Lo ngại an ninh khi thiết bị giám sát Trung Quốc đặt gần căn cứ Mỹ
Các nhà khoa học Trung Quốc với sự trợ giúp của các nhà chức trách Canada đã thành công trong việc đặt 4 thiết bị giám sát tại vùng biển chỉ cách bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ khoảng 300km.
Đồ họa mô phỏng một hệ thống quan trắc đáy biển của Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
Bốn thiết bị giám sát sử dụng cảm biến công nghệ cao để theo dõi môi trường dưới biển đã được kết nối với Mạng lưới Đại dương Canada (ONC) – một hệ thống trạm quan trắc biển trải dài từ đông bắc Thái Bình Dương tới Bắc Cực. Mặc dù mạng lưới này do Đại học Victoria ở British Columbia, Canada vận hành, song 4 thiết bị giám sát vừa lắp đặt thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật biển Tam Á – một thành viên của Viện Khoa học Trung Quốc. Viện Tam Á cũng là đơn vị phát triển và lắp đặt các thiết bị giám sát này.
Các thiết bị này do một tàu lặn điều khiển từ xa của Lực lượng Tuần duyên Canada lắp đặt từ ngày 27/6. Sau khi được đưa vào hoạt động hoàn chỉnh, chúng có thể được sử dụng để cung cấp các dữ liệu cho các trung tâm kiểm soát của viện Tam Á và một số nơi khác. ONC xác nhận đã đặt các thiết bị Trung Quốc trong mạng lưới của mình, song từ chối cung cấp thêm thông tin về các thiết bị này cũng như cách sử dụng chúng.
Theo SCMP, 4 thiết bị giám sát vừa lắp đặt có thể giúp các nhà khoa học biển Trung Quốc hiểu thêm về môi trường tại tuyến hàng hải chiến lược gần Mỹ. Ngoài ra, chúng cũng giúp Trung Quốc có góc nhìn rõ hơn về cấu trúc cũng như hoạt động của một trong những mạng lưới trạm quan trắc dưới biển hiện đại và lớn nhất thế giới.
Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy quân đội Trung Quốc sẽ tham gia vào dự án này cũng như việc các thiết bị này có thể được sử dụng để do thám tàu ngầm hoặc các tàu khác, song các dữ liệu môi trường biển được cho là có giá trị tương đương nhau đối với các nhà nghiên cứu quân sự cũng như dân sự.
ONC về cơ bản là một cơ sở nghiên cứu khoa học, song ONC cũng có thỏa thuận quốc phòng nhằm giúp quân đội Canada giám sát vùng biển Bắc Cực thông qua hệ thống giám sát được vận hành bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo. Một số trang web nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nhận định việc lắp đặt các thiết bị giám sát tại Canada có thể là bước khởi đầu để Trung Quốc tiếp tục xây dựng mạng lưới của nước này trong khu vực.
Lo ngại an ninh
Đồ họa vị trí lắp đặt các thiết bị giám sát biển của Trung Quốc gần căn cứ hải quân Mỹ. (Nguồn: SCMP)
Hiện chưa rõ lý do khiến Canada sẵn sàng cho phép Trung Quốc tiếp cận tự do các trạm quan trắc của nước này, tuy nhiên động thái lắp đặt 4 thiết bị giám sát trên diễn ra giữa lúc Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều bất đồng, trong khi mối quan hệ giữa Canada và Mỹ cũng đang ở trong giai đoạn căng thẳng.
Video đang HOT
Việc lắp đặt các thiết bị giám sát của Trung Quốc diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Mỹ áp đặt các khoản thuế mà Canada cho là “không thể chấp nhận được” với thép và nhôm xuất khẩu từ Canada vào Mỹ. Canada sau đó đã trả đũa bằng việc áp thuế đối với 12,8 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Trong khi đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đồng thời, căng thẳng giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự cũng có xu hướng tăng nhiệt.
