“Lỗ hổng” có thể đẩy Ấn Độ rơi vào làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới
Khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 ở Ấn Độ đang hạ nhiệt, các chuyên gia cảnh báo rằng quốc gia Nam Á đang có “lỗ hổng” có thể khiến nước này không kịp trở tay nếu rơi vào làn sóng thứ 3.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện tại Ấn Độ (Ảnh minh họa: AFP).
Indian Express dẫn lời các chuyên gia y tế đưa tin, Ấn Độ được cho chưa giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 đủ mức cần thiết để có thể “đi trước” một bước và dự đoán được thời điểm làn sóng thứ 3 bùng phát.
Hiện Ấn Độ mới giải trình tự khoảng 15.000 mẫu bệnh phẩm. Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng, với quy mô dân số trên 1 tỷ người và số ca bệnh lên tới trên 28 triệu, con số mẫu bệnh phẩm cần phải giải trình tự phải đạt mốc ít nhất 100.000.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng chưa đạt được mục tiêu phân tích mẫu bệnh phẩm của 5% ca dương tính với Covid-19 tại toàn bộ các bang của nước này. Đây là việc cần làm để Ấn Độ có thể theo dõi hướng biến đổi của mầm bệnh và sớm phát hiện biến chủng mới để có phương án ứng phó nhanh chóng.
Việc giải trình tự gen của virus SARS-CoV-2 đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này, khi làn sóng bùng dịch thứ 2 của Ấn Độ một phần là do B.1.617 – biến chủng dễ lây nhiễm hơn so với chủng ban đầu.
Dù làn sóng thứ 2 đã giảm nhiệt ở Ấn Độ khi các ca nhiễm mới đã có xu hướng giảm trong nhiều ngày liên tiếp, tuy nhiên giới chức nước này cũng lo ngại về việc làn sóng thứ 3 có thể xuất hiện trong tương lai gần. Kịch bản một biến chủng mới châm ngòi lây lan bùng nổ là hoàn toàn có thể xảy ra và Ấn Độ dường như đang bị chậm chân trong việc theo dõi tình hình biến đổi của mầm bệnh.
“Với quy mô dân số của Ấn Độ, việc mới giải trình tự được 15.000 mẫu là rất thấp. Càng nhiều mẫu bệnh phẩm được giải trình tự gen, chúng ta càng thu thập được thêm thông tin”, N.K. Ganguly, cựu Tổng giám đốc của Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), cho hay.
Chuyên gia trên khuyến nghị Ấn Độ nên thu thập các mẫu từ các vùng khác nhau để giải trình tự nhằm có được cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của mầm bệnh.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng việc chỉ phát hiện ra chủng mới có thể chưa đủ mà Ấn Độ cần có một cơ chế linh hoạt để có thể chuyển đổi dữ liệu từ việc giải trình tự gen virus thành các biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
Manisha Bhinge, giám đốc điều hành Quỹ Rockefeller (Mỹ), nhấn mạnh rằng một hệ thống xét nghiệm đa dạng và rộng rãi cùng với việc tích hợp dữ liệu và giải trình tự gen nhanh chóng sẽ là yếu tố cần thiết để theo dõi các biến thể cần quan tâm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp ứng phó.
“Điều này sẽ giúp chúng ta tiến một bước gần hơn đến việc thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm để ngăn chặn các đợt bùng phát tiềm ẩn trong tương lai”, bà Bhinge cho hay.
Ấn Độ hiện có 28,8 triệu ca bệnh và hơn 346.000 người tử vong vì dịch. Nước này hiện là vùng dịch quy mô lớn thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.
Phát hiện biến thể Covid-19 Delta siêu lây nhiễm, Úc lo lắng
Bang Victoria đông dân thứ 2 của Úc hôm 5.6 đã báo cáo số ca nhiễm Covid-19 tăng nhẹ tại địa phương, trong đó có ca liên quan đến biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Ngày 5.6, bang Victoria của Úc đã ghi nhận thêm nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 tại địa phương, khi nhà chức trách cố gắng tìm ra nguồn gốc lây lan chủng biến thể siêu lây nhiễm Delta - tức biến thể phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ - được phát hiện trong nhóm mới.
5 trường hợp mới nâng tổng số ca nhiễm của tiểu bang lên 70 trường hợp trong đợt bùng phát mới nhất, trong đó có 9 ca được phát hiện bị nhiễm biến thể virus Delta.
Lệnh đóng cửa ở TP. Melbourne có thể được dỡ bỏ nếu tất cả các trường hợp được truy ra. Ảnh REUTERS
Nhà chức trách đã báo động vào hôm 4.6 sau khi phát hiện biến thể này lần đầu tiên trong nước.
Delta, cùng với 3 chủng khác, đã được WHO phân loại là các biến thể đáng lo ngại vì mức độ lây lan cao hơn.
Thủ đô Melbourne của bang đã bước sang tuần thứ hai của đợt phong thỏa, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 10.6. Tuy nhiên, phong tỏa cũng được nới lỏng đối với các khu vực còn lại của tiểu bang vào hôm 4.6.
Đợt bùng phát dịch ở bang Victoria bắt đầu vào ngày 24.5, đã khiến người dân ở đây phải xếp hàng dài để tiêm chủng, sau khi triển khai chậm kể từ tháng 2. Trong khi đó, chỉ 20% dân số trưởng thành được tiêm vắc xin Covid-19 tính đến nay.
Chỉ 20% dân số trưởng thành được tiêm vắc xin Covid-19 ở bang Victoria. . Ảnh REUTERS
Giám đốc y tế của bang Victoria cho biết lệnh đóng cửa ở TP. Melbourne có thể được dỡ bỏ nếu tất cả các trường hợp được truy ra, ngay cả khi nguồn gốc của biến thể Delta vẫn chưa được tìm thấy.
Chật vật giữa dịch Covid-19, Ấn Độ đặt mua 300 triệu liều vắc xin chưa được phê duyệt Ấn Độ đã ký đơn đặt hàng đầu tiên cho vắc xin Covid-19 chưa được phê duyệt vào hôm 3.6, một ngày sau khi Tòa án Tối cao chỉ trích về việc triển khai chủng ngừa thất bại khiến hàng triệu người dễ tổn thương sau gần 338.000 trường hợp tử vong. Ấn Độ đã đặt hàng lô vắc xin Covid-19 chưa được...