Lộ Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku từ tay TQ của Nhật Bản
Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tinh huông giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.
Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.
Nếu xuất hiện tinh huông này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.
Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:
Video đang HOT
Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.
Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.
Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.
Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.
Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.
Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.
Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.
Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010.
Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.
Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.
(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.
Theo GDVN
Nhật Bản mua bốn máy bay tàng hình F-35 của Mỹ
Hãng tin Kyodo dẫn lời một quan chức quân đội Mỹ ngày 8/5 cho biết Mỹ đang tiến hành những dàn xếp cuối cùng với Nhật Bản để ký kết hợp đồng mua 4 máy bay tàng hình thế hệ mới F-35 vào tháng Sáu tới.
Chiến đấu cơ F-35. (Nguồn: Reuters)
Phó Đô đốc Hải quân David Venlet bày tỏ kỳ vọng về kế hoạch trên trong buổi điều trần tại Tiểu ban trên bộ và trên không thuộc Ủy ban Vũ khí Thượng viện Mỹ.Nhật Bản có kế hoạch sẽ nhận 4 chiếc F-35 dự kiến chuyển giao vào tài khoá 2016.
Đối với chiến đấu cơ F-35, lo ngại bắt đầu gia tăng ở Nhật Bản về việc trì hoãn ký kết hợp đồng do giá cả loại máy bay này khá đắt đỏ. Ngay cả sau khi Tokyo chính thức chọn F-35 là loại máy bay chiến đấu thế hệ sau quan trọng của Lực lượng phòng vệ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka từng để ngỏ khả năng hủy kế hoạch mua F-35 trong một phiên họp tại Quốc hội.
Nhật Bản dự kiến sẽ mua tổng cộng 42 chiếc F-35.
Sau phiên đầu trần tại Quốc hội Mỹ, Phó Đô đốc Venlet cho biết mức giá ước tính cho 42 chiến đấu cơ này là 10 tỷ USD bao gồm cả chi phí huấn luyện và bảo dưỡng, và mức giá này cũng phù hợp cho phía Nhật Bản.
Tuy nhiên, vị quan chức Hải quân này từ chối đưa ra mức giá cụ thể của mỗi chiếc F-35.
Hồi tháng 12/2011, Nhật Bản tuyên bố chọn F-35 là máy bay chiến đâu thế hệ sau của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản để thay thế cho những chiếc F-4 đã lỗi thời của nước này./.
Theo TTXVN
Tàu chiến mạnh nhất Trung Quốc đến cảng Victoria của Hồng Kông Tàu Hải Khẩu và tàu Vận Thành là các tàu chiến mạnh nhất Hải quân Trung Quốc đang neo đậu tại Hồng Kông và mở cửa cho người dân xem. Tàu khu trục tên lửa 171 Hải Khẩu lớp 052C được mệnh danh là "Aegis Trung Hoa", thuộc Hạm đội Nam Hải. Tờ "Minh báo" Hồng Kông cho biết, tàu khu trục tên...