‘Lỗ hổng’ về phòng không của châu Âu
Châu Âu đang đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức, mất thời gian và tốn kém là giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống phòng không của mình, vốn bị phơi bày bởi cuộc giao tranh bằng tên lửa và máy bay không người lái ở Ukraine.
Hệ thống phòng không IRIS-T SLM của Đức. Ảnh: DW
Richard Aboulafia, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn hàng không vũ trụ AeroDynamic Advisory, dự báo rằng các hệ thống phòng không có thể sẽ đóng vai trò chính tại Triển lãm Hàng không Paris bắt đầu từ ngày 19/6.
“Chúng ta sẽ thấy rất nhiều cuộc thảo luận về năng lực sản xuất tên lửa. Thị trường tên lửa dễ dàng là phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành ( công nghiệp quốc phòng) nhưng các nhà sản xuất đơn giản là không thể theo kịp”, ông Aboulafia nói với hãng thông tấn AFP.
Các nước phương Tây đã hoàn toàn làm chủ bầu trời kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và phần lớn đã loại bỏ các hệ thống phòng thủ mạnh mẽ từng được thiết kế để bảo vệ các lực lượng NATO trước những máy bay tấn công đầy uy lực của Liên Xô. Pháp đã loại bỏ 8 trong số 9 trung đoàn pháo phòng không, các nghị sĩ nước này chỉ ra trong một báo cáo gần đây.
Mark Cancian, Đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, cho biết các quốc gia NATO đã chuyển hướng sang phòng không một lần nữa trong thời gian gần đây khi nhiều quốc gia mua tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và máy bay không người lái.
Ông Cancian nói với AFP: “Họ đã bắt đầu quay trở lại, nhưng về cơ bản là không đi quá xa. Trong 5 năm tới, tôi nghĩ họ sẽ tăng cường phòng không hơn nữa, nhưng điều đó sẽ không giúp ích gì cho Ukraine lúc này”.
Trong khi thiếu hụt các hệ thống phòng không và tên lửa, EU cũng đang phải vật lộn để đáp ứng những yêu cầu cung cấp của Ukraine – dù là phòng thủ tầm ngắn hay tầm xa. Đức có kế hoạch chi 5 tỷ euro cho phòng không từ quỹ 100 tỷ euro (110 tỷ USD) để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình trong những năm tới. Pháp cũng quyết định chi số tiền và mục đích tương tự cho giai đoạn đến năm 2030.
Về mặt công nghiệp quốc phòng, nhà sản xuất tên lửa châu Âu MBDA gần đây đã ký hợp đồng trị giá 2 tỷ euro với Pháp và Italy để cung cấp 700 tên lửa Aster, đặc biệt được sử dụng cho hệ thống phòng không trên bộ SAMP/T. Ba Lan cũng sẽ chi 2,2 tỷ euro cho 44 bệ phóng và hàng trăm tên lửa phòng không CAMM.
Lá chắn phòng thủ châu Âu
17 quốc gia châu Âu, dẫn đầu là Đức, năm ngoái đã cùng nhau hợp tác trong một dự án phòng không chung mang tên “Euro Sky Shield” (Lá chắn Bầu trời châu Âu) – mặc dù Pháp, Italy và Ba Lan đều đứng ngoài cuộc.
Video đang HOT
Kế hoạch này sẽ liên quan đến việc mua sắm chung các hệ thống phòng thủ tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, bao gồm hệ thống Iris-T do Đức sản xuất, Patriot của Mỹ và Arrow-3 của Mỹ-Israel.
Một số nước châu Âu muốn phát triển hệ thống phòng thủ của riêng họ thay vì của Mỹ. Ảnh: defensenews.com
Ông Aboulafia nhận định: “Việc hợp tác giữa các quốc gia đồng minh là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bất cứ khi nào NATO tìm cách tiêu chuẩn hóa, rõ ràng các quyết định lớn cần phải được đưa ra về việc ai sẽ dẫn đầu về sản xuất và thiết kế. Chúng tôi đã theo dõi quá trình này trước đây và vấn đề lớn luôn là Pháp, nước không muốn nhường lại vai trò lãnh đạo trong ngành công nghiệp quốc phòng”.
“Có thể đề xuất của Đức chưa tính đến đầy đủ các lợi ích an ninh của châu Âu, nên đã không thuyết phục được các đối tác còn lại và để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời về các cấp độ chiến lược, quân sự, công nghiệp và kinh tế”, Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức (SWP) viết trong một báo cáo gần đây.
Theo SWP, bằng cách chọn công nghệ của Mỹ và Israel thay vì của châu Âu, kế hoạch do Đức đứng đầu cũng “mâu thuẫn với mục tiêu củng cố cơ sở công nghệ và công nghiệp quốc phòng của EU”.
Báo cáo gần đây của các nghị sĩ Pháp đã chỉ trích trực tiếp “Euro Sky Shield”, cho rằng dự án “hoàn toàn thiếu các giải pháp của châu Âu, thay vào đó là quảng bá các sản phẩm của Mỹ và Israel”.
Tuy nhiên, một sản phẩm khác của Israel, hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm mới từ công ty công nghệ quốc phòng Rafael, có thể thuyết phục các chính phủ ở châu Âu khi được trưng bày tại triển lãm hàng không ở Paris lần này, đặc biệt là sau khi Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.
Bên cạnh Triển lãm hàng không Paris, Chính phủ Pháp cũng đã mời các quan chức cấp bộ trưởng tham dự một hội nghị về phòng không để tìm cách giải quyết những khác biệt như đã đề cập ở trên. “Đức đã đề xuất một thỏa thuận công nghiệp, chúng tôi đưa ra một sáng kiến chiến lược: đảm bảo năng lực phòng không châu Âu có chủ quyền, với các thiết bị châu Âu”, một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trả chi phí tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích?
Tính đến nay, chiến dịch tìm kiếm tàu lặn mất tích Titan đã tiêu tốn khoảng 1,2 triệu USD của Chính phủ Mỹ, theo ước tính sơ bộ của chuyên gia ngân sách quốc phòng và nghiên cứu của The Washington Post.
Máy bay HC-130 Hercules của Lực lượng Tuần duyên Mỹ bay qua tàu L'Atalante của Pháp trên Đại Tây Dương hôm 21/6. Ảnh: Lực lượng Tuần duyên Mỹ/Getty Images
Đối với một số nhà quan sát, số tiền này được coi là khá khiêm tốn trong việc phản ứng với một thảm kịch nghiêm trọng như Titan. Hàng loạt đội tìm kiếm cứu hộ quốc tế, những phi đội tàu, máy bay và công nghệ tiên tiến đã được điều đến hiện trường. Tàu lặn Titan chở 5 hành khách được xác nhận đã nổ tung trong chuyến đi định mệnh xuống đáy đại dương để tham quan xác tàu Titanic.
Ông Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), cho rằngcon số đầy đủ cuối cùng chắc chắn có thể cao hơn.
Các quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết các chuyên gia vẫn sẽ tìm kiếm từ xa các mảnh vỡ nằm rải rác dưới đáy biển, cách mũi tàu Titanic hàng trăm km, mặc dù nhiệm vụ này dự kiến sẽ khép lại vào giữa trưa ngày 24/6 (giờ địa phương). Không rõ liệu Quân đội Mỹ và Canada có tiếp tục tham gia vào các hoạt động tìm kiếm khác để thu hồi mảnh vỡ còn lại của tàu Titan hay không.
Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ Canada đã triển khai nhiều phương tiện đến khu vực tìm kiếm hơn so với Mỹ, vì Canada ở gần địa điểm xác tàu Titanic hơn và thời gian điều động tàu cũng nhanh hơn.
Giới chức giải thích rằng phần lớn các hoạt động cứu hộ của Hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương diễn ra ngoài Virginia, khiến nhiều tàu ở khoảng cách xa không thể đến khu vực, vì việc tiếp cận Titan phải được thực hiện trước khi nguồn cung cấp ôxy cạn kiệt.
Câu hỏi về tổng chi phí và bên nào phải chi trả hiện chưa thể trả lời, do còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Chiến dịch tìm kiếm có liên quan các công ty tư nhân và tàu nghiên cứu mang theo phương tiện điều khiển từ xa (ROV). Theo ông Cancian , Chính phủ Mỹ sẽ chỉ thanh toán cho những tổ chức này nếu họ ký hợp đồng với Lầu Năm Góc.
Các quan chức Mỹ cho biết họ đang chuẩn bị ước tính chi phí, nhưng cần thời gian để giải thích cho những chi phí bất thường.
Tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết lực lượng Tuần duyên thuộc Bộ An ninh Nội địa, nhưng được hỗ trợ bởi Hải quân và Không quân thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Để chi trả cho các nhiệm vụ như điều máy bay tìm kiếm trên biển, quân đội sẽ sử dụng các quỹ phù hợp đã được phân bổ. Do đó, có những giờ bay đã được thanh toán.
Theo ông Cancian, ước tính mà ông đưa ra dựa trên tổng chi phí, bao gồm cả chi phí nhiên liệu, bảo trì và nhân lực được điều động tham gia chiến dịch tìm kiếm. Ông gọi đó là một con số thận trọng, dựa trên những báo cáo công khai về các thiết bị, phương tiện liên quan và khoảng thời gian làm việc của chúng.
Ông Cancian cho hay trong khi hoạt động tìm kiếm Titan được tài trợ bằng tiền trong ngân sách liên bang, Quân đội Mỹ cũng sẽ phải trả một số tiền bất thường, bởi nhân lực và thiết bị được sử dụng cho các hoạt động đột ngột, có thể phát sinh chi phí.
"Trong một số trường hợp, chiến dịch tìm kiếm phải chuyển hướng hoạt động so với kế hoạch ban đầu", ông nói.
Bà Mikki Hastings, Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia về Tìm kiếm và Cứu hộ Mỹ, nói thông tin về tổng chi phí của chiến dịch tìm kiếm tàu lặn Titan chưa rõ ràng.
"Các hoạt động vẫn đang diễn ra, do đó chúng ta sẽ biết con số cuối cùng trong một thời gian nữa", bà Hastings nói.
Ông Paul Zukunft - Chỉ huy Lực lượng Cảnh sát biển giai đoạn từ năm 2014 - 2018 - cho biếtOceanGate, công ty sở hữu tàu Titan, sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí tìm kiếmcho Chính phủ Mỹ.
"Không có sự khác biệt giữa tìm kiếm tàu của một tổ chức với cứu nạn một cá nhân nào đó. Chúng tôi vẫn tìm kiếm và cứu hộ, không đưa họ vào danh sách chịu chi phí", ông Zukunft nói.
Máy bay C-17A Globemaster của Không quân Mỹ tại Sân bay Quốc tế St. John ở St. John's, Newfoundland, Canada hôm 22/6. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, phần lớn chi phí tìm kiếm tàu Titan của Chính phủ Mỹ đều đến từ hoạt động bay. Các quan chức cho biết ba máy bay chở hàng C-17 đã vận chuyển thiết bị từ Buffalo đến các cảng ở Newfoundland. Những chuyến bay đó có giá khứ hồi ước tính là 491.000 USD. Ngoài ra, ít nhất một chiếc C-17 đã rời Đức đến Anh để vận chuyển một phương tiện điều khiển từ xa, nhưng không rõ phương tiện này đến ở Canada hay chưa.
Dựa trên số giờ bay và các nhiệm vụ, ông Cancian cho biết chi phí vận hành máy bay tìm kiếm và cứu nạn HC-130 làkhoảng 399.000 USD. Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng phòng không quốc gia New York là các đơn vị đã cung cấp máy bay cho các hoạt động tìm kiếm trên Đại Tây Dương.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng đã điều một chiếc tàu Sycamore tham gia chiến dịch tìm kiếm trong tuần này, nhưng con tàu vẫn đang trên đường đến hiện trường. Ông Cancian cho biết Cảnh sát biển Mỹ không tiết lộ chi phí cho mỗi ngày di chuyển. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu đã biết về một tàu hải quân tương tự, ông ước tính con số này là khoảng 100.000 USD. Tàu Sycamore đã hoạt động ít nhất 3 ngày.
Tính đến ngày 24/6, vẫn chưa rõ Hải quân Mỹ có tiến hành trục vớt các mảnh vỡ của tàu lặn dưới biển hay không. Giới chức đã điều động một chiếc máy kéo chuyên dụng có khả năng trục vớt tàu nhỏ và máy bay từ đáy biển. Hải quân Mỹ không tiết lộ chi phí của hoạt động này.
Giới chức Canada đến nay từ chối bình luận về chi phí chiến dịch tìm kiếm.
Joyce Murray, Bộ trưởng Ngư nghiệp, Đại dương và Tuần duyên Canada, cho biết bà không có thông tin về chi phí tìm kiếm Titan.
"Theo quan điểm cuẩ tôi, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta có cơ hội để tìm kiếm và giải cứu tàu Titan. Không có gì là quá nhiều. Chúng tôi cần nỗ lực hết sức có thể, bởi trên con tàu mất tích có nhiều sinh mạng và cần phải cứu họ", bà nói ngày 22/6.
Bà Hastings cũng cho rằng ưu tiên hàng đầu trong các chiến dịch tìm kiếm luôn là cứu người, và các công ty tìm kiếm cứu hộ đều có ngân sách cho hoạt động này. Cơ quan khẩn cấp không muốn người gặp nạn phải nghĩ đến chi phí để triển khai một trực thăng hay nguồn lực khác để giải cứu họ.
"Bất cứ ai mất tích cũng phải được tìm kiếm. Đó là sứ mệnh, bất kể họ là ai", bà nói.
NATO kết thúc tập trận trên không lớn nhất từ trước đến nay ở châu Âu Cuộc tập trận Air Defender 23 do Đức dẫn đầu đã quy tụ khoảng 250 máy bay quân sự từ 25 quốc gia NATO và các đối tác bao gồm Nhật Bản và Thụy Điển, những quốc gia đang mong muốn để gia nhập liên minh. Máy bay A-10 Thunderbolt II tại cuộc tập trận Air Defender 23 ở Đức. (Nguồn: Bundeswehr) Theo...