“Lỗ hổng” trong phòng, chống cháy rừng
Những ngày cuối tháng 6, cháy rừng liên tiếp xảy ra tại các huyện Yên Thành, Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) và Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn ( tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến trên 100ha rừng trồng thông, keo của các hộ dân bị thiêu rụi.
Tổng cục Lâm nghiệp xác định, nắng nóng kéo dài cộng với gió phơn Tây Nam làm cho thảm thực vật tại các khu rừng trở nên khô hanh là nguyên nhân đã dẫn tới các vụ cháy vừa qua.
Chính quyền các địa phương, chủ rừng, các lực lượng chức năng và nhân dân phải thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong cộng đồng để phòng, chống cháy rừng. Ảnh: minh họa
Tuy nhiên, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết: Cơ quan chức năng điều tra, nhận định, vụ cháy rừng ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) xảy ra ngày 26-6 do người đốt phá hoại. Sâu xa hơn, các vụ cháy rừng gần đây chủ yếu là rừng trồng thông, keo, bạch đàn được Nhà nước giao khoán cho người dân trồng, quản lý, bảo vệ và sử dụng, nên chủ rừng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy rừng.
Video đang HOT
Hiện, tỉnh Nghệ An có khoảng 30.000ha rừng thông, rừng hỗn giao. Nhưng, trước khi bước vào mùa nắng nóng, công tác phát dọn thực bì để hạn chế nguy cơ xảy ra cháy mới chỉ xử lý được 1/3 diện tích do chủ rừng thiếu kinh phí. Chính vì thế, cháy rừng rất dễ bùng phát và lan rộng khi nắng nóng gay gắt, kéo dài.
Theo các chuyên gia, chỉ xác suất rất nhỏ cháy rừng xuất phát từ nguyên nhân khách quan như sét đánh, chập điện, đá rơi tạo tia lửa… Nguyên nhân cháy chủ yếu là do ý thức sử dụng lửa của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt việc đưa lửa vào rừng đốt bắt ong, hút thuốc lá, chủ quan khi đốt nương rẫy, xử lý thực bì, đốt cỏ, đốt rác bừa bãi, thậm chí cố ý phá hoại đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân…
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về nguy cơ cháy rừng, nhưng thực tế tại nhiều địa phương trong cả nước, tình trạng vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Chỉ riêng tại Nghệ An, từ đầu năm 2020 đến nay, xảy ra 9 vụ cháy rừng thì có tới 4 vụ được xác định do con người cố ý đốt rừng, hủy hoại tài nguyên rừng…
Rõ ràng, những vụ cháy rừng gần đây cho thấy những “lỗ hổng” lớn từ việc phòng cháy, cảnh báo đến tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện chữa cháy…
Hầu hết các đám cháy xảy ra không được phát hiện và xử lý kịp thời, vì việc canh trực phòng cháy của lực lượng chức năng bị bỏ ngỏ, khiến chính quyền cơ sở hoàn toàn bị động, lúng túng khi xảy ra cháy.
Đáng lo ngại hơn, công tác chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy cưa xăng, máy thổi gió, máy cắt thực bì, còn xe cứu hỏa không thể tiếp cận được do địa hình rừng núi hiểm trở và không có nguồn tiếp nước chữa cháy. Thế nên, lực lượng tại chỗ huy động khá đông nhưng tham gia dập lửa ngay từ đầu hạn chế vì thiếu thiết bị, dụng cụ chuyên dụng và mất nhiều thời gian, các lực lượng mới dập tắt hoàn toàn các đám cháy.
Theo dự báo, trong tháng 7 và tháng 8 có thể xảy ra 4-5 đợt nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 40 độ C, tình trạng khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.
Vì vậy, chính quyền các địa phương, chủ rừng, các lực lượng chức năng và nhân dân phải thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong cộng đồng để phòng, chống cháy rừng.
Bên cạnh các biện pháp kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tập thể thiếu ý thức trong bảo vệ rừng, để xảy ra cháy…, các địa phương cần xác định lực lượng vũ trang tại chỗ là nòng cốt trong công tác chữa cháy và khắc phục hậu quả mỗi khi cháy rừng xảy ra, để trang bị phương tiện, trang thiết bị chữa cháy chuyên dụng cho lực lượng này.
Chỉ khi “bịt” được các lỗ hổng trong công tác phòng, chống cháy rừng, chúng ta mới hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Liên tiếp xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Nghệ An yêu cầu công an vào cuộc
Trước các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong 4 ngày qua, tỉnh Nghệ An yêu cầu công an tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra cháy rừng
Cháy rừng thông liên tiếp xảy ra ở Nghệ An
Chiều 30/6, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký công điện gửi các địa phương, sở ban ngành về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời yêu cầu công an vào cuộc điều tra điều tra thủ phạm, nguyên nhân gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại công điện, ông Trung yêu cầu các địa phương phân công lực lượng ứng trực, lập chốt kiểm soát người ra vào rừng ở các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao như: Khu vực lăng mộ bà Hoàng Thị Loan, khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, khu lâm viên Núi Quyết, khu vực Đền Cuông.
Đặc biệt, các địa phương xảy ra cháy rừng như: Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương, đặc biệt là vụ cháy rừng xảy ra ngày 26/6 ở huyện Yên Thành và Diễn Châu. Sẵn sàng có phương án di dời dân khỏi khu vực nguy hiểm khi xảy ra cháy rừng.
Chỉ tính riêng trong đợt cao điểm từ đầu tháng 6 đến nay, Nghệ An để xảy ra 24 vụ cháy lớn, nhỏ. Công an Nghệ An đã huy động hơn 200 lượt xe cùng 1.500 lượt cán bộ chiến sĩ phối hợp tham gia chữa cháy.
Để động viên kịp thời, trong sáng (30/6), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao thưởng cho lực lượng PCCC&CNCH 50 triệu đồng; khen thưởng 10 cá nhân tích cực tham gia chữa cháy rừng trong thời gian qua.
Lần đầu tiên, cán bộ ngành lâm nghiệp đua tài trong cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa tổ chức Lễ phát động hội thi "Tìm hiểu pháp luật về lâm nghiệp". Đây là hội thi dành cho các tập thể, các đơn vị thuộc ngành NNPTNT (trừ các cơ quan, đơn vị có người tham gia Ban tổ chức hội thi). Phát biểu tại lễ phát động hội thi, ông...