Lộ mục đích thật sự việc Nga điều tàu sân bay độc nhất tới Syria
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga đang chuẩn bị cho nhiệm vụ tại bờ biển Syria, Địa Trung Hải. Mục đích của chuyến đi này đương nhiên là để hỗ trợ cho chiến dịch không kích khủng bố tại đây, tuy nhiên, còn có một mục đích khác ít được nhắc đến hơn đó là thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ tham gia chiến dịch ở Syria từ tháng 10.2016 đến 1.2017. Theo tổng biên tập tờ Arsenal or Fatherland, Viktor Murakhovsky, việc triển khai tàu Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải là một kế hoạch thử nghiệm vũ khí đã được lên kế hoạch từ lâu do Nga chưa bao giờ sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay trong điều kiện chiến đấu thực sự.
Lần này, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ mang theo 15 trực thăng Su-33 và MiG-29K, cũng như 10 trực thăng Ka-52K, Ka-27 và Ka-31.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
“Tôi không nghĩ việc Nga huy động tàu sân bay đến Syria như một sự trả đũa cho những binh lính của họ thiệt mạng tại đây. Vai trò không kích các mục tiêu trên mặt đất sẽ được hạn chế. Sẽ không có chuyển biến gì đáng kể trên chiến trường kể từ sau khi tàu sân bay Nga đến Syria. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ thử nghiệm các vấn đề kĩ thuật và hoạt động của tàu cũng như máy bay hoạt động trên nó”, ông Murakhovsky nhận định.
Hai loại vũ khí sẽ được thử nghiệm chính trong lần triển khai này sẽ là trực thăng tấn công Ka-52K Katran và máy bay chiến đấu MiG-29K.
Ka-52K là phiên bản sử dụng trên tàu chiến của trực thăng trên bộ Ka-52, từng sử dụng tại chiến trường Syria. Hình ảnh của Ka-52 xuất hiện lần đầu tiên vào hôm 3.4 khi quân đội chính phủ Syria giải phóng thành phố Al-Qaryatayn ở tỉnh Homs với sự hỗ trợ của không quân Nga.
Theo ông Murakhovsky, khả năng chiến đấu của Ka-52K không hề kém hơn phiên bản trên bộ. Sự khác biệt chính đến từ việc Ka-52K có cánh gập để thu nhỏ diện tích khi đậu trên tàu sân bay, ngoài ra nó cũng được củng cố càng hạ cánh, trong khi hệ thống định vị sẽ còn tốt hơn nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ bay trên biển trong điều kiện thời tiết xấu.
Video đang HOT
Trực thăng Ka-52K
Ka-52K ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu sân bay Mistral mua của Pháp, tuy nhiên, thỏa thuận này lại đổ bể và tàu Mistral được bán lại cho Ai Cập. Lần tham chiến này tại Syria có thể được sử dụng như một chiêu quảng cáo hữu hiệu cho Ka-52K nhằm đạt được các hợp đồng thương mại trong tương lai. Nhiều vũ khí Nga như tên lửa phòng không S-400 hay chiến đấu cơ Su-34 đã trở nên đắt hàng sau khi tham chiến tại Syria và công thức này có thể tiếp tục có tác dụng với Ka-52K.
Tiêm kích MiG-29K của Nga
Ngoài Ka-52K, đây cũng là lần đầu tiên mẫu máy bay MiG-29K được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga, mặc dù nó đã từng được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov vào năm 2009.
MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Những chiếc MiG-29K được Nga tự sản xuất cho hải quân của mình cũng khác với phiên bản bán cho Ấn Độ, do nó đã loại bỏ các linh kiện nhập khẩu mà chỉ dùng những thiết bị tự sản xuất nội địa.
Với kế hoạch dùng MiG-29K để thay thế chiến đấu cơ Su-33 trên tàu Kuznetsov, việc để mẫu máy bay này thực chiến tại Syria là một cơ hội “ngàn năm có một” do sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Syria, tàu Kuznetsov sẽ đi vào quá trình sửa chữa và nâng cấp kéo dài tới 2 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, MiG-29K sẽ khó có một môi trường thực tế để thử nghiệm chiến đấu.
Theo Danviet
20 tiêm kích MiG-29K sẽ thay Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov
Hải quân Nga sẽ tiếp nhận ít nhất 20 chiếc tiêm kích hạm MiG-29K mới từ nay cho đến cuối năm 2016 để trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay, sẽ có hơn 20 chiếc tiêm kích hạm MiG-29K sẽ được Hải quân Nga đưa vào trang bị từ nay cho đến cuối năm nay.
Theo đó, Hải quân Nga sẽ sớm nhận được biến thể tiêm kích trên hạm MiG-29K thế hệ mới với hàng loạt nâng cấp giúp nó trở thành dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4 tiếp theo của Quân đội Nga. Với khả năng đa nhiệm cao MiG-29K có thể thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến trên không và mặt đất kể cả tác chiến chống hạm.
Bên cạnh đó, MiG-29K còn có thể thực hiện việc tiếp nhiên liệu trên không cho một máy bay khác với pod chuyển đổi. MiG-29K cũng là dòng tiêm kích trên hạm đầu tiên của Nga có khả năng cất cánh thẳng đứng từ tàu sân bay.
Giống như hầu hết các dòng tiêm kích trên hạm khác MiG-29K cũng sở hữu thiết kế cánh gấp để phù hợp hơn đối với không gian chật hẹp trên tàu sân bay, nó cũng được trang bị hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số đa kênh và hệ thống tác chiến điện tử.
Khả năng tác chiến điện tử của MiG-29K giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của máy bay khi không chiến cũng như trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất, bên cạnh đó việc sử dụng vật liệu composite trên thân giúp giảm từ 4-5 lần mức hấp thụ sóng radar của MiG-29K so với các phiên bản MiG-29 khác.
Theo Igor Kozhin người đứng đầu cơ quan quản lý ngành công nghiệp hàng không hải quân Nga cho biết, nhiệm vụ chính của Tổng công ty chế tạo máy bay MiG và các cơ quan có liên quan là đảm bảo việc chuyển giao khoảng một trung đoàn MiG-29K cho Hải quân Nga trong năm nay để trang bị cho tàu sân bay duy nhất của Nga là tàu Đô Đốc Kuznetsov.
Xét về hệ thống vũ khí, MiG-29K sở hữu kho vũ khí khá đa dạng nó được trang bị tới 8 giá treo vũ khí và có thể mang theo 5,5 tấn vũ khí các loại gồm các loại tên lửa không đối không, không đối đất và cả tên lửa chống hạm.
MiG-29K được trang bị hai động cơ phản lực Klimov RD-33MK có công suất 19.800 lbf mỗi chiếc giúp nó có thể đạt tới tốc độ 2.200km/h với tầm hoạt động lên đến 2.000km mà không cần thùng nhiên liệu phụ.
Trong ảnh, MiG-29K hoạt động thử nghiệm trên tàu sân bay INS Vikramaditya được Nga bán cho Ấn Độ.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
Nga công bố UAV tấn công tàng hình mới, khoảng cách cất hạ cánh 100 m Ngoài ra, lần đầu tiên trưng bày trực thăng vũ trang hải quân Ka-52K, bom dẫn đường Grom-E2 độc nhất vô nhị Hải quân Nga đã biên chế trực thăng cảnh báo sớm Ka-35, mạnh hơn Ka-31Nga không cho phép sản xuất máy bay chiến đấu Su-35 ở Trung QuốcNga công khai hệ thống tác chiến điện tử sóng cực ngắn mới đối...