Lộ lí do bí mật Qatar khiến các nước Ả Rập nổi giận
Thỏa thuận bí mật được kí kết với sự tham gia của những người đứng đầu quốc gia, hé lộ phần nào sự thật về cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất khu vực Trung Đông.
Vua Ả Rập Saudi và thái tử UAE.
Theo đài CNN của Mỹ, từ năm 2013 tới 2014, Qatar đã bí mật kí kết một thỏa thuận với các quốc gia Vùng Vịnh, trong đó tuyên bố không giúp đỡ các phiến quân nổi dậy tại các quốc gia này. Thỏa thuận có hiệu lực tại cả Ai Cập và Yemen.
Thỏa thuận bí mật được đài CNN thu thập từ một người có quyền tiếp xúc các nguồn tin tuyệt mật. Nội dung chi tiết không được công bố vì nó chứa nhiều vấn đề nhạy cảm được những người đứng đầu quốc gia kí kết.
Các nước Vùng Vịnh đã chỉ trích Qatar vì không tuân thủ hai bản thỏa thuận kí kết năm 2013 và 2014 và đây là nguyên nhân nổ ra cuộc xung đột ngoại giao lớn nhất Trung Đông trong hàng thập kỷ. Tuân thủ thỏa thuận là một trong 6 nguyên tắc mà các nước kí kết với nhau nhằm thông qua quyết định năm 2014.
Video đang HOT
Đài CNN cho biết thỏa thuận đầu tiên được viết tay và ghi ngày 23.11.2013, được vua Ả Rập Saudi, Qatar và Kuwait kí kết. Thỏa thuận khẳng định cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ngăn chặn hỗ trợ tài chính và chính trị với các tổ chức “ma quỷ”.
Thỏa thuận này được gọi tên là “Bản ghi nhớ Riyadh”, nhấn mạnh tới việc không hỗ trợ tổ chức “Anh em Hồi giáo”. Khi xung đột ngoại giao nổ ra, các quốc gia Vùng Vịnh cáo buộc chính quyền Doha thường xuyên hỗ trợ tổ chức này, cũng như các nhóm đối lập tại Yemen để gây bất ổn khu vực.
Thỏa thuận thứ hai có gắn dòng chữ “Tuyệt mật” phía trên và đề ngày 16.11.2014, với sự tham gia của vua Bahrain, Hoàng tử UAE và Thủ tướng UAE. Thỏa thuận khẳng định cam kết hỗ trợ ổn định, hòa bình tại Ai Cập, bao gồm chặn sử dụng các nền tảng truyền thông như kênh Al-Jazeera của Qatar để không “thách thức chính quyền Cairo đương nhiệm”.
Thỏa thuận được kí không loại trừ Qatar và có hiệu lực với mọi quốc gia kí kết. Tuy nhiên, Qatar cũng cáo buộc UAE và Ả Rập Saudi xâm phạm tinh thần của thỏa thuận khi “khiêu khích và gây hấn chủ quyền Qatar”.
Sau khi thông tin chấn động được đài CNN công bố, Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đưa ra tuyên bố chung ngày 10.7, khẳng định “thất bại của Qatar khi thực thi các quy tắc và sự vi phạm tinh thần thỏa thuận”.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng bản yêu sách 13 điểm từng đưa ra trước đây là nhằm buộc chính quyền Doha tuân thủ thực thi kí kết trong Thỏa thuận Riyadh. Cơ chế và các quy định khác đã được các quốc gia thông qua dựa trên tinh thần đồng thuận”.
Theo Danviet
Thái tử UAE nhờ Mỹ đánh bom hãng tin danh tiếng Qatar?
Mối quan hệ giữa Qatar và UAE từ lâu đã trong cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt".
Thái tử Zayed được cho là yêu cầu Mỹ đánh bom đài Al-Jazeera của Qatar.
Thái tử của tiểu vương Abu Dhabi (UAE) được cho là đã yêu cầu Mỹ đánh bom văn phòng của hãng tin Al-Jazeera trước khi Mỹ đánh Iraq năm 2003, theo thông tin được hãng tin Nga RT đăng tải.
Hãng tin của Nga lấy nguồn từ tài liệu rò rỉ của Wiki Leak, trong đó ghi lại chi tiết cuộc nói chuyện giữa nhà ngoại giao Mỹ Richard Haass và thái tử Mohammed bin Zayed trước cuộc chiến tại Iraq năm 2003.
Hoàng gia UAE đã thúc giục ông Haass kiểm soát nội dung đưa tin và "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phá hủy hãng tin Al-Jazeera đặt trụ sở ở Doha trước khi có bất kì hành động quân sự nào".
Thông tin rò rỉ còn ghi lại việc thái tử UAE đã "cười lớn khi nhớ lại" cuộc gặp giữa quốc vương Qatar là Hamad Al-Thani và quốc vương UAE Zayed bin Sultan, cha của Zayed.
"Vua Hamad phàn nàn về thông tin ông nhận được, trong đó thái tử Zayed yêu cầu tướng Franks của Mỹ điều máy bay đánh bom hãng tin Al-Jazeera", RT viết. "Zayed hỏi lại "Ông tin vào điều đó à?"". Tướng Tommy Franks trước khi nghỉ hưu giữ chức quản lý trung tâm chỉ huy Mỹ ở Trung Đông.
Hãng tin Al-Jazeera lớn nhất Trung Đông nhiều lần cáo buộc Mỹ âm mưu tấn công cơ quan báo chí này. Năm 2001, trụ sở của Al-Jazeera tại Kabul, Afghanistan đã bị máy bay ném bom Mỹ phá hủy. Vụ việc không làm ai bị thương.
Thời điểm đó, tổng biên tập Ibrahim Hilal nói rằng vụ tấn công đã được lên kế hoạch từ trước. Nhiều quan chức Mỹ chỉ trích hãng tin này khi đưa tin ở chiến trường Afghanistan với các nội dung "mang tính tuyên truyền, kích động".
"Tôi tin rằng quyết định loại bỏ văn phòng của chúng tôi ở Kabul được đưa ra chỉ vài tuần trước đó", Hilal nói. "Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng họ lại ném bom một cơ quan báo chí".
Hãng tin Al-Jazeera có 65 chi nhánh toàn cầu, trải khắp từ Doha, London tới Washington. Khán giả của kênh truyền hình này là 220 triệu người từ hơn 100 quốc gia.
Theo Danviet
Ả Rập dồn đến cùng, Qatar vẫn "khăng khít" với Iran Iran tuyên bố vùng biển, vùng trời và bầu trời nước này luôn rộng mở với Qatar. Quốc vương Qatar Tamim tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển quan hệ trong mọi lĩnh vực với Iran. Theo kênh phát thanh Al Mayadeen, quốc vương Qatar Tamin bin Hamad đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 25.6 và tuyên...