Lọ Lem nhặt rác ở Campuchia đổi đời nhờ học giỏi
Câu chuyện cuộc đời của Sophy Ron, cô bé được mệnh danh “ Lọ Lem nhặt rác” ở Phnom Penh, đã truyền cảm hứng cho nhiều người.
Sophy Ron (23 tuổi) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở Phnom Penh, Campuchia.
Cả nhà 8 người sống trong túp lều nát được dựng ngay trên bãi rác Steng Meanchey – nơi được coi là bãi rác lớn nhất Đông Nam Á và từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự nghèo đói tại đất nước này.
Từ khi còn nhỏ, mỗi ngày, Sophy đều dậy sớm đi bới rác để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Giống như những đứa trẻ khác, cô phải lội qua hàng lớp rác thối rữa, bốc mùi hôi thối, bị bao vây bởi ruồi và dòi bọ.
Hình ảnh Sophy khi đi nhặt rác năm 11 tuổi. Ảnh: CCF.
Những ngày may mắn, cô bé kiếm được khoảng 50 cent, đủ để mua gạo cho gia đình có một bữa cơm. Nếu không kiếm được gì, đồ ăn của gia đình có thể chính là hoa quả, những thứ cô tìm được ngay trên bãi rác.
“Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác, nó mặc nhiên trở thành nhà của tôi. Tôi còn không nhận ra nó bốc mùi, không biết đó là chỗ bẩn thỉu”, Sophy nói.
Theo ABC News , trường học địa phương chỉ cấp học bổng cho một đứa trẻ trong nhà, chị gái cô đã nhận được nên Sophy không thể đi học. Cô kể đã đi theo chị gái tới lớp, nhưng chỉ có thể đứng nhìn qua cửa sổ.
Cuộc đời mới
Cuộc đời Sophy đã sang trang vào năm 11 tuổi khi vô tình gặp gỡ Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF).
Video đang HOT
Khi đó, cô đang vác một bao rác lớn, nhìn thấy người đàn ông giơ máy ảnh lên, cô liền cười tươi đầy thánh thiện.
“Ông ấy hỏi tôi có muốn đi học tiếng Anh không, khi đó tôi còn chẳng biết tiếng Anh là cái gì. Nhưng tôi hạnh phúc khi chạy về nhà vì ông hứa sẽ cho tôi đến trường”.
Tổ chức từ thiện của ông Neeson, được đăng trên ABCs Australian Story năm 2012, đã cung cấp giáo dục, nhà ở và điều trị y tế cho hàng nghìn người ở Campuchia kể từ khi thành lập vào năm 2004.
Sophy được sang Australia học tập và đã giành nhiều thành tích nổi bật. Ảnh: Sophy Ron.
Shophy được chuyển đến Australia để đi học. Cô còn nhớ như in cảm giác vào năm 11 tuổi khi lần đầu tiên được tới lớp và nhìn thấy nhóm trẻ con nô đùa.
Sophy là người học hỏi nhanh và giao tiếp tốt. Năm 2016, cô đã đứng trên sân khấu của Tedx Talk để diễn thuyết bằng tiếng Anh.
Thông qua CCF, cô nhận được học bổng để hoàn thành một năm học dự bị tại Đại học Trinity College thuộc Đại học Melbourne.
“Tôi không diễn tả được cảm xúc khi biết mình nhận được học bổng toàn phần. Tôi không thể ngừng cười và thấy may mắn khi cuộc đời mình thay đổi”.
Sophy tốt nghiệp thủ khoa và nhận bằng Cử nhân Văn học vào tháng 6/2019. Ngoài ra, cô còn được cấp một học bổng khác tại Đại học Melbourne.
Cô mong muốn được trở về quê nhà và làm việc cho CCF.
Dù yêu thích cuộc sống ở Melbourne, cô hy vọng cuối cùng sẽ trở về với gia đình ở Campuchia để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh và làm việc cho CCF.
Gia đình của Sophy ở quê nhà cũng không còn đi nhặt rác mà chuyển về miền quê yên bình để sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức, các chị em của cô cũng được đến trường.
Câu chuyện về hành trình kỳ diệu của cô được đăng tải trên các phương tiện truyền thông địa phương tại Campuchia. Cô hy vọng điều đó sẽ khuyến khích những người khác quyên góp cho tổ chức từ thiện.
