Lo miếng ăn “sạch” dịp Tết
Dù đã được kiểm soát, song nguy cơ lớn nhất trên rau quả đối với người tiêu dùng vẫn là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Chất lượng hàng hóa nông sản sẽ được kiểm soát chặt từ nay đến cuối năm
Rau quả chưa hẳn an toàn
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, qua kiểm tra 50 mẫu rau ăn sống (xà lách, rau mùi, húng và rau diếp), kết quả cho thấy, có 29 mẫu rau, chiếm tỷ lệ 58% có phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 42% rau phát hiện kim loại nặng nhưng tất cả đều trong giới hạn cho phép. Tỉ lệ rau quả nhiễm thuốc BVTV của nước ta vào khoảng 6 – 7%. Cục BVTV nhận định, dư lượng thuốc BVTV phát hiện nhiều nhất trong các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải ngọt, rau ngót và đậu đỗ. Nhóm cải bắp, rau ăn củ và rau ăn quả là loại ít phát hiện thuốc BVTV vượt mức tối đa cho phép.
Dù kết quả kiểm tra các mẫu rau của Cục BVTV đều trong ngưỡng cho phép, song Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu vẫn tỏ ra lo lắng, rau ăn sống có phát hiện thuốc BVTV ở ngưỡng không gây độc hại nhưng tồn dư ở mức độ nhỏ, tích lũy dần thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không loại bỏ bằng cách rửa sạch hoặc nấu chín. Tuy nhiên, ông Hồng cho rằng, về cơ bản, rau quả sản xuất trong nước là an toàn đối với người tiêu dùng. Cũng qua kiểm tra, cơ quan này đã khoanh vùng 15 loại thuốc BVTV và 6 hoạt chất phát hiện thường xuyên trong mẫu rau củ được kiểm tra có nguy cơ vượt ngưỡng cao. Tất cả các mẫu thuốc này đều đã đưa vào chương trình giám sát và bắt buộc phải phân tích kỹ lưỡng, sẽ tăng cường tần suất lấy mẫu kiểm tra vào dịp cận Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay đã có 1.545 mẫu hàng được phân tích, kết quả khá khả quan với chỉ 0,8% số mẫu (12 mẫu) chủ yếu là rau quả tươi có sử dụng thuốc BVTV. Trong số này chỉ 1,2% mẫu phát hiện có thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng nói: “Từ nay đến cuối năm, lượng rau củ nhập khẩu vào nước ta sẽ lớn nên tần suất lấy mẫu rau củ kiểm tra sẽ cao hơn, chặt hơn để kiểm soát tốt hơn các tồn dư thuốc BVTV có trong hàng hóa nông sản”. Tính đến thời điểm này, hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào Việt Nam được nhập từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng mới chỉ có 13 nước được công nhận, được phép xuất khẩu vào Việt Nam. Ông Hồng cho biết, còn 46 quốc gia, vùng lãnh thổ nữa, nếu từ nay đến ngày 31-12 không thực hiện đăng ký thì sẽ dừng nhập khẩu. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu cũng yêu cầu, đối với các quốc gia chưa đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra hàng hóa. Hết hạn đăng ký, nếu quốc gia, vùng lãnh thổ nào không đăng ký sẽ kiên quyết dừng nhập khẩu.
Truy bằng được lợn tiêm thuốc an thần
Liên quan đến các thực phẩm khác, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã lấy 54 mẫu mực khô tại Quảng Ninh, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh để kiểm soát ATTP. Kết quả chỉ có 1 mẫu mực nhiễm Chloramphenicol vượt ngưỡng cho phép. Còn theo Cục Thú y, mặc dù đã chỉ đạo rất quyết liệt song đến thời điểm này, các đơn vị của Cục từ 3 tuần nay vẫn chưa hề tìm thấy trường hợp nào có lợn tiêm thuốc an thần để lấy mẫu kiểm tra.
Cục này đang tiếp tục chỉ đạo theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển, giết mổ lợn nhằm phát hiện chất an thần có trong lợn để sớm làm rõ thông tin. Mặc dù, Cục Thú y khẳng định, đã huy động tất cả lực lượng vào cuộc song bà Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, người vận chuyển gia súc như lợn không thể có biện pháp khác thay thế ngoài việc tiêm thuốc an thần. Nếu không tiêm, thì không thể sử dụng phương pháp gì để có thể vận chuyển lợn còn sống đi xa được.
Bởi vậy, bà Thu yêu cầu, trong thời gian tới, Cục Thú y cần nghiêm túc và rốt ráo trong việc này. Vì có lấy được mẫu thịt để phân tích thì mới có câu trả lời cho người tiêu dùng, rằng lợn tiêm thuốc an thần để vận chuyển có ảnh hưởng gì không. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn đứng đầu là Cục Thú y cũng cần sớm đưa ra kết luận, chất lượng gà loại thải nhập lậu có an toàn với người sử dụng không, và sẽ ảnh hưởng như thế nào? Cũng theo bà Thu, trong tháng 12 các cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT sẽ chú trọng tăng cường lấy mẫu rau xanh, hoa quả để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, thịt và thủy sản để kiểm tra các yếu tố về chất lượng ATTP.
Theo ANTD
Thực phẩm bẩn hạ "nhiệt"
Bức tranh vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều tháng nay vẫn khá tăm tối, khi hầu như tháng nào cũng phát hiện thêm nhiều thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất độc hại.
Bộ NNPTNT khẳng định dư lượng thuốc BVTV ở rau sống vẫn ở ngưỡng an toàn. Ảnh: D.H
Tuy nhiên, Bộ NNPTNT trong cuộc họp về an toàn vệ sinh thực phẩm hằng tháng mới đây cho biết, riêng trong tháng 11, kết quả đã khả quan hơn với phần lớn các mẫu thực phẩm kiểm định đều trong ngưỡng an toàn.
Rau xanh, thịt lợn vẫn ở ngưỡng an toàn
Đó là khẳng định của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) sau đợt kiểm tra hàng loạt loại rau ăn sống tại Hà Nội và TPHCM tháng 11. Theo Cục BVTV, qua kiểm tra 50 mẫu rau ăn sống (xàlách, rau mùi, húng và diếp cá), kết quả có 58% mẫu rau với 29 mẫu có phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 42% mẫu rau phát hiện kim loại nặng, nhưng tất cả đều trong giới hạn cho phép. Tỉ lệ rau quả nhiễm thuốc BVTV của nước ta vào khoảng 6 - 7%. Cục BVTV nhận định, dư lượng thuốc BVTV phát hiện nhiều nhất trong các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải ngọt, rau ngót và đậu đỗ. Nhóm cải bắp, rau ăn củ và rau ăn quả là loại ít phát hiện thuốc BVTV vượt mức cho phép. Qua kiểm tra, cơ quan này đã khoanh vùng 15 thuốc BVTV và 6 hóa chất phát hiện thường xuyên trong mẫu rau- củ kiểm tra có nguy cơ vượt ngưỡng cao.
Liên quan đến thông tin thịt lợn bị tiêm thuốc an thần nhằm giữ độ tươi, Cục Thú y khẳng định, các đơn vị của Cục 3 vẫn chưa hề tìm thấy trường hợp nào có lợn tiêm thuốc an thần để lấy mẫu kiểm tra. Cục này đang tiếp tục chỉ đạo theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển, giết mổ lợn nhằm phát hiện chất này để sớm làm rõ thông tin này.
Cục Quản lý chất lượng nông- lâm- thủy sản cũng lấy 54 mẫu mực khô tại Quảng Ninh, Nha Trang và TPHCM. Kết quả, chỉ có 1 mẫu mực có nhiễm chloramphenicol vượt ngưỡng.
Tăng tốc kiểm soát thực phẩm dịp tết
Đối với các mặt hàng nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào VN, từ đầu năm đến nay đã có 1.545 mẫu được phân tích, kết quả khá khả quan với chỉ 0,8% số mẫu (12 mẫu) chủ yếu là rau- quả tươi có sử dụng thuốc BVTV và trong số này, chỉ 1,2% số mẫu phát hiện có thuốc BVTV vượt ngưỡng. Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng nói: "Từ nay đến cuối năm, lượng rau- củ nhập vào nước ta sẽ lớn, nên tần suất lấy mẫu rau- củ kiểm tra sẽ cao hơn, chặt hơn để kiểm soát tốt hơn các tồn dư thuốc BVTV". Cũng theo ông Hồng, sau kết quả kiểm tra, các tỉnh phía bắc có nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên rau- củ- quả cao hơn các tỉnh phía nam. "Cục đang tiếp tục thống kê, đưa ra danh mục các loại rau, quả có nguy cơ cao, cũng như những loại rau, quả an toàn để hướng dẫn cho người dân sử dụng" - ông Hồng nói.
Trước những thông tin trên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ tiếp tục giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mực khô, rau và mật ong- đặc biệt là rau sống, để sớm có thông tin đầy đủ nhất cho người dân. Theo Thứ trưởng Thu, hiện ở HN và các tỉnh lân cận, nhiều mô hình rau sạch tổ chức tốt, tạo được niềm tin cho người dân, cần chú trọng hơn cho những mô hình này. "Việc công bố thực phẩm an toàn cần hết sức thận trọng, bởi đã xảy ra tình trạng báo cáo một đằng và thực tế một nẻo, như kết quả phân tích mực khô tại Thanh Hóa vừa qua" - bà Thu nói.
Theo laodong
Hoang mang thịt heo tiêm thuốc an thần Theo tìm hiểu của PV, nhiều cơ sở giết mổ heo tự phát tại TP.HCM thường xuyên tiêm thuốc an thần cho heo để trục lợi. Hiện nhiều người dân hết sức hoang mang và đang tẩy chay loại thực phẩm thông dụng này. Người dân hoang mang Thực tế của PV cho thấy, thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil sẽ...