“Lò” Hà Nội FC: Đào tạo kiểu bầu Hiển, hiệu quả vượt trội
Khỏi phải nói thì ai cũng rõ, hệ thống đào tạo của Hà Nội FC đang vươn đến một đẳng cấp vượt trội so với phần còn lại của giải đấu.
Đào tạo trẻ kiểu… bầu Hiển
Khác với hầu hết các đội bóng chuyên nghiệp trong cả nước, CLB Hà Nội không sở hữu một trung tâm hoặc học viện bóng đá đúng nghĩa mà linh hoạt kết hợp nhiều mô hình đào tạo khác nhau để tạo nguồn cầu thủ đầu vào cho các lứa trẻ và đội một.
Cụ thể, đến hiện tại, nguồn cung cầu thủ trẻ chủ lực cho U17 Hà Nội vẫn nằm ở lò Gia Lâm (thuộc hệ thống đào tạo bóng đá trẻ của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) và Trung tâm bóng đá T&T VSH – đóng tại Cửa Lò, Nghệ An và được đầu tư hậu thuẫn bởi ông bầu Đỗ Quang Hiển.
Sau khi trải qua trình đào tạo cơ bản từ lứa U11 đến U15, các tài năng tuổi thiếu niên của Gia Lâm và VSH sẽ bước vào quá trình sàng lọc, cạnh tranh gắt gao để tìm thấy hi vọng có tên trong thành phần đội trẻ Hà Nội.
Người giành chiến thắng trong thử thách đặc biệt này sẽ có cơ hội bước vào giai đoạn phát triển nâng cao với lộ trình bài bản và giàu tính thực tế.
Bỏ qua những nghi ngại về sự thiếu kiện toàn của toàn bộ hệ thống, dưới sự lĩnh xướng của đội ngũ huấn luyện tài năng và giàu nhiệt huyết, nhiều thế hệ cầu thủ trẻ ở các lứa 91/92, 93/94, 95/96, 97/98, 99/00 đã liên tiếp được trui rèn, bồi dưỡng và “xuất xưởng”, cung ứng các sản phẩm đủ chất lượng cho đội một tham chiến ở chiến trường V.League.
Mùa giải 2019, Hà Nội FC đăng quang V.League với ít nhất 17 trên tổng số 28 thành viên dán mác “tự đào tạo” – một thành tích vô cùng đáng tự hào – vốn chỉ xếp sau những CLB địa phương như Nam Định hay SLNA.
Video đang HOT
Trước đó, ở các cấp độ trẻ, các sản phẩm tài năng và chất lượng này cũng đã góp phần giúp bộ sưu tập danh hiệu của Hà Nội FC được nối dài với vô số danh hiệu ở các cấp độ U19 (vô địch Quốc gia các năm 2011, 2014, 2016, 2017 và 2019) và U21 (2013, 2015, 2016 và 2018).
Không chỉ góp công giúp đội nhà giành vinh quang ở đấu trường quốc nội hay châu lục, thế hệ cầu thủ Duy Mạnh, Đình Trọng, Văn Hậu, Quang Hải, Đức Huy, Thành Chung… còn đóng vai trò không nhỏ trong các thành công to lớn gần đây của các cấp độ ĐTQG và U23 Việt Nam.
Có thừa sân chơi để chiêu hiền, đãi sĩ
Công tác đào tạo bằng nội lực vốn dĩ đã mạnh và hiệu quả. Tuy nhiên, lãnh đạo đội bóng Thủ đô chưa bao giờ có ý định ngừng lại.
Những thương vụ sang nhượng, thâu tóm nguồn “tài nguyên” từ Viettel hay Ninh Bình trong giai đoạn hai đội này lở dở ở cấp thượng tầng, hay việc tiếp nhận các mầm non chất lượng từ PVF… luôn được tính toán cẩn thận để phục vụ mục đích khuếch trương, mở rộng hệ thống đào tạo.
Nhờ sách lược này, đội bóng đã thu về không ít nhân tài do các đơn vị khác ươm mầm. Có thể kể đến như Trần Anh Đức, Văn Thuận, Văn Quyết (Viettel), rồi gần đây là những Thái Quý, Hồng Sơn, Minh Dĩ (PVF)…
Không chỉ Hà Nội FC hưởng lợi, chính sách này còn giúp các đội bóng liên quan được thơm lây không ít. Đơn cử như thương vụ chiêu mộ Vũ Tín và Thành Phong từ PVF, nhưng sau đó “để lại” cho Sài Gòn FC sử dụng.
Lực lượng dồi dào, lại liên tục được bổ sung từ những nguồn cầu thủ đa dạng, chất lượng bên ngoài, thế nên vài năm gần đây, Hà Nội FC đang rơi vào tình trạng khủng hoảng “thừa” khá… đau đầu. Để tìm sân chơi cho người trẻ, lãnh đạo CLB liên tục đăng kí cho đội hình B thi đấu từ giải hạng Ba rồi từ đó phát triển theo từng nấc một theo thời gian.
Mùa giải 2018 và 2019, nhiều tài năng lứa 97/98 và 99/00 được gửi gắm và thi đấu rất thành công trong thành phần Hà Nội B (sau đó chuyển giao và đổi tên thành Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) chinh chiến ở giải hạng Nhất.
