Lỗ nặng khi gom con banh lông bán cho thương lái Trung Quốc
Thời gian vừa qua, các vùng biển ở Cà Mau, Kiên Giang nhiều ngư dân đổ xô đi bắt con banh lông bán cho thương lái Trung Quốc với giá từ 600.000 – 800.000 đồng/kg, tuy nhiên thời gian gần đây giá banh long giảm mạnh, dưới 200.000 đồng.
Ngư dân Nguyễn Văn Hùng – thị trấn An Thới, cho biết con banh lông màu xám, hình tròn, trọng lượng từ 7 – 8 con/kg. Lúc bình thường, giá giao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Nhưng khoảng đầu năm 2014, có một số thương lái đi thu gom con banh lông với giá từ 600.000 – 800.000 đồng/kg nên nhiều ngư dân trên đảo đổ xô đi đánh bắt con banh lông bán cho thương lái Trung Quốc.
Theo anh Hùng, để đánh bắt con banh lông, ngư dân sử dụng lồng sắt gắn bàn cào như chiếc lược cày xới nền đáy biển (do con banh lông vùi trong cát ở đáy biển). Việc này, trước mắt bắt được con banh lông nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến bề mặt đáy biển là rất lớn.
“Tuy nhiên việc đáng ngại nhất là sau một thời gian thu mua với giá cao, các thương lái bất ngờ giảm giá mạnh, khiến những người gom hàng như chúng tôi rơi vào tình thế dở khóc dở cưới khi bán 1kg banh lông chịu lỗ hơn một nửa so với giá mua vào.” Anh Tuấn – một ngư dân chuyên thu gom con banh lông ở cảng An Thới bùi ngùi cho biết.
Khoảng đầu năm, 1kg banh lông được thương lái thu múa từ 600.000 – 800.000 đồng.
Trước tình trạng bất ngờ ngưng thu mua con banh lông của các thương lái Trung Quốc, không chỉ ảnh hưởng đến các thương lái thu mua mà ngay cả những ngư dân cũng lâm vào cảnh nợ nần khi trót đầu tư từ 10 – 20 triệu đồng vào ngư cụ đánh bắt con banh lông, giờ phải phơi nắng.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết: “Theo người dân phản ánh thời gian qua có thương lái Trung Quốc đến thu mua con banh lông với giá rất cao nhưng hiện tại chúng tôi chưa điều tra được đối tượng chủ mưu trong việc mua con banh lông này là đối tượng nào. Sau khi ngừng thu mua, hiện giá banh lông chỉ còn 170.000 – 180.000 đồng/kg, khiến không ít bà con ngư dân gặp khó khăn khi lỡ đầu tư vốn vào các ngư cụ đánh bắt. Hiện, huyện đã triển khai cho các ngành chức năng quản lí việc khai thác con banh lông trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của tỉnh”.
Riêng về những tác động từ việc khai thác, đánh bắt con banh lông, ông Hưng cũng cho biết, đã giao cho phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan tìm hiểu nên chưa thể nói việc đánh bắt này ảnh hưởng ra sao về mặt môi trường.
Banh lông trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, nhưng gần đây, thương lái Trung Quốc bỗng về các vùng biển tại miền Tây tung tin thu mua với giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg khiến nhiều ngư dân Kiên Giang, Cà Mau bỏ hàng chục triệu sửa tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ kéo nhau đi khai thác. Nhưng trước việc thương lái Trung Quốc bất ngờ ngưng thu mua đã gây không ít khó khăn cho bà con ngư dân.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Giàn khoan HD981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
Trung Quốc tìm mọi cách cản trở các tàu thực thi pháp luật Việt Nam tới gần khu vực giàn khoan HD981 khiến nhiều người thắc mắc: Giàn khoan đã khoan chưa?
Ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đơn phương thông báo triển khai giàn khoan nước sâu HD981 trên biển Đông tại vị trí nêu trên đến ngày 15/8/2014 và đòi cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.
Những ngày gần đây, Trung Quốc đã cử rất nhiều tàu thuộc nhiều lực lượng khác nhau, tìm mọi cách, kể cả là gây hấn, ngăn cản các tàu chấp pháp của Việt Nam tiến gần đến khu vực giàn khoan.
Câu hỏi đặt ra là với khoảng cách xa như vậy, liệu Việt Nam có biết được giàn khoan HD981 đã tiến hành khoan dưới đáy biển chưa? Và làm thế nào để phát hiện được điều đó?