Eo biển Juan de Fuca, nơi 4 thiết bị giám sát Trung Quốc được lắp đặt, là một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới. Ở vị trí chạy ngang qua eo biển này tới phía nam, cách không xa thành phố Seattle, là căn cứ hải quân Kitsap – một trong hai cơ sở vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ. Đây cũng là nơi Mỹ đặt một xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân.
Dù cho mục đích sử dụng của các thiết bị Trung Quốc tại vùng biển gần Mỹ là gì, các nhà khoa học vẫn hoài nghi về mức độ nhạy cảm của chúng.
“Các mạng lưới giám sát dưới biển sâu rất nhạy cảm và có thể liên quan chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Các nước thông thường sẽ không cho phép bên thứ ba can thiệp vào việc này trừ khi họ có mức độ tin tưởng rất cao. Sự hợp tác này rất bất thường. Các dấu hiệu cho thấy phạm vi của nó đã vượt ra khỏi lĩnh vực khoa học và chỉ có thể thực hiện được nếu có sự chấp thuận từ lãnh đạo cấp cao của hai nước”, Chen Hongqiao, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Canada thuộc Đại học Nghiên cứu Nước ngoài Quảng Đông, Trung Quốc, nhận định.
Theo Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, Trung Quốc và Canada đã ký một biên bản ghi nhớ hồi năm 2013 về hợp tác quan trắc hàng hải, song mãi tới gần đây vẫn có rất ít dự án được khởi động.
Xin Qiang, giáo sư tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải kiêm phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ, nhận định việc triển khai các thiết bị giám sát biển là lĩnh vực hợp tác nhạy cảm giữa Canada và Trung Quốc. Theo đó, Mỹ có thể sẽ tìm cách để can thiệp vào vấn đề này.
Tuần trước, các thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi một bức thư tới Thủ tướng Canada Justin Trudeau để yêu cầu ông cấm các hãng điện thoại di động sử dụng thiết bị do tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc sản xuất trong mạng 5G của Canada.
“Chuyện tương tự có thể xảy ra với mạng lưới dưới biển. Mỹ rất mạnh, và Canada khó có thể chối từ”, Giáo sư Xin nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Dự án 'thống trị đại dương' của Trung Quốc sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho mọi tàu ngầm?
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển dự án thiết kế một vệ tinh với hệ thống laser chống ngầm được kỳ vọng có thể phát hiện vị trí mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới đại dương.
Theo SCMP, Trung Quốc đang phát triển một vệ tinh với hệ thống laser chống tàu ngầm mới mà các nhà khoa học hy vọng có thể phát hiện một mục tiêu ở sâu 500 m dưới mực nước biển.
Đây là dự án mới nhất trong chương trình do thám biển sâu mở rộng của Bắc Kinh. Bên cạnh mục tiêu tàu ngầm - chủ yếu hoạt động ở 500 m đổ lại, hệ thống này có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu về các đại dương trên thế giới.
Dự án Guanlan, có nghĩa là "xem sóng lớn", chính thức khởi động hồi tháng 5 tại Phòng thí nghiệm phi công quốc gia về khoa học và công nghệ hàng hải ở Thanh đảo, Sơn Đông, Trung Quốc.
Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Theo SCMP, các nhà khoa học đang làm việc về thiết kế của vệ tinh, các thành phần quan trọng đang được phát triển bởi hơn 20 viện nghiên cứu và trường đại học trên khắp cả Trung Quốc. Song Xiaoquan, nhà nghiên cứu liên quan đến dự án cho biết nếu đội nghiên cứu có thể phát triển vệ tinh như dự kiến, nó sẽ khiến tầng trên cùng của đại dương "gần như trong suốt" và thay đổi hầu hết tất cả mọi thứ.
Dự án tham vọng về lý thuyết hoạt động như sau: Khi một tia laser chạm vào tàu ngầm sẽ có phản xạ. Phản xạ này được cảm biến thu thập và máy tính phân tích để đưa ra vị trí, tốc độ và hình dạng 3D của mục tiêu. Các nhà nghiên cứu hải quân đã phát triển trong hơn 50 năm một loại laser săn tàu ngầm sử dụng công nghệ phát hiện ánh sáng và lidar (hệ thống hoạt động giống radar nhưng sử dụng laser) như thế này.
