Lo mục tiêu tăng trưởng khó thành, Trung Quốc tăng chi tiêu
Lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị chi tiêu tài khóa mới, nhằm bảo đảm các dấu hiệu về thể trạng yếu của nền kinh tế trong thời gian qua sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm nay.
Một người dân đứng trước công trình xây dựng tòa nhà thương mại tại Bắc Kinh (Trung Quốc) – Ảnh: Bloomberg
Theo Bloomberg, trước cuộc họp thường niên của các lãnh đạo cấp cao tại Khu nghỉ mát ven biển Beidaihe phía đông Bắc Kinh, giới chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách trong nửa cuối năm nay.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh một phần trong mục tiêu kế hoạch chi tiêu sẽ tập trung vào hệ thống đường ống ngầm đã “lỗi thời nghiêm trọng” tại các siêu đô thị đang mở rộng của nước này. Xúc tiến xây dựng hệ thống ống ngầm hiện đại tại các thành phố lớn sẽ là động lực mới cho tăng trưởng. Ngoài ra, chính quyền Đại lục cũng hỗ trợ việc xây dựng các sân bay ở miền trung và tây.
Nhà phân tích Yu Song thuộc ngân hàng Goldman Sachs viết hôm 30.7: “Các động thái này nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Nếu không có thêm các chính sách hỗ trợ, tăng trưởng sẽ khó đạt được như mục tiêu được đưa ra”.
Tháng 7, sản xuất ở nước này sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng liên tiếp. Báo cáo cho thấy số lượng đơn hàng mới và việc làm sụt giảm, cộng thêm rủi ro 4.000 tỉ USD trên sàn chứng khoán Trung Quốc và doanh số bán ô tô đáng thất vọng. Tất cả đang đe dọa mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay của Đại lục.
Video đang HOT
“Chính sách tài khóa sẽ là chìa khóa cho các biện pháp ổn định tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Các dấu hiệu gần đây từ chính quyền và định hướng chính sách rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang hướng đến việc kích thích kinh tế”, Zhu Qibing – nhà phân tích kinh tế vĩ mô tại Minzu Securities (Trung Quốc) cho biết.
Để tài trợ cho các khoản chi, Trung Quốc mở rộng chương trình hoán đổi nợ dành cho chính quyền địa phương, khiến chi phí đi vay của họ giảm xuống. Đồng thời, nước này mở rộng khả năng cho vay tại các ngân hàng chính sách – các nhà băng được vận hành bởi chính phủ, thực hiện mục tiêu chính sách công. Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng có thể giải phóng thêm dự trữ của các ngân hàng thương mại.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Kinh tế sụt giảm, 23 triệu người Nga sống dưới mức nghèo
Sau vài năm khấm khá, hàng triệu người Nga đang trượt lại vào cảnh đói nghèo khi nền kinh tế nước này sụt giảm. Cả nước Nga có 23 triệu người sống dưới mức 169 USD/tháng.
Nga đang gặp khó khăn với các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây - Ảnh: Reuters
CNN hôm 22.7 đưa tin có gần 23 triệu người Nga đang sống dưới mức chuẩn nghèo là 9.662 rúp, tương đương 169 USD, mỗi tháng tính đến cuối tháng 3 năm nay. Đây là số liệu chính thức vừa được công bố.
Con số trên cho thấy số người nghèo ở nước Nga đã tăng 3 triệu người so với năm ngoái, khi các biện pháp trừng phạt từ phương Tây kết hợp với giá dầu sụt giảm gây ra một cuộc suy thoái mạnh ở nước này.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets nói với truyền hình nước này rằng tình hình đang trở nên nghiêm trọng. Giá trị RUB sụt giảm kéo theo lạm phát cao, đẩy giá cả hàng hóa tăng với tốc độ hằng năm là 16% trong quý 1/2015. Điều này đồng nghĩa với việc tiền lương mà người Nga cầm trên tay mua được ít hơn những gì chúng có thể cách đây một năm.
Mức sống giảm khiến người dân Nga phải tiết kiệm chi tiêu. Doanh số bán lẻ giảm 9,4% trong tháng 6, sau khi đã giảm liên tiếp kể từ đầu năm nay.
Nhìn chung, kinh tế Nga giảm 2,2% trong quý đầu năm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nước này sẽ suy giảm 3,8% trong năm nay và 1% trong năm sau.
Trong suốt 15 năm lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga có tỷ lệ nghèo chính thức giảm dần dần, xuống 11% vào năm 2014.
Tuy nhiên, tình hình đang đảo ngược. 16% dân số Nga hiện sống trong cảnh nghèo. CNN cho hay nếu cuộc khủng hoảng ở Ukraine không có dấu hiệu kết thúc, tình trạng này khó có thể sớm giảm đi.
Tháng trước, lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga vì việc sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc hỗ trợ quân ly khai ở miền đông Ukraine đã được mở rộng đến năm 2016.
Ngân hàng và doanh nghiệp Nga đã bị cắt nguồn tài trợ tài chính từ châu Âu, và vũ khí xuất khẩu của nước này đang bị cấm ở phía tây. Cấm đi lại, đóng băng tài sản cũng là những biện pháp được áp dụng với hàng chục quan chức Nga và một số công ty.
Đáp trả, Nga cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây. Song động thái này phản tác dụng: giá cả đã bị đẩy lên 21% trong tháng 6.
Thương mại song phương Nga - Liên minh châu Âu (EU), đối tác lớn nhất của xứ sở Bạch Dương, đã giảm hơn 1/3 trong 2 tháng đầu năm 2015. Thủ tướng Dmitry Medvedev ước tính lệnh trừng phạt sẽ khiến đất nước mất 106 tỉ USD trong năm nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Các nước Đông Nam Á tăng tốc phát triển hải quân Các nước Đông Nam Á đang ưu tiên chi tiêu cho hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Theo tạp chí quốc phòng IHS Janes, chi tiêu quốc phòng hàng năm tại Đông Nam Á dự báo sẽ lên tới 52 tỷ USD vào năm 2020, so với mức dự báo 42 tỷ USD cho năm nay. Tạp chí này nhận...