Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt

Theo dõi VGT trên

Theo Giáo sư sinh học phân tử Andrew Easton (Anh), con người có xu hướng mất cảnh giác và chủ quan trước đại dịch, khiến hậu quả của những đợt dịch sau thêm tồi tệ.

Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt - Hình 1

Trao đổi với Zing , Giáo sư Andrew Easton (Đại học Warwick, Anh) chỉ ra tình hình nghiêm trọng hiện tại của dịch Covid-19 một phần do thế giới không ghi nhận những bài học từ các đại dịch trước đây và thiếu sự chuẩn bị cần thiết.

Ông cho rằng tính đến lúc này, dấu mốc quan trọng nhất của đại dịch chính là khoảng đầu tháng 4/2020, khi các nước thừa nhận đại dịch đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Vị giáo sư cũng nhấn mạnh tình hình tại Ấn Độ chính là hồi chuông cảnh tỉnh toàn cầu của thái độ chủ quan và thiếu phòng bị.

Hậu quả của buông lỏng, lơ là

- Vì sao đại dịch Covid-19 kéo dài hơn một năm rưỡi, có lúc nhiều nước tưởng chừng kiểm soát thành công, nhưng giờ đây nó vẫn tiếp tục hoành hành?

- Giáo sư Andrew Easton: Điều này thực sự đáng thất vọng, song nó không hề bất ngờ. Ngay từ khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, nhiều người lạc quan cho rằng chúng ta có thể kiểm soát được nó.

Theo họ, virus lần này sẽ không lây lan nhanh hơn virus gây dịch cúm mùa hay virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), và chúng ta có thể nhanh chóng cách ly những người mắc bệnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các giả định trên không chính xác – virus SARS-CoV-2 có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn nhiều so với dự kiến, đồng nghĩa với việc nó lây lan nhanh hơn nhiều và rất khó kiểm soát.

Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt - Hình 2

Giáo sư Andrew Easton. Ảnh: Sky News .

Một nguyên nhân khác, theo tôi, là việc các chính phủ đã có sự chậm trễ nhất định trong việc đánh giá rủi ro của virus. Các loại virus lây qua đường hô hấp gây ra rủi ro rất lớn. Điều này được ý thức rõ sau đợt bùng phát virus SARS vào năm 2003, và sau sự xuất hiện của đại dịch cúm vào năm 2009-2010.

Nhưng thật không may, chúng ta có thói quen quên mất tầm quan trọng của các bệnh truyền nhiễm. Chúng ta thường khá cảnh giác vào một khoảng thời gian, sau đó lơ là và chủ quan buông lỏng, đặc biệt là khi không có sự việc gì nghiêm trọng.

Và thật không may, chúng ta đã thiếu chuẩn bị. Đó quả là một thực trạng đáng buồn, vì chúng ta đều biết những các virus thường mang rủi ro cao, và virus lần này cũng thế.

Phải chung sống

- Là một trong những người nghiên cứu về dịch Covid-19 ngay khi nó vừa được phát hiện, ông cảm thấy tình hình lúc nào là đáng quan ngại nhất, và vì sao?

Video đang HOT

- Giáo sư Andrew Easton: Trong những giai đoạn đầu của đại dịch, tức vào khoảng đầu tháng 3/2020, tôi, cũng như nhiều người khác, hy vọng và lạc quan rằng dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, sự thật là chúng ta không có số liệu về virus vì chúng ta chưa có các cơ sở xét nghiệm.

Rất nhiều người đã nhiễm Covid-19 mà không có triệu chứng. Nhiều người khác có triệu chứng nhẹ và không biết mình đã nhiễm bệnh, vì các triệu chứng đó trùng hợp với các bệnh hô hấp khác, vốn rất phổ biến vào thời điểm mùa đông lúc đó.

Tuy nhiên, vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4/2020, virus rõ ràng đã lây lan rộng hơn nhiều so với ước tính ban đầu.

Nếu chúng ta có thể dần trở về bình thường trong một năm tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên.

Giáo sư Andrew Easton

Vào lúc đó, mặc cho một số biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, rõ ràng rằng virus đã vượt khỏi tầm kiểm soát, vì nó đã xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Virus tiếp tục lây lan nhanh chóng trong các cộng đồng đông dân, với mật độ dân số cao, và đó chính là lúc chúng ta không thể kiểm soát bất kỳ điều gì nữa.

Vậy nên, khoảng một năm trước, chúng ta đã qua thời điểm có thể kiểm soát đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 sẽ không sớm biến mất, và chúng ta sẽ phải chung sống với nó trong một thời gian dài.

Không thể hoàn toàn trở về thế giới cũ

- Theo ông, liệu thế giới có thể sớm trở lại bình thường hay không?

- Giáo sư Andrew Easton: Tôi không thể trả lời câu hỏi này nếu chỉ xét trên khía cạnh khoa học.

Về nguyên tắc, việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 là hoàn toàn có thể; song việc quay lại trạng thái bình thường còn cần xét trên khía cạnh chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều thói quen sẽ phải thay đổi, vì thế chúng ta sẽ không hoàn toàn trở về thế giới trước kia.

Xét về mặt lịch sử, trong đại dịch cúm vào năm 1918, tổng số người thiệt mạng vào khoảng 14 triệu người – tức gấp hơn 10 lần số người tử vong do Covid-19 ở thời điểm hiện tại. Đại dịch cúm năm 1918 cũng có tác động rất lớn nên nền kinh tế.

Tuy nhiên, sau đại dịch trên, con người đã trở lại cuộc sống bình thường sau một khoản thời gian khá ngắn – chỉ khoảng một vài năm mà thôi.

Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt - Hình 3

Giáo sư Easton cho rằng việc tiêm vaccine chính là chìa khóa để đưa cuộc sống toàn cầu trở lại bình thường. Ảnh Reuters .

Theo tôi, nhìn chung, chúng ta sẽ không quay lại trạng thái trước kia, mà chúng ta sẽ bước tiếp. Điều đó sẽ diễn ra sớm hơn mọi người dự đoán, vì con người thường khá thực dụng.

Chúng ta sẽ tiến lên ngay khi việc tiêm vaccine trở nên phổ biến hơn, và tốc độ tiêm chủng sẽ quyết định tốc độ thế giới có thể trở lại bình thường.

Về mặt thời gian, chúng ta sẽ phải sống chung với đại dịch một thời gian nữa. Nếu chúng ta có thể dần trở về bình thường trong một năm tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên. Trong một năm nữa, tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều lệnh hạn chế, trừ khi có sự thay đổi rất lớn trong việc phân phối vaccine.

Mọi người nên đừng lãng quên bài học từ dịch Covid-19 và cần thay đổi thói quen của mình: Hãy tăng cường vệ sinh cá nhân.

Giáo sư Andrew Easton

- Nếu có một điều mà thế giới không nên quên từ dịch Covid-19, đó sẽ là gì, theo ông?

- Giáo sư Andrew Easton: Tôi nghĩ điều mà tất cả nên nhớ chính là vệ sinh cá nhân. Chúng ta đã nói rất nhiều về việc tăng cường vệ sinh cá nhân thông qua việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, rửa tay và nhiều điều khác nữa.

Nhiều người có thể cho rằng điều đó tốn thời gian và vô ích vì virus đã lây lan rồi. Nhưng sự thật là việc vệ sinh cá nhân sẽ có tác động rất lớn, khi nó không chỉ hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 mà còn nhiều đại dịch khác.

Chúng ta đã phần nào hạn chế sự lây lan của dịch cúm mùa, một phần là nhờ vào các hạn chế xã hội, và một phần khác chính là nhờ việc tăng cường vệ sinh cá nhân.

Tôi nghĩ rằng mọi người nên đừng lãng quên bài học này và hãy thay đổi thói quen của mình: Hãy tăng cường vệ sinh cá nhân.

Chúng ta cũng cần thay đổi ở cấp độ lớn hơn. Chúng ta cần cung cấp những sản phẩm vệ sinh cho người nghèo; qua đó tạo cơ hội cho họ bảo vệ chính mình khỏi việc lây nhiễm, đồng thời bảo vệ những người khác.

Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt - Hình 4

Việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn đà lây lan của các đại dịch. Ảnh: Reuters .

Không ai biết đại dịch tiếp theo sẽ diễn ra khi nào và ở đâu. Chúng ta chỉ có thể chắc chắn rằng sẽ có những đại dịch tiếp theo.

Vì thế, tôi nghĩ chúng ta cần lưu tâm và bắt đầu vệ sinh cá nhân nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ lây lan nhất có thể. Tôi tin rằng không ai muốn trải qua những điều như hiện tại một lần nữa cả.

Virus không phân biệt giàu nghèo

- Ông có chia sẻ gì thêm về tình hình đại dịch hiện tại không?

- Giáo sư Andrew Easton: Từ góc nhìn cá nhân của mình, tôi cho rằng chúng ta đã khá may mắn vào những tháng cuối của năm 2020. Lúc đó, tôi dự báo rằng tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, vì chúng ta không có đủ vaccine như hiện tại và virus sẽ xuất hiện ở các nước không có khả năng kiểm soát dịch bệnh.

Thành thật mà nói, tôi đã nghĩ rằng châu Phi sẽ bị tác động rất mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, châu lục này lại bị ảnh hưởng ít hơn so với dự đoán của nhiều người, và tôi không thực sự hiểu lý do của việc này.

Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt - Hình 5

Một kiện hàng cứu trợ khẩn cấp được phía Mỹ gửi cho Ấn Độ. Ảnh: Reuters .

Đối với Ấn Độ, tôi cho rằng đây là lời cảnh báo đối với toàn cầu. Trừ khi có những sự can thiệp nhất định, những khu vực có nhiều người nghèo và thiếu sự chăm sóc y tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.

Điều này là không thể bào chữa và hoàn toàn có thể tránh được, và nó sẽ diễn ra ở nhiều nơi trên Trái Đất.

Nó diễn ra ở châu Á, ở nước Anh của tôi, ở nước Mỹ, ở Nam Mỹ. Những người nghèo luôn là những người bị tác động nhiều nhất, và tôi cho rằng điều đó không nên xảy ra.

Nếu ai đó nghĩ rằng điều đó không quan trọng, họ là những người thực sự nông cạn.

Virus không quan tâm việc bạn có bao nhiêu tiền hay bạn là ai. Với chúng, bạn đơn giản chỉ là một nạn nhân. Chúng sẽ lây lan bất kể điều gì. Vì thế, chúng ta cần bảo vệ mọi người, chứ không chỉ riêng mình.

Ca Covid-19 lại tăng mạnh, Campuchia kêu gọi người dân ở nhà

Campuchia ghi nhận 730 ca nhiễm nCoV mới, trong bối cảnh nhiều biện pháp hạn chế tiếp tục được siết chặt.

Campuchia hôm nay ghi nhận thêm 730 ca nhiễm nCoV và 6 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 và tử vong lên lần lượt 14.520 và 103.

"Covid-19 vẫn đe dọa chúng ta. Xin hãy duy trì cảnh giác bằng cách giữ vệ sinh, bảo đảm giãn cách xã hội và không rời khỏi nhà trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang lây lan nghiêm trọng trong nước, các nước láng giềng và toàn thế giới", Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Truyền nhiễm Campuchia cho biết trong bài viết trên Facebook.

Ca Covid-19 lại tăng mạnh, Campuchia kêu gọi người dân ở nhà - Hình 1

Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở Phnom Penh hôm 1/5. Ảnh: AFP .

Tình hình dịch bệnh buộc giới chức mở rộng các "vùng đỏ", khu vực siết chặt hạn chế, trong đó người dân không được rời khỏi nhà hoặc thực hiện hoạt động bên ngoài nơi ở, chỉ được ra khỏi nhà vì lý do y tế hoặc một số trường hợp khẩn cấp. Cảnh sát Campuchia thông báo sẽ bắt và trừng phạt bằng cách đánh gậy mây với những người vi phạm hạn chế phòng dịch, cho rằng điều này là cần thiết nhằm cứu sống người dân.

Các hàng ăn, tiệm cà phê, nhà hàng đều phải đóng cửa hoặc phục vụ mang về. Hoạt động tụ họp đông người bị nghiêm cấm, trừ trường hợp thành viên trong gia đình sống cùng nhà, đám tang, nhân viên y tế và nhân viên công quyền đang làm nhiệm vụ.

Thống đốc Phnom Penh Khuong Sreng hồi giữa tuần ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh trong vùng đỏ, kể cả mua bán đồ ăn, nhằm kiểm soát đà lây nhiễm Covid-19. Một số người cho biết gặp khó khăn về thu nhập và thực phẩm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?
11:27:49 02/02/2025
6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết
10:38:58 01/02/2025
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp TếtChế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết
12:53:08 01/02/2025
Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?
09:04:04 02/02/2025
Người đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chếNgười đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chế
18:55:14 31/01/2025
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu
11:57:27 01/02/2025
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền địnhCác bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định
09:11:26 02/02/2025
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắmLoại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm
13:55:24 02/02/2025

Tin đang nóng

Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 nămLý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm
13:13:44 02/02/2025
Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?
14:09:47 02/02/2025
Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?
13:17:06 02/02/2025
Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?
15:42:41 02/02/2025
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn côngBức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công
14:07:48 02/02/2025
Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026Hoa hậu Thiên Ân: Tôi dành dụm để mua nhà vào năm 2026
12:48:31 02/02/2025
Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi
15:20:56 02/02/2025
Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?
17:00:33 02/02/2025

Tin mới nhất

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

18:35:43 02/02/2025
Sau khi chia nhau uống lọ nước màu hồng nghi là thuốc diệt chuột ngoài ruộng, 2 chị em ở Nghệ An rơi vào tình trạng nôn ói, co giật.
Ba không khi ăn hạt bí