Trong thực tế, công nghệ lidar có thể bị ảnh hưởng bởi năng lượng hạn chế của thiết bị, mây, sương mù, nước tối - thậm chí thủy sinh như cá hay cá voi. Hơn nữa, laser có thể bị phân tán khi đi từ khu vực nước này sang khu vực nước khác, khiến việc tính toán chính xác gặp khó khăn.
Các thử nghiệm từng được Mỹ và Liên Xô thực hiện đạt được tối đa độ sâu phát hiện là 100 m, theo thông tin công khai. Phạm vi này được mở rộng trong nhiều năm gần đây trong nghiên cứu được NASA và Cơ quan dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến DARPA tài trợ. Thiết bị DARPA phát triển được gắn lên máy bay do thám và cho ra kết quả đáng tin cậy ở độ sâu 200 m, phát hiện các mục tiêu nhỏ như mìn dưới biển.
Dự án kỳ vọng phát triển thiết bị laser có khả năng phát hiện mục tiêu sâu 500 m dưới biển. (Ảnh: SCMP)
Nhiệm vụ bất khả thi?
Một số ý kiến nghi ngờ các nhà khoa học Trung Quốc không thể tiến xa hơn với thiết bị của họ. "Năm trăm mét là một &'nhiệm vụ bất khả thi'", một chuyên gia lidar tại Học viện Khoa học Trung Quốc, người không tham gia nghiên cứu cho biết. Chuyên gia nhận định nhóm phát triển sẽ không thể vượt qua bóng tối mà Mẹ thiên nhiên đã tạo ra, "trừ khi họ được vũ trang vũ khí bí mật như Tom Cruise".
Dù vậy, chính phủ Trung Quốc đã đồng ý tài trợ cho nghiên cứu này, theo SCMP, một phần bởi vì đội nghiên cứu đưa ra phương án tiếp cận đột phá chưa từng được thử qua trước đó.
Thiết bị được thiết kế để tạo ra laser công suất cao ở những màu khác nhau, hay tần số khác nhau, cho phép cảm biến đủ nhạy có nhiều thông tin hơn từ các độ sâu khác nhau. Những tia laser này có thể quét qua khu vực rộng đến 100 km, hoặt tập trung vào một điểm chỉ rộng 1 km.
Để hoàn thành việc xác định mục tiêu tốt hơn, nó sẽ được sử dụng kết hợp với radar vi sóng. Radar không thể thâm nhập nước, nhưng có thể đo chuyển động bề mặt với độ chính xác cao.
Khi đã phát triển, thiết bị có nhiều khả năng sẽ được Viện Quang học và Cơ học chính xác Tây An, Học viện khoa học Trung Quốc chế tạo. Đây là nơi từng thu hút sự chú ý vì làm nhẹ vũ khí laser.
Mạng lưới do thám
Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào thiết bị quân sự, bao gồm công nghệ chống tàu ngầm, theo SCMP. Năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố làm nên bước đột phá trong công nghệ phát hiện từ tính với thiết bị có thể phát hiện những gián đoạn nhỏ trong từ trường của Trái Đất do các vật thể kim loại như tàu ngầm gây ra.
Một số công nghệ khác đang được phát triển như cảm biến lượng tử, tàu lượn dưới nước và máy bay không người lái tốc độ cao dưới nước để thu thập thông tin quy mô lớn các vùng biển trên thế giới.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Chuyên gia Trung Quốc: Bãi thử hạt nhân Triều Tiên bị sập, có thể rò phóng xạ Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây kết luận rằng, bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã bị sập một phần và có nguy cơ làm phát tán phóng xạ, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin ngày 25/4. Vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên có thể đã khiến một phần đường hầm ở...