Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi
Đến bệnh viện bị lây nhiễm sởi khiến bệnh trở nặng, thậm chí tử vong là mối lo ngại của nhiều gia đình bệnh nhân.
Nhiều ca mắc sởi vẫn nằm chung phòng với các trẻ khác khiến bệnh có thể lây lan rộng – Ảnh: Ngọc Thắng
Điều trị viêm phổi, nhiễm thêm bệnh sởi
Thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư ngày 5.4 cho biết mới đây gia đình một cháu bé 13 tháng tuổi (ở Vĩnh Phúc), bị viêm phổi sau điều trị tại BV Nhi T.Ư, sau đó ra viện về nhà thì bị mắc sởi. Cháu được gia đình đưa lại BV Nhi T.Ư, được tiếp nhận điều trị tại Khoa Truyền nhiễm. Tuy nhiên, do bệnh nặng, cháu đã không qua khỏi.
Chúng tôi vẫn nghi ngờ cháu bị nhiễm vi rút sởi khi khám, điều trị tại BV Nhi T.Ư. Khi vào đây, chúng tôi cũng gặp 2 bệnh nhân mắc sởi khác trước đó cũng từng điều trị bệnh khác tại BV Nhi T.Ư. Con trai tôi bị sởi và tai biến viêm phổi phải thở ô xy
Mẹ của bé Nguyễn Dương T.
Bác sĩ (BS) Trần Văn Học, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi T.Ư, cho biết gia đình đã có đơn yêu cầu BV bồi thường với lý do cháu bị nhiễm sởi khi điều trị tại BV dẫn đến tử vong. “BV đã trả lời bằng văn bản, giải thích để gia đình hiểu, trong mọi trường hợp, bệnh nhi tử vong luôn là điều đau xót và BV chia sẻ với gia đình về mất mát này. Nhưng có những tình huống do bệnh cảnh nặng, không thể cứu chữa”, BS Học nói.
Video đang HOT
Cũng theo BS Học, nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV là có thể xảy ra và nguy cơ này luôn được khuyến cáo. Tuy nhiên, với trường hợp của cháu bé rất khó khẳng định lây từ BV hay cộng đồng vì nhiều trẻ tại gia đình cũng bị sởi.
Có mặt tại Phòng Cấp cứu Khoa Nhi BV Bạch Mai, chúng tôi cũng gặp trường hợp của bé trai Nguyễn Dương T. (11 tháng tuổi, ở Hà Nội), điều trị từ 10 ngày qua. Mẹ của bé T. cho biết trước khi vào Khoa Nhi BV Bạch Mai, hồi tháng 3 cháu vào BV Nhi T.Ư điều trị tại Khoa Dị ứng miễn dịch. Sau khi ra viện 10 ngày thì cháu bị sốt cao, phát ban. Gia đình cho cháu quay lại BV Nhi T.Ư được chẩn đoán mắc sởi, nhưng BV Nhi yêu cầu chuyển về BV Xanh Pôn (thuộc Sở Y tế Hà Nội) vì BV hết giường nội trú. Gia đình sau đó đã chủ động đưa cháu vào BV Bạch Mai điều trị. “Chúng tôi vẫn nghi ngờ cháu bị nhiễm vi rút sởi khi khám, điều trị tại BV Nhi T.Ư. Khi vào đây, chúng tôi cũng gặp 2 bệnh nhân mắc sởi khác trước đó cũng từng điều trị bệnh khác tại BV Nhi T.Ư. Con trai tôi bị sởi và tai biến viêm phổi phải thở ô xy”, mẹ của bé T. lo lắng.
Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, các trẻ mắc sởi vẫn nằm chung phòng với các bé có bệnh lý khác: tiêu chảy, viêm phổi thông thường. “Cũng có các gia đình lo ngại con mình bị lây nhiễm vì nằm chung với ca mắc sởi nhưng hiện tại chúng tôi cũng chưa thể sắp xếp riêng biệt được do bệnh nhân mắc sởi vào nhiều, toàn khoa nhi quá tải trong nhiều tuần qua, ngày cao điểm lên đến 127 bệnh nhi/50 giường bệnh”, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết.
