Lộ hình ảnh tàu sân bay Trung Quốc tự đóng
Thông tin trên mạng xã hội cho thấy thêm bằng chứng Bắc Kinh đang xúc tiến việc đóng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Hình ảnh mới về tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng. Ảnh: Weibo
Tại xưởng đóng tàu Đại Liên, một module trên thân tàu có chiều cao 7,5 m và chiều rộng 27 m , gần như chắc chắn là nơi chứa máy bay, trang Weibohôm 24/10 đăng tải ảnh về chiếc tàu sân bay.
Tàu mang số hiệu 17 có thể có lượng giãn nước là 65.000 đến 70.000 tấn, có thể mang theo 36 đến 48 máy bay, kết hợp chiến đấu cơ J-15 và trực thăng Z-8/Z-18.
Vỏ tàu cũng có nhiều ngăn và tấm vách ngăn kín nước. Nó có kích thước tương đương tàu Liêu Ninh hoặc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đang được đóng mới của hải quân Anh.
Tàu mang số hiệu 17 này sẽ có các tính năng tự động hóa để giảm số lượng thủy thủ, tăng chứa nhiên liệu và đạn dược. Tháp chỉ huy trên tàu cũng nhỏ hơn, giúp nó hoạt động năng suất hơn Liêu Ninh.
Theo kế hoạch, tàu mới này sẽ được xuất xưởng vào quý II năm sau. Khi đó nó sẽ được đặt tên, có thể là tên một tỉnh hoặc thành phố của Trung Quốc. Tàu có thể sẵn sàng được sử dụng vào 2019.
Hồi cuối tháng 9, hình ảnh vệ tinh do Airbus Defence & Space (ADS) chụp cho thấy tàu sân bay của Trung Quốc có thể đang được đóng tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên. Đây cũng là nơi tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất hiện nay của hải quân Trung Quốc (PLAN), được cải hoán từ một tàu sân bay cũ của Ukraine.
Ảnh chụp ngày 10/3 cho thấy thân tàu dài từ 150 đến 170 m, rộng khoảng 30 m. Thân tàu được lắp ráp suốt mùa hè, hiện dài 240 m, rộng 35 m và sẽ dài ít nhất 270 m khi hoàn thành.
Video đang HOT
Đầu tháng 3, một sĩ quan hải quân cấp cao Trung Quốc cho biết nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai, xác nhận bước đi tăng cường sức mạnh trên biển của Bắc Kinh vốn đã được đồn đoán rộng rãi.
Trung Quốc đang có một tàu sân bay tên Liêu Ninh trong biên chế. Tàu Liêu Ninh, vốn là tàu Varyag của Liên Xô cũ, dài khoảng 300 m, được Trung Quốc mua từ Ukraine, sau đó tân trang lại và đưa vào hoạt động hồi tháng 9/2012.
Khánh Lynh
Theo VNE
Kanwa: Đối đầu tàu sân bay với Mỹ, Trung Quốc sẽ đại bại vì thiếu tất cả
Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.
Tạp chí Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada nhưng do 1 tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ gần đây có bài bình luận cho biết, sự thiếu hụt về số lượng, khả năng kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tác chiến đồng nghĩa với việc nếu tàu sân bay của Hải quân TQ sẽ trở thành một gánh nặng đối với quân đội của Bắc Kinh khi phải đối đầu với quân đội Mỹ trong một trận chiến trực diện trên biển.
Ấn bản đăng trong tháng Ba của Kanwa Defense Review cho rằng tiên lượng này vẫn có giá trị ngay cả khu Trung Quốc có thể có đến 3 tàu sân bay trong 10 năm tới sau khi bổ sung thêm được 2 chiếc khác bên cạnh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh.
Bởi khi đó, Mỹ cũng vẫn là nước duy trì được ưu thế quan trọng với đội hình tàu chiến có đến 11 tàu sân bay hạt nhân. Trong khi kinh nghiệm kỹ thuật, tác chiến và vận hành đối với các hàng không mẫu hạm đã có thừa. Ưu thế của Mỹ so với Trung Quốc vẫn là tuyệt đối trong bất cứ cuộc đối đầu tàu sân bay nào.
Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.
Trong 74 ngày xung đột quân sự, quân đội của Anh đã giành lại được quyền kiểm soát đảo Falklands từ tay quân đội Argentine. Trong cuộc chiến này hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo của Argetina đã trở thành một gánh nặng vì thiếu cả khả năng cũng như kinh nghiệm chiến đấu.
