Lo lắng vì lấy phải chồng giang hồ
Chồng tôi thường xuyên về muộn, hôm thì nồng nặc mùi rượu, có hôm khiến tôi tá hỏa khi người anh đầy vết dao chém, quần áo đẫm máu.
Đối với nhiều người, Sài Gòn là miền đất hứa nơi có thể dễ dàng mưu sinh. Nhưng cuộc sống của một cô gái Bắc, không nhà, không thân thiết, không bằng cấp ở thành phố này thật cơ cực. Bươn chải với nghề bán hàng rong, sáng tối lui về những khu nhà trọ chật chội, sống len lỏi như thách thức ở ngay giữa thành phố sầm uất nhất nước này. Cha mẹ mất sớm, để lại hai đứa em nhỏ đang tuổi đi học nên đi vào đây tôi không chỉ nuôi thân mà còn kiếm tiền gửi cho các em. Cuộc sống mưu sinh đuổi tuổi xuân đi, năm nay tôi đã 30 tuổi mà theo các cụ nói thì đã là “gái ế”.
Nhưng rồi, giữa tấp nập của thành phố đô hội, trong một lần bị bảo kê đường phố ở đây xua đuổi tôi được người gọi là chồng bây giờ ra tay cứu giúp. Cùng hoàn cảnh mồ côi, không gia đình nên hai trái tim dễ tìm được sự đồng điệu kể cả khi chưa hiểu được nhiều về nhau.
Tôi chấp nhận về sống chung với anh, không cần danh phận, đám cưới chỉ là một mâm cỗ đơn giản được diễn ra nơi quán nhậu ồn ào.
Tôi chấp nhận về sống chung với anh, không cần danh phận (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng dần tôi phát hiện ra chồng mình nói dối khi anh thường xuyên về muộn, hôm thì nồng nực mùi rượu, có hôm lại khiến tôi tá hỏa khi người anh đầy vết dao chém, quần áo đẫm máu. Quá hoảng hốt tôi định gọi điện để đưa chồng đi bệnh viện nhưng trong tiếng thều thào anh kịp ngăn tôi lại.
Sau khi băng bó cho anh xong, chồng tôi thú nhận là anh không phải là phụ hồ như đã nói với tôi mà là dân giang hồ. Buông hay nắm? Quá mệt mỏi và lo lắng không biết mình sẽ đi đâu, sẽ chấp nhận hay dứt áo ra đi?
Buồn tủi khi phát hiện chồng làm nghề đâm thuê, chém mướn (Ảnh minh họa)
Mấy ngày sau, tôi vẫn làm công việc buôn bán như thường, đi về muộn hơn trước để một phần kiếm thêm thu nhập, một phẩn là để tránh mặt chồng. Có hôm thấy tôi về muộn quá, anh đi tìm khi nhìn thấy anh không trách mắng mà chỉ lôi tôi về.
Nghĩ lại thì từ khi lấy tôi anh chưa bao giờ to tiếng, hết sức yêu thương, hai vợ chồng cùng nhau tiết kiệm gửi một khoản về cho các em tôi ngoài Bắc, một phần để tiết kiệm cho tương lai. Nhất là khi biết tôi ốm nghén, có hôm nửa đêm tôi chỉ nói là thèm ăn một chén canh gà mà anh cũng đi tìm mua cho bằng được. Lúc thấy tôi mang thai anh chăm sóc, lo lắng như một người cha thực sự chứ không phải là một tay “đâm thuê, chém mướn”. Yêu anh, tôi chấp nhận tha thứ cho anh, nhưng không hẳn tôi đã sẵn sàng đối mặt với cảnh chồng mình về nhà mà trên người đầy thương tích nữa. Sợ rằng con mình sinh ra không nhìn thấy mặt cha.
Không ít lần tôi khuyên anh rút khỏi công việc đó để làm ăn lương thiện, nhưng anh bảo: “Nơi đó đều là những anh em gắn bó với tôi, tôi không dứt lòng ra đi được”.
Cuộc sống như chìm vào bế tắc, tôi không trách anh vì mỗi người một nghiệp. Nhưng tôi đã quá mù quáng khi yêu anh, khi không tìm hiểu về công việc anh đang làm. Ngồi ôm bụng bầu mà đầu không khỏi nghĩ ngợi, không biết có nhiều người phụ nữ vào hoàn cảnh éo le như tôi không?. Nếu có trách thì chỉ trách tôi yêu và lấy nhầm một người chồng giang hồ.
Theo Ngoisao
Cô đơn một mảnh đời
Cô Nhài xuống ở hẳn trên thuyền ở Vực Nải đã được hơn chục năm. Ngôi nhà lá cọ ở giữa làng cả năm cô mới ghé qua đôi lần. Có việc gì lắm người ta mới thấy cô đặt chân lên đất. Quanh năm cô sống ở trên thuyền, làm bạn với cá, với sen...