“Thông điệp trong suốt cuộc đời mà tôi luôn mang theo đó là: Không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào”.
Thái Lan, Hàn Quốc có kỷ lục ca nhiễm, Ấn Độ tăng thấp nhất trong 125 ngày
Thái Lan, Hàn Quốc có kỷ lục ca nhiễm lần lượt 13.002 và 1.784 ca/ngày. Indonesia có ca nhiễm cao thứ 14 thế giới.
Campuchia, Singapore và Việt Nam hiện có tổng ca nhiễm cao lần lượt thứ 111, 112 và 113 trên thế giới.
Trường cao đẳng Công nghệ thương mại Chao Phraya ở thủ đô Bangkok, Thái Lan trong ảnh chụp hôm 20-7. Trường này đang được dùng làm trung tâm cách ly cộng đồng dành cho những người mắc COVID-19 đang đợi nhập viện - Ảnh: BANGKOK POST
Ngày 21-7, Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho hay nước này vừa ghi nhận thêm 13.002 ca nhiễm và 108 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất từng được ghi nhận tại xứ sở chùa vàng từ đầu dịch tới nay.
Đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 3.610 ca tử vong và hơn 439.000 ca bệnh COVID-19. Trong đó, chỉ riêng giai đoạn từ ngày 1-4-2021 (ngày bắt đầu đợt bùng dịch thứ 3 ở Thái Lan) đã có 410.614 ca nhiễm và 3.516 ca tử vong, theo báo Bangkok Post .
Báo Bangkok Post hôm 20-7 đưa tin Chính phủ Thái Lan vừa ký hợp đồng mua 20 triệu liều vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer, khoảng 3 tháng sau khi tuyên bố sẽ mua vắc xin hãng này. Số vắc xin đó dự kiến được giao trong quý 4 năm nay.
Trong diễn biến liên quan, Thái Lan cho biết Mỹ sẽ tặng 1,5 triệu liều vắc xin Hãng Pfizer cho họ, ngày dự kiến được đưa tới Thái Lan là 29-7.
Trong khi đó, ngày 20-7, Singapore công bố đã ghi nhận 195 ca nhiễm mới (gồm 182 ca nhiễm trong cộng đồng), nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 63.440.
Con số 195 là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất từng được ghi nhận ở Singapore kể từ ngày 10-7-2020, theo Đài Channel News Asia.
Malaysia ghi nhận 12.366 ca nhiễm ngày 20-7, tăng 1.394 (tương đương 12,7%) so với mức 10.972 ca của ngày trước đó. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 939.899 ca bệnh COVID-19, cao thứ 31 thế giới (theo cập nhật của trang Worldometers lúc 10h sáng 21-7-2021).
Cũng trong ngày 20-7, Indonesia , Campuchia và Philippines công bố ghi nhận số ca nhiễm mới lần lượt là 38.325, 825, và 4.516 ca. Indonesia đang là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ 14 thế giới, với 2,95 triệu ca.
Trên bảng thống kê của Worldometers , tính đến 10h sáng 21-7-2021, Campuchia (tổng 68.796 ca), Singapore (tổng 63.440 ca) và Việt Nam (tổng 62.820 ca) đang có tổng số ca nhiễm cao lần lượt thứ 111, 112 và 113 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc ngày 21-7 ghi nhận thêm 1.784 ca nhiễm trong 24 giờ, phá vỡ kỷ lục ca nhiễm được công bố tuần trước. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã tăng lên 182.265 ca. Số ca nhiễm mới ở nước này đã trên mức 1.000 ca ngày thứ 15 liên tiếp.
Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 30.093 ca nhiễm mới hôm 20-7, mức tăng trong 24 giờ thấp nhất ở nước này trong 125 ngày qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 31,1 triệu ca.
COVID-19 tại ASEAN hết 20/7: Người Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp nguy hiểm; Lào ca mắc mới kỷ lục Trong ngày 20/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 73.000 ca nhiễm mới và 1.532 ca tử vong. Indonesia đối mặt nguy hiểm từ những đám đông tín đồ cầu nguyện, Lào ghi nhận ca mắc mới cao kỷ lục. Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện bên trong một đền thờ ở Aceh, Indonesia để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid...