Lô hàng 100 container điều xuất khẩu sang Ý có nguy cơ bị lừa, “vua tiêu” khuyến cáo làm ngay điều này
100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý trị giá hàng trăm triệu USD của các doanh nghiệp Việt Nam đang có nguy cơ bị lừa đảo.
Trong khi 5 ngân hàng thanh toán thì đang hối hả tìm hồ sơ gốc, bởi bất cứ ai có bộ hồ sơ gốc cũng có thể đến cảng “bốc” hết hàng đi.
Lô hàng 100 container điều xuất khẩu sang Ý có nguy cơ bị lừa
Tối 8/3, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã có văn bản hỏa tốc gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ý, Thương vụ Việt Nam tại Ý đề nghị hỗ trợ trong tình huống “khẩn cấp” khi 100 container điều xuất khẩu của các doanh nghiệp có nguy cơ bị lừa.
Cụ thể, Vinacas cho biết, một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều của Việt Nam đã ký hợp đồng với một số khách hàng nhập khẩu điều Italia thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt.
Toàn bộ lô hàng trên được đóng vào 100 container, điểm đến là Cảng Genoa, Cảng LA Spezia do các hãng tàu quốc tế là Cosco, YANGMING, HMM, ONE vận chuyển. Các lô hàng này đã và đang đến một số cảng của Ý. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn thì bị thay đổi số Swift (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu).
100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý trị giá hàng trăm USD của các doanh nghiệp Việt Nam đang có nguy cơ bị lừa đảo. Trong ảnh: Chế biến hạt điều tại Công ty CP Hoàng Sơn 1 (Bình Phước). Ảnh: Hoàng Sơn 1.
Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ thì họ thông báo bên mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ. Nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ.
Một số khách hàng gửi hồ sơ đến ngân hàng Ý thì ngân hàng Ý trả lời: Hồ sơ họ nhận là bản photo, không phải bản gốc. Các doanh nghiệp nhận định đây là vụ lừa đảo lớn, số lượng hàng trị giá lên tới hàng trăm triệu USD.
Hiện tại, các doanh nghiệp rất lo lắng vì không biết hồ sơ gốc các lô hàng ở đâu, trong khi bất kỳ ai có hồ sơ gốc cũng có thể đến hãng vận chuyển nhận hàng.
Video đang HOT
Công văn hoả tốc của Hiệp hội Điều Việt Nam. Nguồn: Vinacas
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh cũng nhận định, đây có thể là một vụ lừa đảo, các doanh nghiệp có thể bị mất hàng.
“Vụ này có dấu hiệu giống y hệt vụ lừa đảo mà Phúc Sinh đã gặp vào năm 2015. Trong cuốn sách Vượt lên những con đường kinh doanh, tôi có kể lại chuyện Phúc Sinh suýt nữa thì bị lừa mất lô hàng hạt tiêu xuất khẩu trị giá hàng chục triệu USD. Lúc đó Phúc Sinh còn non trẻ, gặp khách muốn mua lô hàng giá trị lớn nên đã bị mất cảnh giác. Vị khách hàng ngoại quốc kia đã cố gắng tìm cách đoạt lấy bộ hồ sơ gốc của chúng tôi” – ông Thông – “vua tiêu” xuất khẩu cho biết.
Trước những tình huống cấp bách này, theo ông Thông, các doanh nghiệp cần báo ngay cho các hãng tàu đề nghị dừng vận chuyển hàng, không cho khách dỡ hàng. Làm việc ngay với Thương vụ Việt Nam tại Ý, thậm chí báo cảnh sát để vào cuộc tìm hiểu, điều tra vụ việc.
Phía Vinacas cho biết cũng đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Ý, Thương vụ Việt Nam tại Ý làm việc với các cơ quan thẩm quyền và hãng tàu tại Ý đề nghị các hãng tàu áp dụng biện pháp “khẩn cấp” tạm thời, nhằm giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ tới cảng.
Các hãng tàu không giải phóng hàng cho người nhận dù họ trình hồ sơ gốc mà chỉ cho phép giải phóng hàng khi có xác nhận từ công ty chủ hàng (người bán, tức các công ty Việt Nam). Mọi thông tin hãng tàu nhận được từ phía người nhận hàng phải thông báo ngay cho công ty chủ hàng.
Vinacas cho biết đang tích cực làm việc với các doanh nghiệp và hãng tàu để nắm rõ thêm tình hình và sẽ tiếp tục chuyển đến những thông tin để nhờ cơ quan chức năng hỗ trợ.
Mở đường cho hàng Việt chinh phục thị trường Bắc Âu
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết: Trong năm 2022, Thương vụ dự kiến sẽ tổ chức đưa các doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm Á châu về Việt Nam mua hàng.
Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn hàng, chia sẻ kinh nghiệm để hàng Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường Thụy Điển và khu vực Bắc Âu.
Thương vụ hy vọng Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển sẽ là cầu nối để đưa hàng Việt vào thị trường Bắc Âu, không chỉ là hàng nông sản, thực phẩm mà dần mở rộng ra các mặt hàng khác.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Bắc Âu chia sẻ thêm: Nếu dịch COVID-19 được kiểm soát, năm 2022 sẽ là năm phục hồi kinh tế theo chu kỳ, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau thời gian dài bị kìm nén.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu năm 2022 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao nhưng gián đoạn nguồn cung, cùng với giá năng lượng, vận chuyển, tình trạng thiếu hụt lao động.
