra lệnh phong tỏa để ngăn sự lây lan của dịch bệnh
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, để khoanh vùng ngăn sự lây lan dịch bệnh COVID-19, một số tỉnh của Lào đã ra lệnh phong tỏa những địa phương báo cáo có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Phong tỏa một khu vực do có trường hợp mắc COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 19/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, chính quyền tỉnh Attapeu thông báo sẽ phong toả toàn tỉnh sau khi lần đầu ghi nhận ca lây nhiễm là nhân viên y tế đi tập huấn phòng chống sốt rét tại tỉnh Savannakhet. Theo thông báo mới, 141 bản thuộc 5 huyện trên địa bàn tỉnh Attapeu sẽ phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do chính phủ cũng như chính quyền tỉnh đề ra. Những người được phép vào Attapeu nhưng đến từ nơi có dịch phải cách ly 14 ngày. Hiện những người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 đang được xác minh và đưa đi cách ly, xét nghiệm.
Chính quyền tỉnh Sekong, miền Nam Lào cũng vừa ra lệnh phong toả 4 huyện sau khi ghi nhận một ca COVID-19 mới tại tỉnh vào ngày 12/8, là một cán bộ y tế đi tập huấn phòng chống sốt rét ở tỉnh Savannakhet. Theo xác minh dịch tễ, những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân mới đã được đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế ngày 13/8 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 305 ca mắc mới, trong đó ngoài 285 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 20 ca cộng đồng. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 9.668 ca, trong đó có 9 người tử vong.
Không thể đi du lịch, người Singapore đổ xô sưu tầm cây cảnh quý hiếm Thay vì sở hữu thêm xe hơi, đồng hồ hay đi du lịch, sưu tầm cây cối quý hiếm trở thành thú vui của nhiều gia đình Singapore trong bối cảnh đại dịch. Trước khi làn sóng Covid-19 xuất hiện tại Singapore, ý tưởng trồng cây cối chưa từng có trong suy nghĩ của vợ chồng ông bà Ooi. Tuy nhiên, mọi chuyện...