Lo lắng miễn học phí 1, tăng phụ phí 10
Dự thảo Luật giáo dục vừa được Bộ GD ĐT trình Chính phủ có đề xuất miễn học phí cho học sinh từ cấp THCS trở xuống. Tuy nhiên, được miễn học phí không ít phụ huynh lo ngại các khoản phụ phí của các trường lại có lý do để “trăm hoa đua nở” để bù đắp khoản thiếu hụt.
Theo dự thảo, Bộ GD ĐT đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí tới cấp THCS ở trường công lập. Theo giải thích của Bộ, đề xuất này căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Các khoản đóng góp ngoài lề mới làm phụ huynh lo lắng (Ảnh minh họa: IT)
Được miễn học phí là tin vui đối với nhiều gia đình nghèo có con đang ở độ tuổi THCS, tuy nhiên bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, nhiều người lo ngại, việc bỏ học phí sẽ khiến cho các khoản phụ phí mọc lên để bù vào các khoản còn thiếu.
Phụ huynh Trần Thị Huyền (Cầu Giấy – Hà Nội) cho con đang học lớp 7 cho biết, mức học phí THCS chỉ là một phần rất nhỏ trong các khoản mà gia đình chị phải nộp mỗi năm cho con, các khoản phụ phí chiếm 90% số tiền: “Mức học phí hiện tại mỗi phụ huynh ở thành phố phải đóng cho con chỉ 100,000 đồng/ tháng, ở nông thôn cũng chỉ tầm 50.000 đồng/ tháng. Con số không lớn và phụ huynh hoàn toàn có thể cáng đáng được, tuy nhiên các khoản thu ngoài luồng mới là kinh khủng” – chị Huyền nói.
Chị Huyền cũng liệt kê, các khoản thu đầu năm chị phải chi lên tới gần chục triệu đồng trong đó có đủ các thể loại quỹ, tiền học thêm, bán trú, nước, điện, thuê bảo vệ nhân công, xã hội hóa giáo dục…. “Nếu những khoản đó mà giảm được thì mới đáng nói” – chị Phương bày tỏ.
Video đang HOT
Đồng tình với đề xuất miễn học phí vì cho rằng nó sẽ giảm một phần gánh nặng cho phụ huynh cũng khiến nhà trường bớt một khoản phải thu hộ, nhưng bà N.T. P lãnh đạo một trường cấp 2 tại Hải Dương lại lo ngại, nếu như không còn học phí kinh phí e rằng kinh phí Nhà nước sẽ không đủ để bao cấp.
Hàng chục khoản phí “nặng ký” ngoài học phí (Ảnh minh họa: IT)
“Hiện nay, 60% học phí được đưa về đưa phương phân bổ cho các hoạt động thường xuyên về chuyên môn và nghiệp vụ của các trường. Nếu như không còn thu học phí nữa, các hoạt động thường xuyên vẫn phải chi nhà trường sẽ phải làm gì? Nếu thu thêm thì sẽ rất bất cập” – bà P nói.
Ở khía cạnh khác, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng không nên miễn học phí cấp THCS. Theo bà Hương, chi phí cho học phí là rất ít, các gia đình hoàn toàn có thể đóng góp được, nhưng chi phí đó nếu để Nhà nước gánh cả thì lại thành rất lớn, trong khi Nhà nước hiện nay cũng rất khó khăn chưa thể bao cấp hết được.Trong khi đó, phụ huynh Trần Văn Ngọc (Quảng Xương – Thanh Hóa) cho rằng: “Trước đây, khi tình trạng lạm thu bị phản ánh nhiều, có vị ĐB Quốc hội nào đó từng đề xuất tăng học phí để xóa bỏ lạm thu. Ý kiến đó nghe có vẻ rất hợp lý. Khi các khoản thu về một mối, có sự minh bạch rõ ràng, phụ huynh chỉ cần đóng 1 lần và không phải suy nghĩ gì về vấn đề ăn, học, ngủ nghê, sinh hoạt… của con ở trường nữa. Giờ lại đề xuất ngược lại, xóa học phí. Chắc chắn xóa học phí lạm thu sẽ tăng”
“Tôi cũng là một phụ huynh, gia đình cũng không khá giả nhưng mức học phí đóng cho con vẫn thấy rất đơn giản, thậm chí không nhớ học phí là bao nhiêu. Nhưng ngược lại, các khoản phụ phí thì rất nhiều, rất nặng và nhớ rất rõ” – bà Hương nói.
Vì thế, thay bằng việc cắt khoản học phí đang rất cần thiết cho việc chi thường xuyên ở các trường, bà Hương đề xuất nên siết chặt việc quản lý các khoản thu ngoài luồng. “Cần phải có công văn rất rõ ràng về các khoản thu lấy ý kiến của Sở, Phòng và các phụ huynh, được đồng tình hoàn toàn sau đó mới thu. Việc thu – chi cũng phải đúng theo quy định của Bộ tài chính, có hóa đơn, thuế đàng hoàng…Nếu làm được như vậy tôi tin rằng các trường sẽ không thể lách luật lạm thu được nữa” – bà Hương nói.
Theo Danviet
Lạm thu bị phát hiện: Trả lại tiền thôi chưa đủ
Đầu năm học mới là hàng loạt trường lại bị phát hiện lạm thu và cứ phát hiện lạm thu thì trường trả lại tiền... điệp khúc này năm nào cũng diễn ra khiến không ít phụ huynh bị mất lòng tin vào môi trường giáo dục.
Cầm số tiền hơn 800.000 đồng và đặt bút ký vào danh sách nhận lại tiền điều hòa, máy chiếu mà chị Nguyễn Thị M - phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Uy Nỗ (Đông Anh - Hà Nội) buồn rười rượi.
Chị M cho biết, trước đó, vì gia đình có việc đột xuất, chị đã không tham dự được buổi họp phụ huynh đầu năm cho con. Chính vì vậy, khi cô giáo báo nộp tiền các khoản, chị cũng nộp luôn và không thắc mắc gì. Đến khi đọc trên báo chí thấy trường con mình bị phát hiện thu không đúng một số khoản và phải trả lại tiền cho phụ huynh chị đã rất bàng hoàng.
Nhận lại số tiền trường thu sai nhưng phụ huynh không hề vui (ảnh minh họa: IT)
"Đi đâu người ta cũng hỏi: "Con em có học trường đó không? Lạm thu thế thì dạy tốt sao được? Có định chuyển trường cho con không?... Thú thật mấy trăm nghìn không phải là nhiều nhưng nó làm mình mất niềm tin với môi trường giáo dục - nơi mình gửi gắm hi vọng về tương lai cho con quá" - chị M nói.
360.000 đồng là số tiền mà chị Phạm Thị B ở Hải Bối (Đông Anh - Hà Nội) vừa nhận lại từ giáo viên chủ nhiệm của con sau khi trường Tiểu học Hải Bối bị phát hiện thu sai số tiền hỗ trợ lớp mũi nhọn, lớp chọn. Chị B thở dài: "Nếu không bị phát hiện thì 360.000 nhân lên với hơn nghìn học sinh sẽ ra số tiền không nhỏ đâu. Rồi số tiền đó sẽ đi đâu? Không thể cứ phát hiện thu sai thì trả lại, nếu không bị phát hiện thì ỉm luôn à?"
Không chỉ ở Đông Anh, thời gian gần đây, hàng loạt trường bị phát hiện lạm thu cũng lần lượt ca bài ca... trả lại tiền cho phụ huynh. Trường mầm non Hợp Tiến (xã Hợp Tiến, Mỹ Đức) cũng vừa phải trả lại số tiền lạm thu hơn nửa tỷ đồng. Trong đó có có gần 149 triệu tiền xã hội hóa và gần 372 triệu tiền phụ huynh tự nguyện đóng góp phụ vụ trẻ. Số tiền mỗi phụ huynh nhận lại được là 460.000 đồng.
Ngày 24.9, trường Tiểu học Thạch Quý (phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh) cũng phải trả lại cho phụ huynh số tiền hơn 82 triệu đồng tiền thu sai khoản xã hội hóa trang thiết bị trường học. Ngày 26.9, ban đại điện cha mẹ học sinh trường Tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh) đã trả lại số tiền 332 triệu đồng từ 48 khoản dự kiến thu dưới danh nghĩa xã hội hóa. Hiệu trưởng trường này cũng thừa nhận, dù trường không trực tiếp đứng ra thu nhưng trường cần có hỗ trợ tài chính từ phụ huynh trong các hoạt động ngoại khóa thiếu kinh phí.
Lạm thu khiến phụ huynh mất lòng tin vào môi trường giáo dục (ảnh minh họa: IT)
Cứ bị phát hiện thu sai thì trả lại tiền là xong... người đứng đầu không phải chịu trách nhiệm gì về những khoản thu sai đó là điều cực kỳ vô lý. TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, việc xử lý lạm thu như vậy còn chưa triệt để. Theo ông, việc thu sai có trách nhiệm lớn nhất thuộc người đứng đầu các trường chứ không phải "đá bóng" trách nhiệm hết cho ban đại diện cha mẹ học sinh: "Nếu hiệu trưởng không đủ năng lực giải trình các khoản thu đúng quy định thì phải thay thế người khác" - ông Lâm bày tỏ.
Ông Tống Duy Hiến - Phó Chánh thanh tra Bộ GD ĐT cũng cho biết, đợt thanh tra mới đây Bộ cũng đã phát hiện không ít trường lạm thu với danh sách các khoản thu tự nguyện lên tới 30 khoản. Thanh tra Bộ đã yêu cầu các trường phát hiện lạm thu phải chấm dứt ngay việc thu và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh. Tuy nhiên, ông Hiến thừa nhận việc xử lý như trên mới chỉ giải quyết phần ngọn.
"Để giải quyết tận gốc vấn đề lạm thu đầu năm học, tới đây Bộ GD ĐT sẽ xem xét sửa đổi Thông tư số 55 quy định điều lệ về Ban đại diện cha mẹ học sinh và các văn bản có liên quan đến thu chi đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị chính quyền địa phương bố trí đủ kinh phí tối thiểu 20% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo nguồn chi cho các cơ sở" - ông Hiến nói.
Theo Danviet
Trải lòng của cô gái chuyển giới bị bố mẹ kỳ thị "nửa nam nửa nữ" Mỗi lần nhìn thấy em trong hình dạng như vậy bố mẹ em lại nói: "Mày nam không ra nam, nữ không ra nữ", Trâm chia sẻ. Nguyễn Huyền Trâm, 22 tuổi, ở Hà Nội trải lòng về nỗi đau phải trải qua. Muốn ăn bữa cơm cùng gia đình cũng khó Tại Hội thảo tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật...