Lò mổ hơn 20 năm gây ô nhiễm môi trường
Nước thải dính máu từ quá trình giết mổ gần 100 con lợn, không qua xử lý được cơ sở giết mổ lợn của ông Đào Quang Vinh, tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm xả thẳng ra môi trường.
Nước thải dính máu không qua xử lý xả ra môi trường
4h30 ngày 6-9, Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường – CATP Hà Nội, phối hợp với CAH Từ Liêm đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại cơ sở giết mổ lợn của ông Đào Quang Vinh (SN 1963), ở thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm. Tại thời điểm kiểm tra, khu lò mổ đang hoạt động bình thường. Theo chủ cơ sở: Cơ sở giết mổ lợn hoạt động từ năm 1990 đến nay, trên diện tích mặt sàn khoảng 500m2. Thời gian giết mổ lợn từ 2h30-5h sáng hàng ngày. Nguồn thịt lợn giết mổ mua của một số trang trại tại Thái Nguyên và một số huyện ngoại thành Hà Nội.
Lực lượng công an ghi nhận, cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn, nước thải dính máu từ quá trình giết mổ lợn, sơ chế lòng lợn không được xử lý theo tiêu chuẩn, xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Ngoài ra, cơ sở còn bị phát hiện khai thác nước ngầm trái phép, không có bản cam kết bảo vệ môi trường, không có giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Video đang HOT
Kết thúc buổi kiểm tra, Viện Công nghệ Môi trường đã lấy các mẫu nước thải tại điểm xả cuối cùng của lò mổ, tiến hành phân tích làm căn cứ để lực lượng chức năng đưa ra biện pháp xử lý. Được biết, tháng 6-2009, cơ sở giết mổ lợn của ông Đào Quang Vinh từng bị kiểm tra, xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Tuy vậy, hơn 1 năm qua cơ sở vẫn không có biện pháp khắc phục.
Theo ANTD
Nửa đêm vào lò, ghê mắt xem cảnh giết mổ lợn
Máu, lông, da, phân...của hàng chục con lợn hòa chung với nước chảy lênh láng khắp sàn mổ, lẫn vào với thịt thành phẩm.
Rạng sáng ngày 6-9, tổ công tác Đội 3, Phòng Cảnh sát môi trường- CATP.Hà Nội phối hợp với Trạm cảnh sát Trung Văn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã đến kiểm tra việc chấp hành luật bảo vệ môi trường tại cơ sở Đào Quang Vinh, chuyên kinh doanh giết mổ lợn (đ/c: thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm).
Vừa bước vào đến cổng cơ sở giết mổ lợn này, một thứ mùi thum thủm, nồng nặc xộc thẳng vào mũi, cùng với đó là những tiếng kêu "eng éc" vang động xóm làng của hàng chục con lợn đang chờ đến lượt được hóa kiếp. Có hơn chục thanh niên, đàn ông trực tiếp mổ lợn. Người mặc áo, kẻ cởi trần, hùng hục phay, chặt.
Cảnh ở lò giết mổ lợn, cơ sở Đào Quang Vinh
Một con lợn bị lôi xềnh xệch từ trong chuồng ra, đang kêu "eng éc" thì ăn ngay mấy chày gỗ vào giữa đầu. Nó hộc lên một tiếng rồi quỵ chân giữa sàn. Cái chậu thau được kéo lại gần, cậu trai nhanh tay thọc con dao bầu giữa cổ con vật, máu phun ra thành vòi, vọt cả ra sàn. Sau đó con lợn được bỏ vào một cái bể nước sôi, để chuẩn bị cho công tác cạo lông, mổ phanh...
Phụ giúp cánh đàn ông là mấy chị phụ nữ, họ xách từng xô nước lã, dội vào con lợn đang mổ phanh để trôi bớt máu, phân, lông... những thứ này hoàn lẫn vào với nhau, tạo nên một thứ mùi đặc trưng, rất khó ngửi ở lò mổ.
Ông Đào Quang Vinh (SN: 1963, chủ cơ sở) cho hay: Cơ sở hoạt động giết mổ lợn từ năm 1990 tới nay, trên diện tích mặt sàn rộng khoảng 500m2. Thời gian hoạt động giết mổ lợn bắt đầu từ 2h30 và kết thúc vào lúc 5h sáng hàng ngày, khi thịt lợn được thương lái chở đi bán; trong khoảng thời gian này có chừng 50 con lợn được hóa kiếp. Nguồn lợn được nhập từ công ty CP chăn nuôi Việt Nam và các trại tại Hưng Yên, Sơn Tây.
Trong quá trình giết mổ có phát sinh nước thải, khí thải, phân, móng, lông... Nước thải được cho chảy vào bể bi-ô-ga khoảng 30m3. Các phế phẩm khác như phân, móng, lông...hàng ngày có người đến thu dọn, mang đi. Khi xuất lợn đã mổ, có kiểm dịch viên của Trạm thú y huyện Từ Liêm kiểm dịch.Tại thời điểm kiểm tra, ông Vinh xuất trình được giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVS thực phẩm do Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cấp.
Tuy nhiên cơ sở giết mổ lợn này chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường; chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa có giấy phép khai thác nước dưới đất; chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa quan trắc định kỳ; không có hợp đồng vận chuyển rác thải.
Tại thời điểm kiểm tra, Cảnh sát môi trường ghi nhận: Nơi giết mổ lợn có nước, máu, lông da, chất thải không được dọn để lẫn với thịt đã mổ xong (thịt lợn để ngay dưới sàn xi-măng, không có giá để). Nước lênh láng khắp mặt sân, tự nhiên chảy vảo hệ thống thu gom của cơ sở và xả ra hệ thống thoát nước chung của thôn Phùng Khoang và ra hệ thống thoát nước chung của thành phố (nguồn nước sử dụng của cơ sở bao gồm nước máy và nước giếng khoan với lưu lượng khoảng 10m3/ngày đêm, phục vụ việc giết mổ lợn).
Cuối cùng, cán bộ của Viện Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước thải của cơ sở giết mổ lợn theo quy định để phân tích thành phần, làm căn cứ cho kết luận về sau.
Những con lợn chờ đến lượt bị hóa kiếp...
...ngay cạnh đó là khu mổ
Thịt lợn sau mổ vứt luôn trên sàn xi-măng, máu me lênh láng
Người phụ nữ này kều những bộ lòng rơi trong gầm bàn ra
Khu sơ chế nội tạng lợn
Bê thịt lợn lên xe, mang ra chợ bán
Đây là khu vực sạch nhất lò mổ
Ông Vinh (áo sẫm, ngồi giữa), chủ cơ sở giết mổ làm việc với Cảnh sát môi trường
Cán bộ Viện Công nghệ Môi trường lấy mẫu xả thải
Theo ANTD
Cận cảnh lò giết mổ gia cầm "di động" bên đường Máu, lông gia cầm, nước thải... vương vãi khắp mặt đường gây mùi hôi tanh. Tình trạng mua bán, giết mổ gia cầm diễn ra tấp nập trên các tuyến đường giáp ranh giữa TP.HCM và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng trên diễn ra thường xuyên vào giờ tan tầm và cuối...