Lo lắng vì vi khuẩn mới chưa từng được biết tới trên trạm vũ trụ ISS
Các nhà nghiên cứu tại NASA tìm thấy 3 chủng vi khuẩn mới chưa từng được phát hiện trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Phi hành gia thu hoạch rau trên ISS
Không chỉ là nơi ở và làm việc của các phi hành gia đến như nhiều quốc gia khác nhau trong suốt 20 năm qua, Trạm vũ trụ quốc tế ISS còn là nơi ẩn chứa nhiều loài vi khuẩn độc nhất.
Mới đây, các nhà nghiên cứu NASA phát hiện 4 chủng vi khuẩn, trong đó có 3 chủng chưa từng biết trên trạm ISS. Những chủng vi khuẩn này có thể giúp ích cho hoạt động trồng cây trong những nhiệm vụ dài ngày trong tương lai.
Trạm ISS là môi trường độc đáo bởi tách biệt hoàn toàn so với Trái Đất, trong nhiều năm các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm để tìm hiểu loại vi khuẩn tồn tại trên trạm.
Trong 6 năm quá, họ tiến hành kiểm tra theo dõi 8 vị trí trên trạm ISS về những tổ chức vi sinh vật và sự phát triển của vi khuẩn.
Các khu vực đó bao gồm module thí nghiệm khoa học, buồng sinh trưởng chuyên dùng để gieo trồng thực vật cũng như nơi phi hành đoàn tụ tập để ăn cơm và sinh hoạt. Kết quả là đã thu thập được hàng trăm mẫu vật vi khuẩn, với hơn 1.000 mẫu vật khác đang chờ chuyển về Trái Đất để phân tích.
Video đang HOT
Bốn loại vi khuẩn mà nhóm nghiên cứu của NASA phát hiện thuộc họ Methylobacteriaceae. Đó là những mẫu vật tồn tại trên khắp trạm ISS và mang về Trái Đất trong những chuyến thám hiểm liên tiếp của các phi hành đoàn khác nhau.
Vi khuẩn Methylobacterium rất hữu ích với cây trồng, giúp thúc đẩy thực vật phát triển và chiến đấu với mầm bệnh. Tuy nhiên, 3 chủng vi khuẩn hình que khác trong đó là chưa từng biết đến. Thông qua phân tích di truyền, nhóm nghiên cứu xác định chúng có quan hệ gần gũi nhất với vi khuẩn Methylobacterium indicum.
Các nhà nghiên cứu muốn đặt tên cho chủng vi khuẩn mới là Methylobacterium ajmalii để vinh danh nhà khoa học đa dạng sinh học người Ấn Độ Muhammad Ajmal Khan, qua đời năm 2019.
Nhà nghiên cứu Kasthuri Venkateswaran và kỹ sư Nitin Kumar Singh tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Pasadena, California, Mỹ đang tiến hành tìm hiểu những ứng dụng tiềm năng của vi khuẩn. Những chủng vi khuẩn mới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thực vật sinh trưởng trong không gian.
Trước đây, rau lá xanh và củ cải đã mọc thành công trên trạm ISS, nhưng việc trồng trọt trong không gian vẫn vô cùng khó khăn. Methylobacterium có thể giúp cây cối vượt qua những áp lực mà chúng gặp phải khi mọc ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chỉ có thời gian và các thí nghiệm sử dụng vi khuẩn thực tế mới cho thấy liệu nó có hoạt động hay không.
Trước khi con người tới sao Hỏa, trạm ISS sẽ là cơ sở thử nghiệm nhiều công nghệ và tài nguyên cần thiết cho nhiệm vụ dài ngày trong không gian sâu, trong đó bao gồm nghiên cứu tổ chức vi sinh vật và tác động của chúng tới đời sống trên trạm.
Vi khuẩn Methylobacterium phát hiện trong nghiên cứu không gây hại cho con người. Với lượng vi khuẩn chờ phân tích và tiềm năng phát hiện nhiều chủng mới, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể phát triển thiết bị sinh học phân tử để phân tích chúng.
Venkateswaran cho biết: “Tất nhiên, trạm vũ trụ quốc tế ISS là một môi trường cực kỳ sạch sẽ. An toàn cho phi hành đoàn luôn là ưu tiên số 1 và do đó hiểu được mầm bệnh có thể gây hại con người là rất quan trọng và nghiên cứu các vi khuẩn như Methylobacterium ajmalii mới lạ là cần thiết”.
"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh
Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.
Nhấn để phóng to ảnh
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà động vật học và vi sinh học từ NUI Galway, tập trung vào các phản ứng do nhện cắn được báo cáo bởi những người sống ở Ireland và Anh trong thập kỷ qua.
Chỉ riêng ở Vương quốc Anh đã có hơn 650 loài nhện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 10 loài phổ biến ở Tây Bắc Châu Âu có răng nanh đủ mạnh để đâm vào da của con người và tiết nọc độc của chúng. Và chỉ một loài trong số đó khiến các bác sĩ lâm sàng phải tiếp nhận bệnh nhân bị nhện cắn. Đó là "Nhện góa phụ giả dạng".
"Nhện góa phụ giả dạng" có bụng màu nâu, xen kẽ các mảng màu vàng nhạt. Nhện cái có thể dài đến 1,5cm. Chúng chỉ cắn người khi bị khiêu khích và hoảng sợ.
Đối với hầu hết các bệnh nhân của loài nhện này, vết cắn như vậy sẽ gây đỏ và đau, nhưng một số có biểu hiện nghiêm trọng và suy nhược do tình trạng "ăn da" có thể khó kiểm soát.
Trong trường hợp điều này xảy ra, trước đây người ta cho rằng vi khuẩn xâm nhập vào vết cắn do nhiễm trùng thứ cấp, rất có thể do bệnh nhân gãi vào vùng bị ảnh hưởng.
Để làm rõ, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng về vi khuẩn gây bệnh trên các "nhện góa phụ giả dạng" và một số loài nhện châu Âu khác.
Kết quả cho thấy hai loài nhện bản địa, Amaurobius similis và Eratigena atrica, có khả năng truyền vi khuẩn trong vết cắn của chúng. "Nhện góa phụ giả dạng" cũng được phát hiện mang 22 loài vi khuẩn có khả năng lây nhiễm sang người. Trong số các vi khuẩn, Pseudomonas putida, Staphylococcus capitis và Staphylococcus edaphicus có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất.
Các nhà nghiên cứu hi vọng nghiên cứu mới sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho các bác sĩ điều trị những vết cắn gây do "Nhện góa phụ giả dạng" gây ra. Đặc biệt vết nhện cắn không chỉ mang vi khuẩn có thể truyền sang người mà một số trong số chúng sẽ kháng kháng sinh.
Tiến sĩ Aoife Boyd từ NUI Galway, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: "Sự đa dạng của các vi sinh vật không bao giờ ngừng làm tôi ngạc nhiên. Sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mọi môi trường ở đây bởi sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc ngay cả trong nọc độc của nhện. Kháng thuốc (AMR) là một vấn đề cấp bách và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Phương pháp kết nối sức khỏe con người, động vật và môi trường là cách duy nhất để giải quyết vấn đề".
Vì sao NASA đưa nhà vệ sinh trị giá 23 triệu USD vào không gian? Vào tháng 9, tàu vũ trụ của NASA đã đưa toilet có trang bị hệ thống quản lý chất thải tối tân vào không gian.