“Lò” luyện “hoa hậu” đặc biệt ở Mộc Châu
Thời điểm này, các hộ chăn nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đang tích cực chăm sóc, huấn luyện các cô bò để chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu bò sữa sẽ tổ chức vào ngày 14 -15.10 tới. Sau 15 năm tổ chức, kỹ năng “luyện” hoa hậu của các nông dân ở đây ngày càng “đỉnh”.
Cao nguyên Mộc Châu sáng mùa thu trời trong vắt, thoáng trong gió cái se lạnh đặc trưng, sau khi đã được vắt sữa, ăn no, những ứng viên của cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2018 được chủ nhân dắt ra đồng cỏ luyện “catwalk”.
Trên đồng cỏ mênh mông, cả chục cô bò sữa duyên dáng được các chủ nhân dẫn đi thành vòng tròn, khoan thai và thảnh thơi. Tuy vậy, thi thoảng có những cô bò bướng bỉnh, lồng lên không chịu theo sự điều khiển của chủ.
Các ứng viên hoa hậu được huấn luyện “catwalk”. Ảnh: AT.
Ông Đặng Văn Thắm, ở tiểu khu Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết, ngay từ tháng 7, các hộ đã phải lựa chọn những con bò đẹp nhất, cho năng suất sữa cao nhất trong đàn để chăm sóc, huấn luyện theo chế độ riêng. Theo đó, thức ăn cho các hoa hậu bò tương lai phải đầy đủ khẩu phần, đảm bảo đúng tỷ lệ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và dưỡng chất.
“Mỗi ngày chúng tôi phải dẫn bò ra đồng cỏ để tập đi sao cho khoan thai, giúp bò làm quen với đám đông để khi đi thi đấu bò không lồng lên vì sợ khi thấy quá nhiều người”, ông Thắm nói.
Được biết, năm 2017, con bò số 5717 của ông Thắm đã dành vương miện hoa hậu, mang về cho chủ nhân số tiền thưởng cả trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Thắm từng huấn luyện cho bò nhà mình đạt danh hiệu hoa hậu 2017. Ảnh: AT.
Trong khi đó, anh Nguyễn Tiến Mạnh ở tiểu khu Vườn Đào 2, thị trấn Nông trường Mộc Châu khẳng định, một con bò đủ tiêu chuẩn đi thi hoa hậu phải có “hình nêm”, nghĩa là mông phải nở, bầu sữa to, không quá béo, không quá gầy, lông bóng mượt, đặc biệt phải cho sản lượng sữa cao, đảm bảo tiêu chuẩn.
Theo ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, ngoài tiêu chí tiên quyết là sản lượng sữa thì mỗi cô bò thi hoa hậu còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác về hình thể như: các khoang đen, trắng rõ nét, hông nở, chân cao, lưng thẳng và đặc biệt quan trọng là hình dạng của bầu vú.
Đương kim hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2017 cũng sẽ trình diễn tại hội thi năm nay. Ảnh: AT.
Sau cuộc thi, những con bò tốt, đạt danh hiệu sẽ được người dân đặt mua giống, lựa chọn vào đàn bò giống cao sản của Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu . Bò con, bò cháu được sinh ra từ thí sinh bò năm trước sẽ tham gia thi vào các năm sau.
Khởi điểm là một hội thi bò sữa điển hình chất lượng cao được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức cách đây 15 năm, giờ đây, cuộc thi Hoa hậu bò sữa đã trở thành một thương hiệu, một sự kiện văn hóa đặc biệt trên cao nguyên Mộc Châu.
Các ứng viên sáng giá được huấn luyện catwalk sao cho không sợ hãi trước đám đông. Ảnh: AT.
Ông Trần Công Chiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho biết, năm 2000, ông có dịp đi tham quan ngành chăn nuôi bò sữa của New Zealand và được tham gia một hội thi bò sữa đẹp. Sau đó, công ty cũng quyết định tổ chức một hội thi bò sữa chất lượng cao, nhằm động viên, khích lệ bà con chăn nuôi, đồng thời giúp nâng cao chất lượng đàn bò. Vài năm sau thì đổi tên thành cuộc thi Hoa hậu bò sữa và tổ chức định kỳ vào giữa tháng 10 từ đó đến giờ.
Lý do ban đầu công ty tổ chức cuộc thi chỉ là tạo ra nơi giao lưu cho nông dân nông trường. Tuy nhiên, cuộc thi đã giúp chọn ra những con bò tốt nhất, từ đó cải tạo giống bò, hình thành đàn bò cao sản. Được biết, có những con bò đạt danh hiệu cao cho sản lượng sữa đến 40 – 50 kg/ngày.
Theo Danviet
Bỏ nghề lái xe về nuôi bò sữa phất thành tỷ phú
Sau nhiều năm lái xe tải bôn ba khắp vùng Tây Bắc, anh Dương Đình Khôi, ở tiểu khu Vườn Đào (thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bén duyên với nghề nuôi bò sữa. Nghề này đã làm nên những tỷ phú nông dân ở cao nguyên Mộc Châu và anh Khôi cũng không ngoại lệ.