Hải quân của Anh khi đó đã điều động ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với bất cứ tàu sân bay hải quân nào.
1 trong 2 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh là HMS Conqueror đã bắn chìm một tàu tuần dương hạng nhẹ của Argentina General Belgrano.
Ngay sau khi gặp phải tổn thất này, hạm đội tàu chiến của Argentina đã quay lại quân cảng của mình đồng thời từ bỏ đối đầu quân sự cho đến khi cuộc xung đột kết thúc.
Quân Anh đã thắng trận bởi họ có khả năng bảo vệ tàu sân bay tốt hơn cũng như tận dụng được điểm yếu về khả năng săn ngầm của tàu chiến Argentina.
Ngoài ra, theo bình luận của Kanwa Defense Review, Hải quân Anh có kinh nghiệm hoạt động chiếm hạm cũng như khả năng làm bão hòa khả năng phản kháng của đối phương tốt hơn từ trên không nên khiến đối thủ phải chấp nhận thua cuộc.
Nếu Trung Quốc xung đột quân sự với Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ cũng chịu chung số phận "vô dụng" như tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo của Argentina trước đây.
Đến nay, kinh nghiệm tác chiến của quân đội Mỹ với các nhóm tác chiến tàu sân bay đã có đến 90 năm, chưa có bất cứ quân đội của quốc gia nào trên thế giới tích lũy được nhiều kinh nghiệm như Mỹ.
Bất chấp thực tế là phát triển với tốc độ nhanh, nhưng năng lực săn ngầm, khả năng bảo vệ hàng không mẫu hạm vẫn đứng sau quân đội Nhật, Mỹ ít nhất từ 10 đến 20 năm.
Máy bay săn ngầm của Trung Quốc hiện nay mới chỉ được liệt vào hạng "hơn 1 thế hệ" về đăng cấp công nghệ nếu so sánh với Nhật Bản và Mỹ.
Nhật Bản có tất cả 80 máy bay săn ngầm 4 động cơ P-3 Orion, trong khi Mỹ có máy bay mạnh hơn cả 80 P-3 Orion là P-8 Poseidon.
Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay TQ
Trung Quốc hiện nay chỉ có hai chiếc máy bay săn ngầm tốc độ cao Y-8GX6 hoặc Gaoxin-6.
Với Hải quân Mỹ, mỗi tàu sân bay đã có thể mang theo từ 5 đến 8 máy bay săn ngầm S-3B cùng 5 đến 8 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60F/R. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ đang thử nghiệm trực thăng săn ngầm Changhe Z-18 vào cuối tháng 7 năm 2014.
Dưới mặt nước biển, quân đội Mỹ có 61 tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản có 16 tàu ngầm thông thường đẳng cấp thế giới. Tất cả chúng đều được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa chết chóc.
Trên không, quân đội Mỹ sẽ vẫn giành ưu thế tuyệt đối trong vòng 30 năm nữa với các chiến đấu cơ tàng hình cải tiến F-35C/B. Máy bay chiến đấu thế hệ mới này bên cạnh khả năng tàng hình, siêu tốc chúng còn được trang bị vũ khí tấn công tầm xa, mạnh hơn rất nhiều bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc.
Về vũ khí chống hạm, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt các tên lửa chống tàu các tầm như AGM-158 (tầm bắn 370 kilometer); AGM-154 (130 km); AGM84H/K(270 km). Năng lực chống hạm của tên lửa tầm xa Mỹ có thể tính từ hàng ngàn km cách mục tiêu cần tấn công.
Về khả năng gây bão hòa trên không, trong một phút quân Mỹ có thể bắn hàng trăm đầu đạn tấn công với số lượng tên lửa nhiều hơn bất cứ khả năng đánh chặn nào trên thế giới.
Cuối cùng, bài báo ở Canada nói rằng nếu muốn tạo được cản trở trong chiến tranh trên biển với Mỹ, tàu sân bay phải cải thiện được khả năng phòng không, chống ngầm cũng như tăng số lượng máy bay hộ vệ.
Theo Giáo Dục
Hé lộ thêm tình tiết bí ẩn vụ gián điệp tàu sân bay Trung Quốc Báo giới Trung Quốc ngày 10/3 đã hé lộ thêm nhiều tình tiết bí ẩn liên quan đến các vụ bắt các nghi phạm do thám tàu sân bay Liêu Ninh của nước này hồi năm ngoái. Các nghi phạm đều được những người bí ẩn từ nước ngoài tiếp cận và hứa trả nhiều tiền. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung...