“Lò” luyện thi xứ Thanh “hạ nhiệt”
Những băng rôn, bảng quảng cáo và các “lò” luyện thi mọc lên nhan nhản đã trở thành hình ảnh xưa cũ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Năm nay, số “lò” luyện thi tại đây giảm rõ rệt, các bảng quảng cáo về “lò” luyện đã không còn.
Nếu như những năm về trước quanh khu vực trường Đại học Hồng Đức – khu vực “ nóng” nhất của các “lò” luyện thi tràn lan các lò luyện cấp tốc được mở, học sinh ở khắp các nơi trong tỉnh Thanh Hóa cũng kéo nhau ồ ạt lên thành phố để trọ học ôn thì những năm gần đây đã không còn tình trạng đó nữa. Băng rôn quảng cáo với những lời mời gọi đã mất hẳn.
Đặc biệt năm nay, quanh trường Đại học Hồng Đức chỉ còn duy nhất 2 “lò” luyện thi được đánh giá là chất lượng. Học sinh đến ôn cũng giảm một cách đáng kể so với mọi năm. Khảo sát cho thấy hầu hết các học sinh đến ôn chỉ là những học sinh bị trượt ĐH những năm trước, họ muốn hệ thống lại một số chương trình học chuyên môn, bổ sung những kiến thức mới đồng thời để củng cố tinh thần qua một năm không theo học để bước vào kỳ thi. Trong khi đó, có rất ít số học sinh vừa tốt nghiệp THPT đến lò luyện.
“Sĩ tử” tập trung thưa thớt trước “lò” luyện thi ở đường Trương Hán Siêu (TP Thanh Hóa).
Nguyên nhân khiến các “lò” luyện không còn “hút” khách nữa được các sĩ tử chia sẻ vì được các anh chị đi trước truyền kinh nghiệm rằng mỗi “lò” luyện có hàng trăm học sinh ngồi chật chội trong một phòng học oi bức nhưng chỉ có một giáo viên dạy khiến cho chất lượng bài được tiếp thu không cao, kiến thức mà các thầy cô tại các “lò” luyện đưa ra cũng không mới, nhiều dạng đề đã có trong sách bồi dưỡng.
Hơn nữa, việc giảm “lò” luyện nhưng giá mỗi môn học lại tăng lên cũng khiến các “sĩ tử” e dè hơn. Những học sinh quê nghèo không dám bỏ ra một khoản tiền lớn khi chưa chắc chắn được kết quả ôn luyện sẽ thế nào.
Hầu hết những “sĩ tử” đến các “lò” luyện là những “sĩ tử” thi lại đại học.
Năm nay, giá của mỗi buổi học tại các “lò” luyện trung bình cũng 15.000đ/ca, các môn học buổi tối như Toán, hoặc Vật Lý có giá 20.000đ-25.000đ/ca, Hóa học có giá 10.000đ-15.000đ/ca. So với những năm trước giá đã tăng lên gấp rưỡi cho mỗi môn.
Video đang HOT
Em Lê Thị Huyền Trang, quê Hoằng Hóa, tâm sự: “Em có lên học được mấy hôm nhưng lớp đông quá, giữa cái nắng 37, 38 độ nhưng phải “hành xác” trong một căn phòng lợp tôn chật chội chỉ có vài cái quạt nên tiếp thu bài rất khó mà phí cho mỗi buổi học lại cao nên em không theo nữa mà ở nhà tự ôn luyện”.
Sĩ tử mới tốt nghiệp THPT tại Thanh Hóa năm nay đánh giá cao việc tự ôn luyện bằng sách bồi dưỡng và ôn qua mạng internet vì thế việc chọn “lò” ôn thi cấp tốc để có được một ghế giảng đường đã không còn là lựa chọn của nhiều học sinh.
Lượng “sĩ tử” kéo nhau lên thành phố để vào “lò” luyện thi giảm nhiều so với những năm trước.
Em Bùi Sỹ Hùng, quê Quảng Xương, khẳng định: “Đâu phải cứ ôn luyện ở lò mới đậu. Thi Đại học là một quá trình học với hệ thống kiến thức được nuôi dưỡng từ rất lâu dài chứ không phải lên “lò” luyện là có được. Thầy cô giáo ở “lò” luyện cũng chỉ là người hệ thống lại kiến thức và ôn luyện vào những kiến thức trọng tâm, cơ bản chứ không phải là người phán đoán đề thi. Không những thế, sự phát triển mạnh mẽ của internet, các bài giảng trực tuyến, các khóa học online, cùng với một kho tài liệu trên mạng rất bổ ích để chúng em tham khảo”.
“Hầu hết bạn bè của em đều chọn cách ôn bài từ mạng internet chứ không đổ xô lên thành phố tìm “lò” ôn như các anh chị những năm về trước. Bản thân em cũng tìm tòi những tài liệu ôn thi đại học ở trên mạng để tự học. Em nhận thấy nhiều tài liệu rất hay và sát với chương trình thi đại học”.
Theo Dantri
Những đứa trẻ nghèo trong ngày Tết thiếu nhi
Trong cái nắng gay gắt giữa trưa hè, đi về những vùng quê nghèo, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ chỉ mới lên 5, lên 6 quần áo xộc xệch, mặt mũi lấm lem bươn chải với công việc đồng áng cùng cha mẹ.
Nếu như với trẻ em thành phố, ngoài giờ học các em được đi chơi, đi du lịch thì những đứa trẻ vùng quê nghèo lại dành thời gian để lăn lộn mưu sinh.
Gặp cậu bé Lương Văn Quân quê ở xã Hoằng Khánh- huyện Hoằng Hóa giữa cái nắng chói chang như đổ lửa một ngày tháng 5. Thế nhưng với đầu trần, chân đất, cậu vẫn dang tấm thân nhỏ bé ngoài trời nắng, chẳng thèm lau những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, em cứ mải miết làm việc. Nhà Quân nghèo, bố mất từ khi em mới chưa đầy 1 tuổi. Bốn mẹ con em sống trong cái đói cái nghèo từ đó cho đến giờ. Vì thế tuổi thơ của em là những ngày lên núi nhặt củi và ra đồng cùng mẹ.
Giữa trưa nắng chang chang, em bé này vẫn đầu trần phơi rác giúp bố mẹ
Năm nay cậu bé mới chỉ lên 10 tuổi thế nhưng em còn khoe đã theo mẹ ra đồng xách lúa từ năm 6 tuổi rồi. Em tâm sự: "Những ngày đi học thì một buổi đi học còn một buổi em đi chăn bò rồi móc cua, ngày mùa thì phải theo mẹ đi đẩy xe thồ, đi xách lúa. Bây giờ nghỉ hè thì phải đi cả ngày. Ở đây, bạn nào cũng phải đi làm như em hết".
Những đứa trẻ xem việc phải lao động như vốn dĩ sinh ra phải thế
Cũng giống như Quân, Nguyễn Thị Mai cũng sinh ra từ vùng quê nghèo của xã Quảng Thành, bố cũng mất sớm, em phải làm tất cả những công việc mà mẹ vẫn làm như đi cấy, đi gặt, phơi lúa... Sau một ngày với một buổi đi học, một buổi đi làm thì buổi tối em lại cùng mẹ và em gái rong ruổi khắp các con đường để kiếm những chiếc vỏ chai, lon bia về bán lấy tiền đi học.
Bố mất sớm, từ khi lên 7 tuổi Mai đã phải làm tất cả những việc đồng áng cùng mẹ
Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước, thế nhưng vì cuộc sống khốn khó, vì miếng cơm manh áo và vì con chữ, nhiều trẻ em ở những vùng quê nghèo vẫn sống một cuộc sống kham khổ và cơ cực.
Không giống như Quân và Mai, Lê Thị Nga quê ở Hà Trung vẫn còn cả bố và mẹ và dù bố mẹ em quanh năm lam lũ cái nghèo vẫn mãi quẩn quanh. Nghèo khổ nên bố mẹ cứ mải miết mưu sinh khiến từ khi em mới 5 tuổi đã biết theo mẹ ra đồng. Em kể: "Lần đầu tiên mẹ bảo em nhổ cỏ ngô còn mẹ đi tháo nước vào ruộng. Lúc đó cây ngô còn nhỏ em cứ nghĩ nó cũng là cỏ nên nhổ cả cỏ lẫn ngô mà không biết gì cả cho đến khi mẹ phát hiện thì em đã nhổ hết 2 luống ngô rồi". Bây giờ cô bé đã 12 tuổi và đã làm thoăn thoắt công việc của người lớn.
Dù đã học lớp 6 nhưng Nga còi cọc nhỏ thó như đứa trẻ tiểu học vì em sớm vất vả
Ở quê vào thời gian này đang là thời điểm mùa màng, cũng là lúc các em được nghỉ hè vì thế khắp các ngả đồng làng quê, đâu đâu cũng thấy hình ảnh những đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường bì bõm dưới ruộng hay vắt vểu trên chiếc xe chở lúa sau một ngày lao động, trong đó có cả những đứa trẻ chỉ mới học lớp 1, lớp 2.
Không những thế, ngay cả những ngã đường trên thành phố cũng thấy nhiều hơn bóng dáng những đứa trẻ nhem nhuốc, đen nhẻm, quần áo lếch thếch mang theo những hộp đánh giày hay hình ảnh những đứa trẻ rửa bát thuê trong các quán ăn giữa lòng thành phố rồi nhan nhản những gương mặt nhếch nhác xin ăn, những gương mặt lầm lũi trong đêm vắng... Nhiều lắm những hình ảnh trẻ quê giữa chợ đời. Chúng đều là những đứa trẻ đi ra từ mảnh đất quê nghèo lam lũ và cũng bởi để kiếm miếng cơm, manh áo hay con chữ đến trường.
"Có những buổi tối rao khản cổ vẫn không bán xong được số bánh mua vào, bụng đói meo mà cũng không dám ăn một chiếc" - Đó là tâm sự rơi nước mắt của Vũ Văn Huấn (quê Quảng Xương), cậu bé bán bánh bao dạo buổi tối. Năm nay Huấn mới chỉ mới 13 tuổi thôi nhưng em đã có 3 năm "trong nghề" rồi.
Những đứa trẻ nông thôn là vậy, lớn lên từ lấm lem bùn đất, cơ cực. Tuổi thơ của chúng hoặc là những buổi theo cha mẹ ra đồng hoặc là "quăng mình", lăn lộn giữa chốn thị thành mưu sinh.
Trong khi đó, những đứa trẻ ở TP đang háo hức đón một ngày Tết thiếu nhi đầy đủ, vui tươi. Từ tối qua 31/5, các khu vui chơi, công viên ở TP Đà Nẵng đã đông hơn hẳn ngày thường. Các em nhỏ đều rất háo hứng với những trò chơi như: đi tàu điện, câu cá, vẽ tranh, đu quay, chơi nhà banh, nhà phao...
Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho đi khu vui chơi nhân ngày Tết thiếu nhi Dịp này Nhà thiếu nhi thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động thu hút hàng trăm thiếu nhi tham gia như: Ngày hội vào hè cho thiếu niên, nhi đồng với chủ đề "Thiếu nhi Đà Nẵng chung vui cùng thế giới"; Hội thi giọng hát măng non và Nhịp điệu tuổi thơ, thiết kế đồ vật trang trí, thủ công quà lưu niệm... Hội nạn nhân chất độc da cam cũng đã tặng hàng trăm suất quà cho các em nhỏ là nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật trên địa bàn. Cũng nhân dịp Tết thiếu nhi này, hàng nghìn em nhỏ TP Đà Nẵng cũng được xem xiếc miễn phí do đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn. (Khánh Hồng)
Theo Dantri
"Phải kéo giãn mức tăng lương vì kinh tế quá khó khăn" Phân trần mức tăng lương năm 2013 Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cao hơn nhưng vì tình hình khó khăn nên buộc phải... kéo giãn lộ trình, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng chưa thể đưa ra câu trả lời cho khả năng lặp lại tình huống này vào năm 2014. Nửa sau buổi làm việc chiều 13/6, Quốc hội bắt đầu nội...