Giàn khoan HD981 khai trương tháng 5/2012 (ảnh trái). Nó có sân bay đỗ trực thăng, nặng 31.000 tấn, hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét và khoan sâu tối đa 10.000 mét tính từ đáy biển (phải). Theo Wall Street Journal, lượng thép để xây dựng HD981 lớn gấp 4 lần lượng thép để dựng tháp Eiffel của Pháp. Theo thiết kế, HD981 có thể chống chịu sóng cao 10 m cùng sức gió lên tới 160 km/h.
Trả lời phóng viên qua điện thoại, TS. Nguyễn Thế Vinh, Trưởng khoa Dầu khí (Đại học Mỏ địa chất) cho biết, thời gian neo đậu của giàn khoan di động là rất nhanh; còn khoan nhanh hay chậm thì không khẳng định được vì phụ thuộc vào mục tiêu giàn khoan đó khoan từ đáy biển đến độ sâu nào. Theo TS. Vinh, ở độ sâu khoảng 5.000 mét, có cấu trúc địa tầng cần đến khoảng 1 tháng thi công, nhưng có những cấu trúc địa tầng phải mất đến 3 tháng thi công.
Về yêu cầu tàu bè giữ khoảng cách với giàn khoan, TS. Vinh cho rằng chỉ nhằm mục tiêu giữ an toàn cho tàu bè và giàn khoan chứ hoạt động khoan không hề bị ảnh hưởng vì giàn khoan di động được thiết kế với khả năng chịu bão lớn.
Về khả năng phát hiện mức độ hoạt động của giàn khoan HD-981, trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân Thái Bình, chủ nhân tàu ngầm mini Trường Sa 01 khẳng định việc phát hiện chuyển động của vật thể dưới nước cũng không khó.
"Hiện các tàu biển, tàu quân sự sử dụng công nghệ Sonar. Công nghệ này sử dụng tiếng vang để truyền dẫn lại âm thanh trong nước", ông Hòa nói.
"Tàu ngầm Trường Sa 01 hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa được trang bị cảm biến Sonar. Một thiết bị Sonar của Đức giá khoảng 200 triệu đồng có thể phát hiện ra những vật thể trong bán kính từ 800m - 3.000m. Những tàu hiện đại, tàu quân sự như tàu ngầm Kilo với những thiết bị hàng triệu USD thì có thể dễ dàng phát hiện ra các vật thể chuyển động dưới nước với khoảng cách lên đến vài trăm km".
Sonar (sound navigation and ranging) là một kỹ thuật sử dụng sự truyền âm thanh (thường là bên dưới nước) để di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện tàu bè khác.
Có thể dùng sonar của tầu ngầm lớp Kilo để phát hiện xem giàn khoan HD981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa.
Sonar của tàu ngầm dựa vào đặc tính lan truyền trong nước của sóng âm, dùng chuyển đổi sóng điện và xử lý thông tin để thực hiện việc dò tìm tàu thuyền trên mặt nước. Căn cứ vào phương thức làm việc mà chia ra sonar chủ động và sonar bị động. Sonar chủ động là tín hiệu âm thanh do máy phát ra lan truyền trong nước, sau khi gặp mục tiêu phản xạ trở lại, loại sóng hồi âm này được máy thu tiếp nhận. Căn cứ vào tốc độ lan truyền trong nước và khoảng cách thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi thu nhận được cùng với hướng của sóng âm phản hồi, người ta xác định ngay được cự ly và phương vị của mục tiêu. Sonar bị động không tự phát ra mà chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ mục tiêu phát ra.
Hiện tại các tàu của Trung Quốc đang ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận gần với giàn khoan HD981 ở khoảng cách gần 20 km, nếu Việt Nam đưa tàu Kilo vào khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km (khoảng 50 hải lý) thì chắc chắn sẽ phát hiện được động thái khoan dò đáy biển của HD981.
Theo Docbao/VnReview.vn
Quân đội Mỹ đã bắn hạ máy bay MH370? Mỹ đã bắn hạ máy bay mất tích MH370 một cách vô tình hoặc cố ý, và bây giờ Mỹ muốn che đậy sự thật, theo một bài viết trên trang tin OpEdNews.com (Mỹ). Một máy bay của hãng Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters Theo bài viết trên trang tin OpEdNews.com (Mỹ) ngày 18.4 của học giả, nhà dịch thuật Mỹ John Chuckman,...