Do vậy, nếu tình hình này vẫn tiếp diễn như hiện tại sẽ tiếp tục đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao gây lạm phát, suy thoái kinh tế, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Thị trường Bắc Âu là thị trường nhỏ và xa nên trong bối cảnh đứt gãy cung cầu, giá vận chuyển tăng cao, các doanh nghiệp nhập khẩu với đơn hàng nhỏ sẽ chuyển hướng nhập khẩu từ các đầu mối lớn ở trung tâm châu Âu, thay vì nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam.
Hơn nữa, với nhân lực và nguồn lực hạn chế, trong năm 2022, định hướng xúc tiến thương mại của Thương vụ tập trung vào các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lớn, không xúc tiến tràn lan, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh hàng Việt Nam nói chung để hàng Việt hiện diện ngày càng nhiều tại khu vực Bắc Âu.
Để hỗ trợ cho xuất khẩu hàng Việt vào Bắc Âu, xúc tiến thương mại trực tuyến vẫn được tiếp tục ưu tiên trong năm 2022. Ngoài ra, năm 2022 là năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Latvia, Thương vụ sẽ ưu tiên triển khai một số hoạt động tại thị trường này.
Dự kiến, một số các hoạt động chính sẽ được triển khai gồm phối hợp với Bộ Kinh tế Latvia tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Latvia; phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức đoàn xúc tiến thương mại khu vực Bắc Âu; hợp tác với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức đoàn doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm Á châu về Việt Nam mua hàng.
Không những thế, Thương vụ còn tổ chức chương trình xúc tiến thương mại như tuần hàng Việt Nam; tham gia các hội chợ chuyên ngành để quảng bá sản phẩm và kết nối giao thương; tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lớn nhất khu vực Bắc Âu và tập trung xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp này.
Mặt khác, Thương vụ sẽ triển khai nghiên cứu đề tài khoa học Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Bắc Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Cùng đó là các hoạt động khác như phổ biến thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, ngành hàng, tương tác với doanh nghiệp qua website, bản tin hàng tháng và facebook vẫn tiếp tục được duy trì.
Thống kê cho thấy, trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Bắc Âu gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia đạt 1,86 tỷ USD. 10 tháng năm 2021, con số này đạt 1,74 tỷ USD, tăng 0,04% so với cùng kỳ.
Mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thụy Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt khoảng 1,6 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi trước năm 2019, con số này chỉ vài chục nghìn cho đến hơn 100.000 USD.
Trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thụy Điển trong năm nay, chỉ có Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy là có mức tăng trưởng dương, còn lại các quốc gia khác đều có mức tăng trưởng âm trong 9 tháng 2021.
Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.
Đối với nhóm hàng may mặc và phụ kiện quần áo, nhập khẩu của Thụy Điển từ Việt Nam trong 9 tháng 2021 tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, Thụy Điển cũng tăng cường nhập khẩu từ Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc và Indonesia. Đặc biệt, có hai thị trường mới nổi trong năm nay với mức tăng trưởng đột biến là Malaysia với mức tăng trưởng là 173%, và Thái Lan với mức tăng trưởng là 244%.
Riêng mặt hàng giày dép, các đối thủ cạnh tranh truyền thống của ta tại thị trường Thụy Điển như Bangladesh, Campuchia, Indonesia đều sụt giảm kim ngạch từ 10% đến 19%. Ngay cả Trung Quốc, xuất khẩu giày dép hàng đầu vào Thụy Điển cũng giảm 2% trong 9 tháng năm 2021. Trong khi Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương mặc dù không nhiều nhưng cũng là dấu hiệu tích cực.
Để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã triển khai nhiều giải pháp; trong đó, đặc biệt chú trọng nghiên cứu thị trường, đổi mới xúc tiến thương mại, và tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
Trang website Thị trường Bắc Âu của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã dần quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam với các thông tin đầy đủ về thị trường.
Trong 2 năm vừa qua, Thương vụ đã xuất bản 14 cuốn sách điện tử về từng thị trường Bắc Âu và một số ngành hàng tiêu biểu của Việt Nam như nông sản, cà phê, thực phẩm hữu cơ, nhựa và các sản phẩm nhựa, giày dép.
Ngoài ra, Thương vụ cũng sử dụng trang website tiếng Anh để giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và quảng cáo cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam đến các doanh nghiệp Bắc Âu.
Đặc biệt, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển được thành lập với tên tiếng Thụy Điển là Vietnamesiska Handelsfrening I Sverige và đã chính thức ra mắt ngày 28/11/2021 nhằm giúp tạo ra mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp, đoàn kết, tương trợ, là sân chơi cho cộng đồng giao lưu, học hỏi và kết nối kinh doanh.
Ngay sau khi ra mắt, hoạt động kết hợp đầu tiên giữa Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển và Thương vụ là hội thảo tư vấn trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường Bắc Âu.
Hà Lan - cầu nối xuất khẩu hàng Việt sang EU Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, trong khối Liên minh châu Âu (EU), Hà Lan là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất để hàng Việt xuất khẩu sang thị trường EU. Thương vụ Việt Nam tại EU cho biết,...