Lộ mức “hoa hồng” trong giao dịch vũ khí của Rosoboronexport
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga, Rosoboronexport cũng kiếm được khá nhiều tiền từ các thương vụ môi giới buôn bán vũ khí.
Ngày 3-6, ông Sergei Chemerov – Tổng giám đốc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga thông báo với phóng viên báo Kommersant rằng, đơn đặt hàng mua sắm vũ khí của Rosoboronexport liên tục tăng, hiện đã đạt đến con số 48 tỷ USD.
Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng quốc doanh của Nga Rosoboronexport (OJSC Rosoboronexport) hiện có khoảng 50 cơ sở đại diện tại các nước trên toàn thế giới, không một doanh nghiệp quốc phòng nào ở Liên bang Nga có thể bao trùm số lượng quốc gia nhiều như vậy.
Trong 15 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã cung cấp vũ khí tới 116 quốc gia, với tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá 115 tỷ USD. Chỉ mới cách đây chưa lâu, lượng đơn đặt hàng vũ khí đang ở mức 45 tỷ USD và bây giờ đã là 48 tỷ USD – ông Chemerov nói.
Vị lãnh đạo của Rostec cho biết, Rosoboronexport là trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm quân sự, tỷ lệ vũ khí trao đổi qua tay công ty chiếm hơn 85% tỷ lệ tổng số cung cấp vũ khí và các thiết bị Nga ra nước ngoài.
Ông Chemerov cũng tiết lộ rằng, Chính phủ Nga quy định cho Rosoboronexport nhận được từ công việc của mình không quá 4% số tiền của một thỏa thuận hợp tác quốc phóng có liên quan đến việc cung cấp các kỹ thuật quân sự mới.
Rosoboronexport l;à trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất/nhập khẩu vũ khí
Video đang HOT
Còn trong trường hợp buôn bán vũ khí thông thường thì mức hoa hồng mà Công ty này được nhận từ Bộ Quốc phòng là 1,5%. Tính trung bình cả năm trong thời gian qua, Rosoboronexport nhận được mức hoa hồng là chưa đầy 3% – ông Chemezov cho biết.
Được biết, Rosoboronexport là Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước của Nga, trực thuộc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec.
Liên hiệp này chịu trách nhiệm quản lý hơn 700 tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, được đặt tại 60 khu vực của Liên bang Nga. Sản phẩm của các đơn vị thuộc Rostec hiện đang cung cấp cho thị trường hơn 70 quốc gia.
Các cơ cấu cấp 1 của Rostec bao gồm 14 công ty cổ phần, trong đó 5 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dân sự, 9 công ty sản xuất các sản phẩm cho các lĩnh vực quân sự và công nghiệp và 22 công ty trực tiếp quản lý (Rosoboronexport là một trong số đó).
Rosoboronexport được thành lập vào năm 2000, trong khuôn khổ chương trình cải cách hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự của Liên bang Nga với nước ngoài, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nó. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nó chính là ông Sergei Chemezov Victorovich (lãnh đạo Rostec hiện nay).
Rosboronexport nhận mức hoa hồng bình quân 1 năm là khoảng 3%
Rosoboronexport được đăng ký với tư cách pháp nhân chính thức là doanh nghiệp nhà nước trung gian độc quyền, chịu trách nhiệm về việc xuất/nhập khẩu toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga ra thị trường thế giới.
Tháng 11 năm 2007, Rostec được thành lập và ông Sergei Chemezov được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Năm 2008, Tổng thống Liên bang Nga đã ký sắc lệnh đưa Rosoboronexport cùng với 435 doanh nghiệp khác vào trong cơ cấu trực thuộc của Rostec.
Rosboronexport chính thức hoạt động trong cơ cấu của Rostec vào năm 2009. Bắt đầu từ ngày 01-7-2011, Rosboronexport được cổ phần hóa và 100% cổ phiếu của Rosoboronexport được chuyển giao cho Nhà nước (Liên hiệp Rostec) như là một tài sản đóng góp.
Người đứng đầu của công ty hiện nay là ông Anatoly Isaikin Petrovich, cùng với các quan chức lãnh đạo khác đều là thành viên Hội đồng quản trị của Rostec.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ trừng phạt các công ty vũ khí Nga, Moscow thề đáp trả
Washington áp lệnh trừng phạt công ty xuất khẩu vũ khí quốc gia cùng 4 tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Nga, khiến Moscow lên tiếng dọa đáp trả.
Chiến đấu cơ Mig xếp đội hình. Ảnh: AFP
Các công ty lớn của Nga chịu lệnh trừng phạt của Mỹ gồm Rosoboronexport, nhà sản xuất chiến đấu cơ Mig, Cục thiết kế chế tạo khí cụ chính xác Tula (KBP), Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia, và Katod, công ty sản xuất ống nhòm ban đêm.
Chúng nằm trong số tổng cộng 23 công ty, cơ quan nước ngoài có trụ sở tại Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất bị Mỹ cáo buộc vi phạm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân.
Theo Moscow Times, tuyên bố được đăng hôm qua trên trang web của Cục Lưu trữ Liên bang, đại diện cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Động thái ngăn bất cứ công ty hay cơ quan chính phủ nào của Mỹ làm ăn với các công ty bị trừng phạt của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho biết động thái của Mỹ là "hành động thù địch" kéo theo "những cái giá nghiêm trọng phải trả cho sự bất ổn thế giới, và chắc chắn, sẽ phản lại lợi ích của Mỹ như một chiếc boomerang".
"Những biện pháp đáp trả, dù không nhất thiết phải tương đương, sẽ được phía chúng tôi đưa ra", Radio Free Europe dẫn lời Bộ tuyên bố.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ấn Độ sẽ hợp tác sản xuất vũ khí với Việt Nam? Bộ quốc phòng Ấn Độ được cho là đang xem xét việc hợp tác sản xuất và phát triển vũ khí với Việt Nam. Bộ quốc phòng Ấn Độ được cho là đang xem xét việc hợp tác sản xuất và phát triển vũ khí với Việt Nam. Ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barak Obama cùng "món quà" gỡ bỏ...