Người ta kể rằng hồi trẻ cô đẹp lắm, làn da trắng muốt, tóc đen chấm gót. Vẻ đẹp mộc mạc tao nhã như hoa nhài. Đẹp là vậy mà chả ma nào thèm ngó ngàng tới, chẳng phải vì cô chanh chua, ngoa ngoắt mà ngược lại cô rất nết na thùy mị. Chỉ đơn giản là nhà cô có ổ bệnh cùi và lao. Ông nội cô bị cùi rụng hết ngón tay chân, vô phúc hai chú ruột của cô cũng bị cùi. Đến bố khỏe mạnh nên may mắn lấy được vợ, nhưng ông cũng qua đời khi vừa bước qua tuổi bốn mươi vì bệnh lao. Hai năm sau khi bố cô mất, mẹ cô vì đau buồn, vì lao lực nên cũng ra đi.
Bố mẹ mất khi hơn mười tuổi, cô được các anh chị chăm bẵm. Nghèo khó nhưng anh em vẫn sát cánh hết mực yêu thương nhau. Nhưng phận đời thật trớ trêu, cả hai anh trai cô dù khỏe mạnh nhưng đã ngoài ba mươi mà chẳng ai lấy được vợ. Làng trên xóm dưới, cứ thấy anh trai cô tán tỉnh để ý đến cô gái nào là y như rằng gia đình họ cấm tiệt. Buồn chán hai anh lần lượt vào tận vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Chị gái cô cũng vậy, con gái có thì chị đành đi kiếm lấy đứa con để trông cậy lúc về già. Trách chi ông trời vô tình, hay chăng mấy đời trước gia đình cô đã gây nên nghiệp chướng gì cho cam nên kiếp này phải trả nợ. Chị gái cô sinh khó, đứa bé đã chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Chị gái cô hóa điên đã đâm đầu xuống Vực Nải tự vẫn vài ngày sau đó.
Bao lần anh trai giục cô vào Tây Nguyên ở cùng mà cô cứ khất lần. Cô bảo vào sao được khi mồ mả cha mẹ, chị gái và cháu còn ở ngoài này lấy ai hương khói. Từ ngày chị gái mất, cô chuyển lên thuyền ở Vực Nải sống bằng nghề chài lưới và trông cá thuê. Rất ít khi người ta thấy cô lên bờ, mà có lên cô cũng bịt kín mặt như sợ người khác nhìn thấy dung nhan của mình. Đến ngày giỗ, hay ngày tảo mộ cô cũng thường đi vào ban đêm. Đình đám thì cô thường không đến, người dân trong làng cũng không giao lưu tiếp xúc. Chỉ có người chủ Vực Nải là còn hay ra tiếp tế gạo và củi lửa cho cô.
Người ta lại đồn thổi rằng cô là một thây ma, cái thuyền nhỏ của cô cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương sớm. Vài kẻ trộm cá đã nhìn thấy cô mặt xanh, xõa tóc lướt trên mặt nước. Tin một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần được thêm thắt đến ly kỳ, rùng rợn như các câu chuyện ma. Để giờ đến trẻ con khóc là người ta lại dọa: "Nín ngay không cho ra Vực Nải với bà Nhài bây giờ".
Chẳng biết các tin đồn ác ý đó có đến tai cô không, nhưng ít ai dám bén bảng ra Vực Nải nữa, có lẽ vậy cũng tốt, vì bọn trộm cá cũng không dám đến. Còn cô thì ngày càng tránh né mọi người. Cô sống riêng trong thế giới của mình, thi thoảng cô đậu thuyền lại góc chị gái đã tự vẫn ngồi nói chuyện một mình. Những đêm trăng sáng cô lại trút xiêm y vùng vẫy tắm tiên giữa bạt ngàn hoa sen. Hay những trưa hè cô xõa mái tóc dài thướt ra gội trước mũi thuyền. Cuộc sống của cô thật kỳ lạ, cô hạnh phúc với những điều người khác cho là khó hiểu, an phận với tất cả những dòng chảy cuộc đời.
Theo VNE
Phụng dưỡng bố mẹ có phải là việc của con trai? Cả xóm còn mỗi nhà này chưa làm đường bê tông nối từ đường lớn của xã vào. Hôm ba anh em gặp nhau chị cười bảo: "Anh cả bốn phần, cậu út bốn phần còn anh chị cũng có hai phần góp vào làm đỡ ông bà cái đường cho ăn tết được ngon". Vậy mà cậu em xửng cồ lên: "Làm...