Lo ngại Ấn Độ nới phong tỏa vội vàng
Nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng Ấn Độ có thể phải đón làn sóng Covid-19 mới nếu nới giãn cách xã hội quá nhanh chóng như hiện nay.
Tại thủ đô Delhi, ngày 15/6, hàng nghìn người chen chúc trong tàu điện ngầm và trung tâm mua sắm sau khi thành phố nới lệnh phong tỏa. Một số bác sĩ cảnh báo điều này có thể khiến đất nước bước vào làn sóng Covid-19 thứ ba.
Nhiều thành phố tại Ấn Độ bắt đầu gỡ các quy định chống dịch nghiêm ngặt sau khi số ca nhiễm toàn quốc giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng. Trung tâm thương mại được mở cửa trở lại, nhà hàng có thể đón khách với 50% sức chứa. Hệ thống đường sắt ngoại ô được phép hoạt động với 50% công suất. Các văn phòng cho phép nhân viên làm việc xen kẽ.
Quyết định mở cửa hoàn toàn của Delhi khiến giới chuyên gia lo ngại. Nhà chức trách trước đó cho biết sẽ lập tức phong tỏa trở lại nếu số ca nhiễm gia tăng. Tuy nhiên, người dân đã kịp tràn vào các trung tâm thương mại sau thời gian dài không được ra ngoài.
“Tuần trước, các khu mua sắm lớn nhất Delhi đón 19.000 người ngay sau khi mở cửa. Chúng ta phát điên hết rồi à. Đợi đến khi Covid-19 bùng phát lần nữa và lại bắt đầu đổ lỗi cho chính phủ, bệnh viện, đất nước”, Ambrish Mithal, bác sĩ tại hệ thống y tế Max HealthCare, viết trên Twitter.
Video đang HOT
Một phòng gym đông đúc ở Delhi sau khi thành phố mở cửa trở lại. Ảnh: AFP
Đầu ngày 15/6, hệ thống tàu điện ngầm của Delhi phải phát đi thông báo về tình trạng cao điểm, cho biết người dân có thể phải chờ đợi lâu hơn.
Các chuyên gia cho rằng việc nối lại hoạt động kinh doanh, xã hội sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực tiêm chủng. Đến nay, chỉ khoảng 5% trong tổng 950 triệu người trưởng thành Ấn Độ được tiêm vaccine. Công tác tiêm chủng đã chậm lại. Chính quyền Delhi cho biết sẽ đóng cửa một số điểm tiêm phòng dành cho người từ 18 đến 44 tuổi vào ngày 15/6 do khan hiếm vaccine.
“Delhi đáng lẽ nên nới phong tỏa một cách khoa học hơn. Chúng ta đang chào đón rắc rối”, Arvinder Singh Soin, bác sĩ phẫu thuật, Chủ tịch Viện Y học Tái tạo và Ghép gan, nhận định.
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ báo cáo hơn 60.000 ca nhiễm nCoV, thấp nhất kể từ ngày 31/3, theo dữ liệu của Bộ Y tế. Tổng số ca nhiễm của quốc gia Nam Á hiện là gần 30 triệu, cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Nhật mở rộng tình trạng khẩn cấp
Nhật áp tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm ba tỉnh khi còn 10 tuần nữa diễn ra Olympic và hàng trăm nghìn người đang kêu gọi hủy sự kiện.
"Hôm nay, chúng tôi quyết định thêm Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào khu vực áp tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực ngày 16-31/5. Tại ba khu vực này, dân số tương đối lớn và số ca nhiễm mới tăng rất nhanh", Thủ tướng Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 14/5.
Quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp được Nhật Bản đưa ra nhằm ứng phó làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang khiến hệ thống y tế nước này căng thẳng. Trong khi đó nhiều người dân Nhật Bản cũng đề nghị hoãn Olympic Tokyo khi chỉ còn 10 tuần là diễn ra sự kiện.
Người dân Nhật Bản ngồi gần biểu tượng Olympic bên bờ sông Odaiba ở Tokyo hôm 6/5. Ảnh: AFP.
Kenji Utsunomiya, cựu ứng viên cho chức thống đốc Tokyo, đã gửi bản kiến nghị gồm 351.000 chữ ký, kêu gọi ban tổ chức Olympic "đề cao tính mạng con người" và hoãn sự kiện này.
"Tôi nghĩ Olympic lần này là cách chúng ta quyết định nên ưu tiên tính mạng mọi người hay một buổi lễ", Utsunomiya nói, thêm rằng tổ chức Olympic trong thời điểm này có nghĩa là Nhật Bản sẽ phải dành các nguồn lực y tế quý giá cho sự kiện.
Một hiệp hội y bác sĩ Nhật Bản hôm 13/5 cũng cảnh báo không thể tổ chức Olympic an toàn trong thời Covid-19. Tuy nhiên, ban tổ chức khẳng định các biện pháp an toàn sẽ đảm bảo cho vận động viên và người dân.
Các biện pháp hạn chế của Nhật Bản gần đây cứng rắn hơn đợt ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng một, song vẫn còn kém xa các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Olympic Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tại thủ đô Nhật Bản sau một năm trì hoãn vì ảnh hưởng của Covid-19. Nhật Bản đang cố gắng kiểm soát tốt đại dịch và đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt như yêu cầu người tham gia Olympic có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72 giờ trước khi đến nước này. Nhật hiện ghi nhận hơn 660.000 ca nhiễm và hơn 11.200 ca tử vong vì đại dịch.
Vì đâu Indonesia bị cảnh báo là 'bom hẹn giờ' COVID-19? Quốc gia đông dân thứ tư thế giới Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng bùng phát lan tràn COVID-19 nếu giới chức y tế nước này không hành động tức thời. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Ở thời điểm hiện tại, Indonesia là tâm dịch lớn nhất ở Đông Nam...