“Dịch sở ghi nhận tại trên 50 tỉnh thành”
Liên tục trong hai tháng qua, nhiều BV quá tải vì bệnh nhi mắc sởi tăng cao bất thường, xuất hiện các ca nghi ngờ lây sởi trong BV nhưng Bộ Y tế vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để khắc phục. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thừa nhận: “ Dịch sởi ghi nhận tại trên 50 tỉnh thành”, tuy nhiên ông Phu không cho biết số ca tử vong do sởi. “Con số này các BV có báo lên nhưng phải làm rõ thêm vì có thể bệnh nhân mắc sởi nhưng tử vong do có bệnh lý khác sẵn có”.
Bệnh nhi được điều trị tại BV Bạch Mai (Hà Nội)
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay Khoa Truyền nhiễm của BV Nhi T.Ư đang quá tải với hơn 200 ca mắc sởi đang điều trị, phần lớn nằm ghép 2 – 3 trẻ/giường. Tại thời điểm có dịch này, nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV là rất lớn không chỉ vi rút mà cả vi khuẩn.
Ông Khoa cũng cho biết đã đề nghị BV Nhi T.Ư và các BV có khoa nhi cần có khu vực khám sàng lọc tốt, khi có trẻ nghi mắc sởi nên được chuyển riêng biệt, tránh thấp nhất các trẻ nằm chung với các bệnh dễ lây nhiễm. Cần dành khu vực cách ly điều trị trẻ mắc các bệnh dễ lây nhiễm như sởi.
TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bạch Mai, cho biết: “BV đang khẩn trương rà soát lại và đang có kế hoạch sắp xếp, tăng cường nhân lực, thiết bị, vật tư để giảm các nguy cơ lây nhiễm chéo cho các bé điều trị. Tại Khoa Nhi của BV Bạch Mai chưa ghi nhận các trẻ bị lây sởi từ BV, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ này là có thể, cần chủ động để ngăn ngừa”.
TP.HCM: 600 trẻ mắc bệnh sởi Tại Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) những ngày cuối tuần qua luôn có hơn 50 bệnh nhi mắc sởi điều trị nội trú. Nhiều trường hợp bị biến chứng viêm phổi, gần như ngày nào khoa cũng có bệnh nhi mắc sởi nặng trong tình trạng phải thở máy. Theo thống kê, từ đầu năm đến cuối tháng 3, có hơn 600 trẻ ngụ ở TP.HCM mắc bệnh sởi (chỉ tính số nhập viện điều trị nội trú, không tính số mắc nhẹ điều trị ngoại trú). Sau khi bệnh sởi gia tăng hồi tháng 2, TP thực hiện tiêm vét vắc xin phòng bệnh cho trẻ, đến nay qua 5 tuần thực hiện, đã tiêm được 32.000 liều. Trong khi đó, chỉ tiêu đặt ra tại TP là khoảng 95.000 liều. Thanh Tùng
Nhiều trẻ mắc sởi tử vong Ngày 5.4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống bệnh sởi và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng dịch sởi. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống dịch sởi, đồng thời khuyến cáo các bậc cha mẹ chủ động đưa trẻ trong độ tuổi tiêm chủng (từ 9 – 24 tháng tuổi) chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin sởi đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng vắc xin. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ cuối năm 2013 đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 trường hợp nghi mắc sởi tại 59 tỉnh, thành phố. Lứa tuổi mắc chủ yếu là trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định. Mặc dù thời gian qua các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi tuy nhiên số mắc sởi tại nhiều địa phương có xu hướng giảm chậm nhưng không đáng kể. Đáng lo ngại đợt dịch này đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ mắc sởi do đồng nhiễm các vi rút khác hoặc có bệnh lý khác nhưng mắc thêm sởi.
Theo TNO
Dịch cận kề, thiết bị... hỏng hóc
Đó là thực trạng đáng lo ngại trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm hiện nay, được nêu tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở người và phòng chống dịch sởi ngày 23.2.
