Lô hàng 6 triệu khẩu trang của Đức mất tích bí ẩn
Một lô hàng gồm 6 triệu khẩu trang y tế do quân đội Đức đặt mua để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đã mất tích bí ẩn ở Kenya.
Nguồn tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức ngày 24/3 cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng xác định chuyện gì đã xảy ra”. Quan chức này cho biết lô khẩu trang y tế được quân đội Đức đặt mua đạt chuẩn FFP2, có khả năng chống lại các giọt bắn và khí dung mang mầm bệnh.
Một sĩ quan cảnh sát Đức đeo khẩu trang khi tiếp cận tài xế xe hơi ở biên giới Đức-Thụy Sĩ sau khi Đức công bố kiểm soát biên giới hôm 16/3. Ảnh: Reuters.
Trước đó, truyền thông Đức cho biết một lô khẩu trang đã bốc hơi không tăm tích tại một cảng ở Kenya hồi cuối tuần trước. Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức, cơ quan vẫn chưa tìm ra lý do lô hàng lại quá cảnh ở Đông Phi.
Theo Reuters, chính phủ Đức sẽ không bị thiệt hại do sự cố này, vì quy ước họ sẽ chỉ phải trả tiền khi hàng đến tay.
Thời báo Der Spiegel của Đức cho biết, nếu đúng kế hoạch, lô hàng 6 triệu chiếc khẩu trang nói trên đã đến Đức vào ngày 20/3. Đây là lô hàng có quy mô lớn được giới chức đầu tư cho cuộc chiến chống Covid-19 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Việc lô hàng đột nhiên biến mất như trên càng gây sự phẫn nộ đối với các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.
Tờ báo cho biết thêm, giá trị lô hàng 6 triệu chiếc khẩu trang trên vào khoảng 241 triệu euro.
Đại dịch châu chấu đe dọa an ninh lương thực 25 triệu dân toàn cầu
Khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19, hàng triệu người dân châu Phi và Trung Đông đang đứng trước thảm họa từ nạn châu chấu, do biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đại dịch châu chấu là mối đe dọa lớn tới nguồn lương thực của hàng triệu người trên Trái Đất, khi chúng vừa gây thiệt hại nghiêm trọng ở Kenya, Ethiopia và Somalia.
Nạn châu chấu có thể bùng phát từ Tây Phi đến Ấn Độ, ảnh hưởng khu vực có diện tích khoảng 16 triệu km vuông. (Nguồn: FAO)
Keith Cressman, chuyên gia dự báo thảm họa châu chấu của FAO cho biết, biến đổi khí hậu đã tạo ra nạn châu chấu hoành hành và là mối đe dọa cho an ninh lương thực của 25 triệu người trên thế giới.
Chuyên gia của FAO giải thích rằng, nguyên nhân khiến quần thể châu chấu sa mạc gia tăng trong thời gian qua là do môi trường ẩm ướt và xuất hiện nhiều địa điểm có thảm thực vật.
Cơn bão Mekunu hồi tháng 5/2018 tạo ra môi trường sống lý tưởng ở sa mạc ở khu vực Ả Rập Saudi, Ô-man và Yemen cho châu chấu sa mạc.
" Ngay khi khí hậu vừa khô hanh trở lại và thời kỳ sinh sản kết thúc thì một cơn bão mới ập tới", ông Cressman cho biết.
" Điều này tiếp tục tạo môi trường sống thuận lợi và chu kỳ sinh sản khác cho châu chấu. Bởi vậy thay vì tăng lên 400 lần, chúng đã tăng lên 8000 lần", chuyên gia nhấn mạnh.
" Thông thường một cơn bão sẽ tạo ra điều kiện lí tưởng trong khoảng 6 tháng, sau đó các nguồn sống sẽ cạn kiệt, việc sinh sản không được thuận lợi, chúng sẽ chết hoặc di cư", đại diện FAO giải thích.
Video: Những thảm họa châu chấu trên thế giới (Nguồn: VTC14)
Nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu, làm gia tăng số lượng các cơn bão và tiếp đó là lượng mưa tăng, tạo điều kiện cho châu chấu sa mạc sinh sôi. Đại diện FAO chỉ thêm rằng, cát ẩm hoặc đất sét chính là nơi loại côn trùng này sinh sản.
Theo báo cáo của FAO, gần đây đã có ít nhất 10 quốc gia hứng chịu thiệt hại do nạn châu chấu. Đó là Kenya, Ethiopia, Yemen, Iran, Sudan, Eritrea, Ai Cập, Arap Saudi, Somalia và Oman.
Tháng 2 vừa qua, Liên hợp Quốc đã kêu gọi tài trợ 138 triệu USD nhằm giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn châu chấu. Tới ngày 16/3, tổng số tiền tài trợ đã nhận được là 105 triệu USD.
TRẦN TRANG (Nguồn: Sputnik)
Bác sĩ Mỹ tuyệt vọng xin khẩu trang trên mạng xã hội Thiếu hụt khẩu trang y tế và các thiết bị bảo hộ, thị trường cạn kiệt, nhiều bác sĩ kêu gọi sự trợ giúp trên mạng. Một y tá tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Illinois được yêu cầu đeo chiếc khẩu trang y tế trong vòng 5 ngày. Một bác sĩ khoa cấp cứu ở California cho biết các đồng nghiệp...