Sau khi thầy trò Phạm Minh Đức thăng hạng V.League và giảm bớt việc sử dụng cầu thủ từ lò Hà Nội, không ít tài năng trong số này, như Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Xuân Tú hay Lê Văn Xuân, đã được gọi trở về Hàng Đẫy góp mặt trong đội hình nhiều anh tài do HLV Chu Đình Nghiêm dẫn dắt.
Những người chưa có cơ hội sẽ không cần quá lo lắng, bởi họ vẫn có một lựa chọn khác là xuống chơi ở giải hạng Nhì – trong màu áo Hà Nội B “phiên bản 2″ – vốn được huấn luyện bởi cựu thủ môn Dương Hồng Sơn.
Và cứ như thế, một vòng tuần hoàn mới lại được mở ra. Lứa trước chưa kịp chín và rời đi, lứa sau đã phả “hơi nóng”. Việc liên tục được ra sân và cọ xát thực tế giúp họ trưởng thành và chững chạc hơn qua từng mùa giải.
Ngay cả khi không còn hi vọng với các đội bóng thuộc nhà bầu Hiển, cơ hội vẫn có thể đến với họ ở nhiều màu áo khác. Như cái cách mà những Nam Anh (Sài Gòn FC), Đình Bảo (Bà Rịa Vũng Tàu) hay Sầm Ngọc Đức, Xuân Nam hay Văn Thành ( CLB TP.HCM)… đang cho thấy.
Nhìn những gì đã và đang xảy ra hiện tại, có thể nói Hà Nội FC đang là một trong “bậc thầy về đào tạo trẻ” đúng nghĩa của nền bóng đá xứ sở.
Đào tạo giỏi, quản lý tốt, hình ảnh và công tác truyền thông ngày một được cải thiện, đội hình liên tục bổ sung và kiện toàn… với sự cộng hưởng từ tất cả những yếu tố đó, người ta hoàn toàn chẳng có chút nghi ngờ nào về một tương lai tươi sáng và rạng rỡ hơn dành cho đội bóng Thủ đô.
Minh Phương
Những đội bóng nào thiệt thòi nhất khi V.League 2020 bị hoãn?
Chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ông Trần Anh Tú tỏ ra tiếc nuối khi V.League 2020 bị hoãn, gây thiệt hại rất lớn cho các đội bóng đang tham dự đấu trường này.
Trước đó, VPF đã nhận chỉ thị từ Tổng cục thể dục thể thao về việc tạm dừng, không tiếp tục tổ chức các trận đấu ở các giải bóng đá chuyên nghiệp trong năm 2020.
Hai vòng đấu đầu tiên, VPF đã phối hợp VFF để các trận đấu diễn ra trên sân không khán giả, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lây lan diện rộng, tạm hoãn là phương án tối ưu nhất.
Hà Nội FC và DNH.Nam Định là những đội gặp khó khăn khi V.League 2020 bị hoãn
"Việc đưa ra quyết định hoãn giải tất nhiên là khó khăn. Căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh, số lượng người nhiễm tăng lên, nguồn lây nhiễm tăng lên dẫn đến rủi ro cho giải cũng bị tăng lên.
Rủi ro ở đây không phải là việc tổ chức trên sân mà là trên đường di chuyển của các đội bóng. Trước tình hình như vậy, VPF đã báo cáo VFF việc dừng giải", Chủ tịch VPF Trần Anh Tú chia sẻ với Zing.
Việc các giải đấu bị tạm hoãn gây ảnh hưởng khá lớn đến thiệt hại về tài chính cho các câu lạc bộ vì họ đã phải di chuyển tới địa phương chuẩn bị thi đấu thì bị thông báo hoãn, các chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn ở cho các cầu thủ là rất lớn.
Không chỉ có thế, hai vòng đấu đầu tiên tổ chức trên sân không khán giả cũng khiến nhiều đội bóng thất thu một khoản lớn từ tiền bán vé, đặc biệt những thánh địa như Pleiku, Thiên Trường,...
"Việc quyết định dừng giải VPF phải xin ý kiến của Hội đồng quản trị VPF, cả 7 thành viên đều nhất trí. Tiếp đó VPF cũng phải trao đổi với cả 14 CLB đang tham dự giải VĐQG.
Hầu hết CLB đều nhất trí với quyết định này. Cũng có 1-2 CLB muốn chơi tiếp nhưng cuối cùng cũng đều nhất trí với quyết định dừng giải.
Việc dừng giải hoặc đá không khán giả ảnh hưởng đến CLB rất rõ, giống như guồng máy đang hoạt động tự nhiên tắc nghẽn lại.
Hai vòng vừa rồi đá không khán giả thì những CLB như HAGL, CLB Hà Nội, Nam Định thiệt thòi rất nhiều về tài chính. Đặc biệt là đội Nam Định, tiền vé là nguồn thu rất lớn của CLB mà họ lại bị thất thu", Zing dẫn lời ông Trần Anh Tú.
PV (Danviet.vn)
Dịch Covid-19 kéo dài, hợp đồng tài trợ V-League có thể phải đàm phán lại Chủ tịch VPF Trần Anh Tú đưa ra kịch bản hợp đồng tài trợ các giải chuyên nghiệp quốc gia có thể phải đàm phán lại để đảm bảo quyền lợi nhà tài trợ, trong trường hợp dịch Covid-19 kéo dài. Lần đầu tiên trong lịch, ba giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam gồm V-League, hạng Nhất, Cúp quốc gia bị xáo...