Giết mổ, buôn bán gia cầm nhỏ lẻ là nguy cơ phát tán mầm bệnh cúm A/H5N1 - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cúm A/H5N1 có nguy cơ cao bùng phát tại VN với nhiều nguyên nhân: Dịch cúm H5N1 trên gia cầm đang xảy ra tại 17 tỉnh trên cả nước và chưa có xu hướng dừng lại; vi rút cúm H5N1 vẫn ghi nhận trên các đàn thủy cầm nhưng không có biểu hiện bệnh, do đó gây khó khăn cho việc phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch.
Lập đội ứng phó với phản ứng sau tiêm chủng Tại hội nghị, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương triển khai tiêm vắc xin sởi lần này đạt mục tiêu 95% trẻ 9 - 24 tháng tuổi được tiêm mũi một và tiêm vét. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị tại một số tỉnh, đặc biệt là miền núi phía bắc ngoài duy trì lịch tiêm thường xuyên cần thành lập đội tiêm chủng cơ động. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần thành lập đội ứng phó với phản ứng sau tiêm chủng nhằm giảm thấp nhất các phản ứng sau tiêm chủng, để người dân yên tâm. Ngoài ra, phải đặc biệt lưu ý tới các vắc xin tỷ lệ tiêm thấp trong thời gian qua. Khi tỷ lệ tiêm chủng xuống thấp sẽ chưa thấy tác hại ngay nhưng những năm sau sẽ thấy rõ và dịch sởi hiện nay là một minh chứng rõ ràng.
Cúm A/H5N1 đang là chủng có độc lực mạnh nhất, với tỷ lệ tử vong hiện ở mức 50% (63/126 ca mắc cúm gia cầm tại VN từ 2003 - 2014 tử vong). Riêng trong tháng 1.2014, 2/2 bệnh nhân mắc cúm gia cầm đều tử vong. "Việc cùng lúc lưu hành nhiều chủng vi rút cúm: H1N1, H3N2, cúm mùa, cúm gia cầm H5N1 làm tăng nguy cơ biến đổi, trong đó có thể trở thành chủng có khả năng lây lan mạnh hơn, khó khăn cho phòng dịch", ông Phu khuyến cáo.
Trong khi đó, đại diện Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) nhận định việc đóng cửa các chợ ở tỉnh Quảng Đông và các tỉnh khác của Trung Quốc dẫn đến tình trạng gia cầm đến tuổi xuất bán bị thừa và cần đẩy đi tiêu thụ ở nơi khác với giá rất rẻ. Trong khi đó, việc đảm bảo ngăn ngừa tất cả số gia cầm vận chuyển xuyên biên giới một cách bền vững trong thời gian dài là rất khó khăn, dẫn đến nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào VN nếu không kiểm soát được gà nhập lậu. Còn Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN Takeshi Kasai đánh giá: "Dịch cúm gia cầm H7N9 có thể xâm nhập vào VN do ca bệnh trên người hoặc qua gia cầm nhập lậu".
Báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn cũng nhìn nhận địa phương đang duy trì 14 điểm chốt tại biên giới đường mòn 24/24 giờ nhưng việc ngăn chặn gia cầm nhập lậu còn rất khó khăn. Đáng lưu ý, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết 28 máy đo thân nhiệt tại các cửa khẩu phục vụ phòng chống dịch cúm, giúp sàng lọc các trường hợp nghi ngờ nhưng 9 cái đã bị hỏng trong khi nguy cơ các ca bệnh vào VN là rất lớn.
Chủ trì hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phòng chống dịch phải rất cụ thể. "9/28 cái máy bị hỏng. Mỗi máy giá khoảng 1 tỉ đồng đâu phải đến mức chúng ta không có tiền để mua. Nhưng cái máy hỏng, chúng ta có biết để đặt sửa ngay hoặc mua lại ngay không, hay đến bây giờ có dịch mới biết máy hỏng? Điều này các địa phương phải liên tục kiểm tra", Phó thủ tướng nói và yêu cầu các cơ quan nhà nước, các cơ quan chức năng phải chủ động cung cấp thông tin dịch bệnh cho báo chí để tuyên truyền đến người dân.
Theo TNO
Dịch sởi đã được đẩy lùi Ngày 3-4, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, cả nước đã có 46 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vét vaccine sởi cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi. Hiện đã có 21 tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả tiêm vét vaccine sởi cho khoảng hơn 83.000 trẻ,...