Sau nhiều năm lái xe tải chở hàng ngang dọc khắp nơi, vất vả, cực nhọc, rủi ro luôn rình rập; năm 2012, anh Khôi chọn nghề nuôi bò sữa và nhanh chóng trở thành ông chủ của một khu trang trại lớn với hàng chục con bò sữa.
Hiện tổng số đàn bò của anh Khôi có 45 con, trong đó 21 con đang cho vắt sữa
Đang tất bật với công việc ủ ngô chua cho bò, anh Khôi nghỉ tay tiếp chuyện với chúng tôi, anh nói rằng: Hơn 12 năm gắn bó với nghề lái xe, hàng ngày rong ruổi trên đường chở hàng đi khắp nơi, không kể mưa nắng, sớm khuya nhưng đồng lương ít ỏi. Thấy nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu có thu nhập cao, ổn định, không lo đầu ra sản phẩm vì có Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu bao tiêu. Nghĩ mãi, anh quyết định bỏ nghề lái xe, dồn vốn đầu tư nuôi bò sữa, đồng thời cam kết với Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu về chăn nuôi và đầu ra sản phẩm. Với số tiền tích góp được từ việc chạy xe, anh đầu tư xây dựng chuồng trại, rồi mua 14 con bò về nuôi và được Công ty khoán cho hơn 1ha đất trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, anh còn được Công ty chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ công tác thu y, khuyến nông, thu mua sản phẩm sữa. Vì thế anh Khôi rất yên tâm.
Đây chính là hình thức liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân chăn nuôi từ con giống, kỹ thuật, sản xuất thức ăn đến bao tiêu sản phẩm sữa của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu; đảm bảo việc làm cho người lao động, thu mua hết sữa với giá ổn định cho người chăn nuôi.
Khuc chuồng nuôi của anh Khôi được đầu tư xây dựng khép kín, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường
Lúc đầu do vốn ít và chưa có kinh nghiệm nên anh chỉ nuôi 14 con bò sữa. Nhờ có lãi, số vốn tích góp được qua bán sữa anh Khôi vừa đầu tư mở rộng chuồng trại, vừa mua thêm con giống; đến nay đàn bò của anh đã tăng lên 45 con, mỗi năm thu được 130 tấn sữa. Trừ chi phí mỗi năm anh Khôi lãi hơn 1 tỷ đồng. Nhìn lại chặng đường đến với nghề nuôi bò anh Khôi chưa bao giờ nghĩ cái nghề này lại có thu nhập cao đến như vậy.
Hiện nay, việc nuôi bò sữa của anh Khôi đều được thực hiện theo chuỗi khép kín, từ chăn nuôi đến vắt sữa và bán sữa. Việc xử lý tốt môi trường còn góp phần làm đàn bò luôn khỏe mạnh, cho sản phẩm sữa chất lượng. Chỉ sau 5 -6 năm nuôi bò sữa, số vốn anh Khôi tích góp được ngày càng nhiều. Với số tiền này anh tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng chuồng trại hiện đại, hạn chế được nhân công lao động.
Anh Khôi chia sẻ: Nuôi bò sữa có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các nghề chăn nuôi khác. Thế nhưng để làm sao bò cho nhiều sữa, sữa chất lượng thì không hề dễ chút nào. Đặc biệt là thức ăn cho bò phải đảm bảo, đủ dinh dưỡng, trung bình một con bò ăn từ 30 -35 kg thức ăn/ngày. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, ngoài thức ăn tổng hợp Tiama sản xuất tại Công ty, thì phải bổ sung thêm thức ăn ủ chua làm từ cây ngô và thức ăn xanh. Hiện nay, tất cả đàn bò sữa của tôi đều được nuôi theo một chuỗi khép kín, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, từ khâu vắt sữa đến vận chuyển sữa đều đươc dùng bằng máy.
Thức ăn ủ ướp từ cây ngô, giàu dinh dưỡng rất được bò sữa yêu thích
Đến nay, trong tổng số 45 con bò của anh Khôi, có 21 con đang cho vắt sữa. Mỗi ngày, mỗi con cho sản lượng sữa từ 25 - 27 kg. Mỗi năm gia đình anh Khôi thu trên 130 tấn sữa, giá bán trung bình 13.000 đồng/lít. Trừ tri phí mỗi năm anh Khôi thu về gần tỷ đồng. Kể từ khi nuôi bò sữa kinh tế gia đình anh Khôi ngày càng khá giả.
Theo Danviet
Cuộc phỏng vấn đầu tiên đặc biệt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với báo chí quốc tế Gần hai tháng sau khi nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo chí nước ngoài, đó là hãng thông tấn TASS của Nga. Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: CAND. Ngày 2-4-2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII,...