Ba không khi ăn hạt bí

14:46:57 02/02/2025
Bằng cách ăn vừa đủ, bảo quản đúng cách và chọn phương pháp chế biến lành mạnh, bạn có thể tận hưởng lợi ích của hạt bí một cách tốt nhất mà không gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

09:01:27 02/02/2025
Mỗi loại hạt sẽ có ưu thế về dinh dưỡng riêng. Nắm được thành phần dinh dưỡng và công dụng của các hạt có thể giúp chúng ta lựa chọn hạt phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

08:57:57 02/02/2025
Trong 24 giờ qua, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông là 3.727 người, nâng tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết là 24.054 người.
Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh

Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh

14:06:51 31/01/2025
Đồng thời thay thế bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, không chứa dầu mỡ như cháo, súp và chế độ ăn ít chất xơ - ngay cả khi bệnh khiến bạn mất cảm giác thèm ăn nhưng cơ thể vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

13:32:33 31/01/2025
Để phòng tránh dị vật đường thở, bác sĩ Trần Thanh Phụng khuyến cáo: Các bà mẹ cho trẻ bú sữa đúng cách; không ăn, bú, uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

13:30:41 31/01/2025
Bánh gạo lứt có thành phần chính từ gạo lứt. Mỗi chiếc bánh gạo lứt 9 gram chỉ có khoảng 35 calo. Ăn bánh gạo lứt giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim hiệu quả.
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới

11:43:30 31/01/2025
Dưa lưới là nguồn cung cấp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất tế bào bạch cầu. Ăn dưa lưới có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là trong thời tiết tha...

Có thể bạn quan tâm

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

Tin nổi bật

18:41:47 02/02/2025
Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.
Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Sao thể thao

18:05:33 02/02/2025
Tiền đạo người Ai Cập mang đến làn gió mới cho Man City, giúp đội bóng của Pep Guardiola chuyển mình sang lối chơi trực diện hơn, phá vỡ những khuôn mẫu cũ và tạo nên một nhịp điệu công hoàn toàn mới.
Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sao âu mỹ

18:04:35 02/02/2025
Kanye West và Taylor Swift là kẻ thù không đội trời chung , nhưng nam rapper lại có hành động đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho vợ cũ Kim Kardashian.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận chuyện tình cảm hiện tại sau 2 năm công khai bạn trai: "Sợ yêu nha"

Hoa hậu Đặng Thu Thảo xác nhận chuyện tình cảm hiện tại sau 2 năm công khai bạn trai: "Sợ yêu nha"

Sao việt

18:01:57 02/02/2025
Có nuôi thì ở nhà cho khoẻ, chứ có ai mà cày tới xuyên Tết không nè , hoa hậu Đại dương 2014 Đặng Thu Thảo chia sẻ.
Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?

Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?

Sao châu á

17:48:21 02/02/2025
Kim Woo Bin tiết lộ không có kế hoạch nào trong năm nay, khiến cộng đồng mạng đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa anh và Shin Min Ah
Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

Thế giới

17:29:14 02/02/2025
Sau lễ bổ nhiệm, ông Halevi bày tỏ tin tưởng người kế nhiệm Eyal Zamir sẽ dẫn dắt IDF vượt qua những thách thức phía trước đồng thời cam kết hoàn thành việc bàn giao quyền chỉ huy IDF một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong những tuần ...
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Lạ vui

16:47:15 02/02/2025
Herbert và Zelmyra Fisher (sống ở bang Bắc Carolina, Mỹ) là cặp đôi chung sống với nhau lâu nhất thế giới, họ làm vợ chồng trong 86 năm 290 ngày.
4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

Trắc nghiệm

15:18:23 02/02/2025
Năm mới Ất Tỵ 2025 dự báo đem đến nhiều vận may và điều mới mẻ cho 12 con giáp, trong đó có những tuổi đặc biệt có vận đào hoa nở rộ.
Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Netizen

14:22:20 02/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) một cặp vợ chồng đang viral với những clip chỉ vài giây, quay vẻ bề ngoài của cả hai.
Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Thời trang

14:19:52 02/02/2025
Để tìm ra chiếc váy dài thanh lịch và sang trọng nhất dành cho mọi dịp trong những ngày đầu năm mới 2025, chúng ta không thể quên nhắc đến những kiểu dáng cổ điển timeless bậc nhất là váy sơ mi, váy chữ A
Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Pháp luật

13:49:47 02/02/2025
Nhóm 3 thanh niên ở Tiền Giang mua ma túy mang về nhà nghỉ để tụ tập bạn bè sử dụng thì cơ quan Công an ập vào kiểm tra, phát hiện 10 đối tượng dương tính với chất ma túy.