Lo ngại bệnh bạch hầu bùng phát
Thời gian gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại Kon Tum. Sau 11 năm, sự trở lại bệnh bạch hầu đã khiến 2 người tử vong.
Ảnh minh họa
Người bệnh không tiêm chủng
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh bạch hầu đã làm 2 trường hợp tử vong. Các bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu ở Kon Tum đều không tiêm vaccine. Trong số 2 bệnh nhân đã tử vong có một bệnh nhân nam 14 tuổi (huyện Đắk Tô). Sau vài ngày điều trị, cuối tháng 5/2018, bệnh nhân nam đột ngột tử vong do biến chứng.
Tới tháng 9/2018, ngành y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận thêm một trường hợp tại huyện Đăk Hà cũng tử vong do bệnh bạch hầu.Trong tổng số 6 ca mắc bệnh được đưa đến điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Kon Tum, ngoài 2 ca tử vong, hiện 1 ca đã xác định dương tính bạch hầu, 3 ca còn lại đang chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Các bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, họng có giả mạc…
Video đang HOT
Về nguyên nhân dẫn tới sự bùng phát trở lại của căn bệnh này, theo BS Nguyễn Thị Vân – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, hiện còn nhiều xã “trắng” về công tác tiêm chủng. Những trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều không được tiêm chủng.
Tăng cường phòng bệnh
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Cùng với đó, trong luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm đã quy định, bạch hầu thuộc nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, xếp cùng nhóm với HIV/AIDS,… Đây là bệnh bắt buộc phải khai báo.
Theo BS Ngô Đây – Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, bệnh bạch hầu có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng viêm cơ tim do độc tố và biến chứng viêm đa dây thần kinh. Khi bệnh nhân bị biến chứng, nguy cơ tử vong rất cao. Trong khi đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum hiện đang thiếu thuốc kháng độc tố bạch hầu để điều trị cho bệnh nhân.
“Bệnh viện Kon Tum hiện không có thuốc điều trị bạch hầu nên rất khó khăn trong điều trị, bởi thuốc SAD- thuốc kháng độc tố không có thuốc nào có thể thay thế được. Chúng tôi chỉ điều trị bằng kháng sinh, dịch truyền, nâng cao thể trạng cho người bệnh điều trị các biến chứng nếu có”- bác sĩ Đây cho hay.
Theo đó, để phòng bệnh bạch hầu thì tiêm vaccine là một giải pháp tối ưu và có hiệu quả. Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm phối hợp với vaccine phòng uốn ván và ho gà (vaccine DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp trong vaccine 5 trong 1 (bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – Hib). Vaccine DPT thường sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng (tức là mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng). Vaccine DPT sẽ được tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng với vaccine. Phản ứng dị ứng có thể là phát ban hoặc co giật và sẽ tự hết sau một vài ngày. Với người trưởng thành, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván.
Trước tình trạng bệnh bạch hầu bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã khẩn cấp triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn bệnh lây lan, đồng thời cũng đã liên hệ với Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ để có thuốc kháng độc tố bạch hầu điều trị cho bệnh nhân.
Thu Thủy
Theo daidoanket
Hai em bé ở Kon Tum tử vong do bệnh bạch hầu
6 bệnh nhân bạch hầu tại tỉnh Kon Tum nhập viện từ tháng 5 đến nay, trong đó bé trai 14 tuổi và cô bé 5 tuổi đã tử vong.
Ngày 16/10, bác sĩ Võ Văn Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kon Tum cho biết nhiều năm qua viện không tiếp nhận bệnh nhân bạch hầu nào, cho đến tháng 5/2018. Bé trai 14 tuổi trú ở huyện Đăk Tô nhập viện vào tháng 5, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Bé đã tử vong vào cuối tháng 5.
Tháng 9, một cô bé 5 tuổi trú ở huyện Đăk Hà nhập viện cũng dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Bé đã tử vong vào cuối tháng 9.
4 bệnh nhân bạch hầu đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: S.N.
Khoa Y học Nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Kon Tum đang điều trị cho 4 bệnh nhân bạch hầu khác. Theo bác sĩ Thanh, hiện tại bệnh viện gặp khó khăn lớn trong điều trị bệnh bạch hầu là không có thuốc giải độc tố SAD. "Mấy năm nay bệnh viện đã dự trù, đi mua và liên hệ một số nơi nhưng chưa cung cấp được số thuốc SAD này", Giám đốc bệnh viện chia sẻ.
Bạch hầu là bệnh dễ lây lan. Biểu hiện ban đầu là sốt, ho, khàn tiếng, sau đó nổi các mảng trắng ở vùng hầu. Tính mạng bệnh nhân bị đe dọa khi các mảng trắng lan rộng làm tắt đường thở. Ngoài ra nội độc tố bệnh hầu gây viêm cơ tim dẫn đến suy hô hấp, suy tim và tử vong.
Ngành y tế tỉnh Kon Tum đang khẩn cấp triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh lây lan. Y tế tỉnh cũng làm việc với các cơ quan chức năng để có thuốc kháng độc tố bạch hầu điều trị cho bệnh nhân.
Sơn Nguyễn
Theo VNE
Có nguy cơ xuất hiện dịch viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu Bệnh nhân là nam giới 30 tuổi ở Hưng Yên, đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Đây là bệnh nhân nhiễm vi khuẩn não mô cầu thứ hai được thông báo trong khoảng 10 ngày qua. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đang khám cho bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu từ Hưng Yên chuyển đến -...