Lộ hệ thống tác chiến điện tử Mỹ khiến radar Nga ‘mù’
DARPA đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga, Trung Quốc.
Theo đó, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thuộc Lầu năm góc đang triển khai phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc.
Các loại máy bay tàng hình thế hệ mới của Mỹ hiện nay như F-22 (ảnh), F-35 đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
Tuy nhiên, nếu gặp một tín hiệu radar lạ chưa được lập trình để gây nhiễu, hệ thống sẽ không thể tìm ra cách đối phó. Khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng bị phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
Để giải quyết vấn đề này, trước đây Lầu Năm Góc sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử RC-135 (ảnh) thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng, dễ dàng thay đổi chỉ bằng một vài thao tác bằng phần mềm, trong khi quân đội Mỹ thường phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được thông tin về hệ thống radar mới của các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, sắp tới các máy bay chiến đấu F-22, F-35 của Mỹ sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có trí thông minh nhân tạo có khả năng nhận dạng, phân tích các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian cực ngắn.
Với trí thông minh nhân tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar.
Video đang HOT
Hiện các hệ thống sử dụng kỹ thuật sử dụng trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc.
Thậm chí các hệ thống này còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.
Theo_Kiến Thức
Nga chê hệ thống Koral Thổ Nhĩ Kỳ dùng diệt S-400
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 3 hệ thống tác chiến điện tử Koral áp sát tuyến biên giới với Syria để khắc chế hệ thống S400 của Nga.
Tính năng siêu mạnh
Hệ thống Koral là khí tài mới nhất được bổ sung cho năng lực tác chiến điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ. Được thiết kế và sản xuất trong nước, hệ thống phòng thủ/tấn công điện tử này có khả năng làm nhiễu và đánh lừa các radar thông thường cũng như tinh vi của đối phương.
Koral đồng thời có thể phân tích nhiều tín hiệu mục tiêu theo nhiều dải tần số, tự động phát đi phản ứng thích hợp nhờ bộ nhớ tần số radio kỹ thuật số (DRFM).
Có tầm hoạt động hiệu quả khoảng 150km, Koral được khẳng định có thể làm nhiễu và đánh lừa bất kỳ hệ thống radar trên bộ, trên biển và trên không nào.
Những địa điểm được cho là Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai tổ hợp Koral.
Theo tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống mới này có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống của Nga, và gây "mù" cho các hệ thống vũ khí.
Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, Koral có cấu tạo bao gồm 2 tháp ăng-ten cỡ lớn có khả năng thu gọn lại khi di chuyển, với nhiệm vụ chính là phát hiện tín hiệu vô tuyến nhằm nhận dạng và cảnh báo sớm các mối đe dọa trên chiến trường. Koral có thiết kế kiểu modul, hoạt động trên nhiều băng tần khác nhau
Trong khi đó, hệ thống radar radar tấn công điện tử có nhiệm vụ chính là gây nhiễu và áp chế khả năng điện tử của các thiết bị quân sự đối phương.
Cụm radar này của Koral cũng có thiết kế theo dạng modul được trang bị thiết bị thu phát kỹ thuật số có thể hoạt động trên nhiều băng tần với tầm hoạt động hơn 100km.
Được biết, hệ thống điều khiển trung tâm của toàn bộ tổ hợp Korral được đặt trên khung gầm của xe radar hỗ trợ điện tử. Ngoài các tính năng đã kể trên, Koral cũng có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của những hệ thống tác chiến điện tử của quân địch.
Chỉ mang tính phô trương
Với những tính năng của Koral được Thổ Nhĩ Kỳ công khai cho thấy, tổ hợp này hoàn toàn đủ khả năng khiến hệ thống tên lửa S-400 Nga triển khai tại Syria trở nên vô dụng.
Tuy nhiên, người Nga đã không nghĩ vậy và cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tổ hợp Koral chỉ mang tính phô trương hơn là răn đe thực thực tế.
Tổ hợp Koral của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo phân tích của ông Vladimir Mikheev, cố vấn giám đốc điều hành tập đoàn KRET- hãng sản xuất hệ thống vô tuyến điện tử quân sự hàng đầu của Nga:
"Koral là một hệ thống điện tử quân sự mặt đất, tuy nhiên để có thể thực sự ngăn cản các loại tên lửa đất đối không như S-400 vốn được thiết kế để chống lại các sóng gây nhiễu của đối phương, họ sẽ phải cần đến thiết bị điện tử trên không".
"Họ phải có những hệ thống tương tự như Rychag hay Khibiny của Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có những thiết bị nào như vậy. Mỹ cũng có những hệ thống tương đương, nhưng họ không xuất khẩu chúng ra nước ngoài, ngay cả cho các đồng minh trong NATO", ông Vladimir Mikheev cho biết.
Tuy nhiên, ông Mikheev cũng nhấn mạnh rằng Nga không nên đánh giá thấp các kỹ sư quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, và hiện tại khả năng của Koral vẫn chưa được kiểm chứng qua thực chiến.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tăng trí khôn cho F-22 Mỹ đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo trang bị cho tiêm kích F22 và F35. Trí thông minh nhân tạo hoạt động thế nào? Chương trình này do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thực hiện. Mục đích của việc phát triển hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí...