Lỗ hổng tầng ozon tại Nam cực bắt đầu thu nhỏ
Một nghiên cứu mới đây nhất cho biết lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực đang bắt đầu thu nhỏ lại.
Tầng ozone nằm ở tầng bình lưu có khả năng ngăn chặn tia cực tím tới bề mặt Trái đất. Nếu không có tầng ozone, con người và động vật sẽ có khả năng cao bị ung thư da và nhiều loại bệnh khác. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy lỗ hổng ozone đã thu hẹp hơn 3,8 triệu km vuông – gần bằng một nửa diện tích nước Mỹ – kể từ năm 2000.
“Đây là một bất ngờ lớn,” Susan Solomon, một nhà hóa học khí quyển tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào ngày 30-6 trên tạp chí khoa học cho biết. “Tôi không nghĩ rằng lỗ hỗng sẽ thu hẹp lại sớm như vậy”.
Lỗ hổng ozone lớn nhất vào ngày 2-10-2015. Ảnh: USA TODAY
Phát hiện này cho thấy hiệu quả trong việc toàn cầu đoàn kết cải thiện môi trường và con người có thể giải quyết những vấn đề thay đổi khí hậu lớn hơn, Solomon nói. Phải mất ít nhất 30 năm thì lỗ hỗng này mới hoàn toàn khép lại nhưng mỗi năm nó lại mở rộng ra thêm một chút, Solomon nói.
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện tầng ozone mỏng đi đáng kể vào cuối những năm 1950 và xác định nguyên nhân là do việc sản xuất các hợp chất hóa học có chứa chlorofluorocarbons (CFCs), được sử dụng trong tủ lạnh và thuốc xịt aerosol.
Cuối những năm 1980, có 196 quốc gia đã ký kết Nghị định thư Montreal, một thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế sản xuất CFC trên toàn thế giới.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy nỗ lực hạn chế sản xuất các chất làm phá hủy tầng ozone đã giúp &’chữa lành’ lỗ hổng ở Nam Cực. Ảnh: USA TODAY
Kích thước của lỗ hổng ozone thay đổi từ năm này sang năm khác. Lỗ hổng ozone mở rộng nhất sau mùa đông từ tháng 6 – tháng 8 ở Nam bán cầu, và co lại nhỏ nhất sau mùa hè từ tháng 12 đến tháng 1.
Đường kính của lỗ hổng ozone lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10 . Các nhà khoa học trong nghiên cứu này cho biết thời gian tốt nhất để đo kích cỡ lỗ hổng là trong tháng 9, khi nó bị tác động mạnh nhất bởi các chất CFC.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng lỗ ozone lớn kỷ lục vào tháng 10 năm ngoái chủ yếu được gây ra do một vụ phun trào núi lửa ở Chile 6 tháng trước đó. Núi lửa phun trào đã tạm thời làm gián đoạn các hoạt động hóa học của khí quyển đến mức lỗ hổng lớn đột phá.
NHI NGÔ
Video đang HOT
Theo PLO
Đi thuyền buồm ngắm Nam Cực đẹp như phim viễn tưởng
Những cảnh đẹp ngoạn mục trong hành trình khám phá Nam Cực bằng thuyền buồm của nhiếp ảnh gia Massimo Rumi.
Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi và 8 bạn đồng hành khác đã khám phá Nam Cực bằng thuyền buồm trong suốt 3 tuần.
Trong hành trình khám phá Nam Cực, nhiếp ảnh gia đến từ Italia đã ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về phong cảnh ở lục địa trắng.
Bầu trời màu cam lúc hoàng hồn phản chiếu xuống mặt biển và núi băng trắng muốt.
Những con chim cánh cụt Gentoo ở Nam Cực lọt vào ống kính máy ảnh của nhiếp ảnh gia Rumi.
Một tảng băng khổng lồ trôi trên mặt biển trong xanh ở vùng Nam Cực.
Vẻ tĩnh lặng lúc hoàng hôn.
Nhiếp ảnh gia Rumi cho biết những bức ảnh này đều được chụp ngẫu hứng và không hề chuẩn bị trước.
Những con chim cánh cụt sưởi ấm dưới nắng sớm lấp lánh.
Do điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, Nam Cực vẫn là khu vực có ít người đặt chân đến nhất trên thế giới.
Để chụp được những hình ảnh như thế này, Rumi và nhóm đồng hành phải đối mặt với thời tiết giá rét kèm theo gió mạnh và sóng lớn, cũng như không được tắm trong suốt 3 tuần.
Nam Cực là một trong những vùng hoang dã thực sự cuối cùng trên Trái đất.
Phong cảnh đẹp mê hồn tại khu vực khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Nhiếp ảnh gia Rumi mặc trang phục mùa đông để giữ ấm trong khi chụp ảnh xung quanh thuyền tại Nam Cực.
Con người chỉ có thể tiếp cận được Nam Cực trong thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chim cánh cụt đứng trên một tảng băng khổng lồ.
Chim cánh cụt là một số ít động vật có thể sống sót ở Nam Cực.
Từng du lịch qua hơn 100 quốc gia, nhưng nhiếp ảnh gia Rumi chưa từng đặt chân tới một vùng xa xôi như Nam Cực.
Tảng băng trôi khổng lồ trên đại dương.
Khung cảnh này khiến nhiều người nghĩ chỉ có trong phim viễn tưởng.
Theo Danviet
Tàu chở gần 70 người mắc cạn trong bão tuyết Nam Cực Một tàu phá băng Australia chở 68 người đứt dây neo trong gió bão mạnh hơn 130 km/h và mắc cạn ở Nam Cực. Tàu Aurora Australis mắc cạn trong bão tuyết. Ảnh: antarctica.gov.au Tàu Aurora Australis ngày 24/2 bị đứt dây neo tại căn cứ Mawson của Australia ở Nam Cực vào 9h15 và mắc cạn. Tất cả thành viên thám hiểm...