Lo giữ giá hàng Tết
Vài tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đã rục rịch bắt tay vào chuẩn bị hàng cho mùa tết. Hầu hết các doanh nghiệp đều than thở khi sức mua dịp tết năm nay được dự báo sẽ không thể tăng mạnh.
Sức mua không tăng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chuẩn bị nguồn hàng tăng 10-15% để đảm bảo nguồn cung dự trữ và bình ổn thị trường.
Khách hàng mua hàng bình ổn giá tại siêu thị Co.op Mart Hòa Bình (TP.HCM).
Cam kết giữ giá
Từ giữa tháng 6, Công ty Vissan đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch cung ứng hàng tết. Ông Văn Đức Mười, giám đốc Công ty Vissan, nói theo kế hoạch đơn vị dự kiến cung ứng khoảng 20.000 tấn thịt heo trong mùa cao điểm của tháng tết, các mặt hàng chế biến, làm sẵn ở mức 6.000 tấn hàng. Tổng nguồn vốn chuẩn bị cho đợt hàng tết này khoảng 1.000 tỉ đồng, tăng 10-15% so với năm ngoái. Mặc dù tăng vốn, tăng sản lượng nhưng ông Mười khẳng định: “Sức mua thị trường năm nay sẽ không cao vì người dân năm nay chắc chắn sẽ dè dặt trong chi tiêu”.
“Mặc dù các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đều dè dặt và lo ngại về tình hình sức mua dịp tết năm nay, tuy nhiên hầu hết các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đều cam kết đảm bảo nguồn cung với giá cả ổn định, không để thiếu hàng” – Bà Lê Ngọc Đào (phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM)
Video đang HOT
Cũng tăng số vốn chuẩn bị cho nguồn hàng tết từ 5 tỉ đồng lên mức 8 tỉ đồng, nhưng bà Phạm Thị Ngọc Hà – giám đốc Công ty San Hà, đơn vị chuyên cung cấp thịt gà, thịt heo, thịt bò, thực phẩm tươi sống – đánh giá rất khó kỳ vọng vào sức mua các mặt hàng tết năm nay sẽ tăng mạnh.
“Nếu như năm ngoái, người dân có thể mua 20-30kg thịt về để chuẩn bị 5-10 món ăn thì năm nay gói ghém chỉ vài món đơn giản, tiện lợi” – bà Hà nhận định.
Bà Hà cho hay đến thời điểm này các nhà hàng, khách sạn vẫn chưa có động tĩnh trong việc liên kết nguồn hàng cũng khiến doanh nghiệp dè dặt trong đầu tư. Số tiền 8 tỉ đồng chuẩn bị nguồn hàng bình ổn, tăng thêm 3 tỉ đồng so với năm ngoái do thị trường mở rộng thêm, chứ không thể kỳ vọng vào sức mua.
Đại diện đơn vị Ba Huân – nguồn cung trứng vịt, trứng gà – cho biết đến thời điểm này đã hoàn tất cơ bản việc cung ứng hàng hóa cho Tết Nguyên đán, năm nay Công ty Ba Huân chi khoảng 165 tỉ đồng để chuẩn bị hàng tết. Do có sự chuẩn bị nguồn hàng ngay từ bây giờ nên công ty khẳng định các mặt hàng trứng gia cầm sẽ được giữ giá, không để tăng đột biến.
Tương tự, hệ thống siêu thị Co.op Mart cho biết hàng tết đã được siêu thị rốt ráo chuẩn bị từ đầu tháng 6, hiện Co.op Mart đã nhận được sự liên kết tích cực từ khoảng 700 nhà cung cấp, nhằm hỗ trợ các chương trình khuyến mãi, bình ổn. Co.op Mart cam kết ổn định giá, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng, tăng giá đột biến. Các mặt hàng được liên kết với nhà sản xuất vẫn tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống như thịt, rau củ, gạo, đường, dầu ăn… Các hệ thống siêu thị như Big C, CitiMart đến thời điểm này cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị hàng tết. Các siêu thị này tiết lộ lượng hàng hóa được tung ra thị trường dịp tết sẽ cao gấp 2-3 lần so với những tháng thường.
Trong khi đó, đại diện ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) cho biết để chuẩn bị đón đợt hàng tết, ban quản lý chợ đã mở rộng thêm hơn 3.000m2 mặt bằng để thương nhân giao nhận hàng vào cao điểm tết. Đến thời điểm này, chợ cũng bắt tay liên kết với các tỉnh Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang… để ổn định nguồn cung.
Đảm bảo nguồn cung
Bà Lê Ngọc Đào, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết đến thời điểm này, sở đã thực hiện xong kế hoạch cung ứng hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán 2013. Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị đều chuẩn bị kế hoạch cung ứng lượng hàng hóa đầy đủ, thậm chí còn tăng khoảng 20% lượng hàng so với năm ngoái ở tất cả các ngành hàng.
Đối với các đơn vị tham gia bình ổn, năm nay vẫn tập trung dồn lực chuẩn bị hàng hóa cho nhóm hàng thiết yếu có khả năng chi phối trên 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến…
“Mặc dù các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đều dè dặt và lo ngại về tình hình sức mua dịp tết năm nay, tuy nhiên hầu hết các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đều cam kết đảm bảo nguồn cung với giá cả ổn định, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến trong giai đoạn căng thẳng” – bà Đào nói.
Theo đánh giá của bà Đào, năm nay tình hình kinh tế ảm đạm nên không thể kỳ vọng vào sức mua sẽ tăng lên cao dịp cuối năm. Nhưng để đảm bảo ổn định nguồn cung, sở vẫn lên kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ lượng hàng để không xảy ra tình trạng thiếu hụt, đầu cơ tích trữ đẩy giá hàng hóa lên cao một cách bất hợp lý.
Hàng ngàn tỉ đồng cho hàng tết
Theo dự thảo kế hoạch cung ứng hàng hóa dịp Tết Quý Tỵ mà Sở Công thương TP.HCM vừa xây dựng, một số đơn vị tiếp tục tham gia bình ổn năm nay như Co.op Mart đã chuẩn bị tổng nguồn vốn cung ứng tết ước tính 3.350,2 tỉ đồng, trong đó vốn chuẩn bị dành cho thực hiện chương trình bình ổn là 912,3 tỉ đồng Công ty Vissan với tổng nguồn vốn cung ứng tết là 1.010 tỉ đồng, sử dụng toàn bộ cho bình ổn Công ty TNHH Phạm Tôn khả năng cung ứng 841,5 tỉ, trong đó dành cho hàng bình ổn thị trường là 673,2 tỉ Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn 231 tỉ Công ty TNHH Ba Huân 165,2 tỉ…
Theo Dantri
Gần 3.500 tỉ đồng cho hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM tại cuộc họp về công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 diễn ra vào hôm nay (17.10), TP.HCM đã huy động nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường tết là 3.436,4 tỉ đồng (tăng 605,7 tỉ đồng so với năm ngoái).
Tổng nguồn vốn các doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa cho ba tháng trước, trong và sau tết Quý Tỵ 2013 dự kiến đạt 6.681,8 tỉ đồng (tăng 1.288,9 tỉ đồng so với cùng thời gian này của năm ngoái).
Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường là 3.436,4 tỉ đồng (tăng 605,7 tỉ đồng so với năm ngoái).
Trong đó, nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn, dự kiến có khả năng chi phối trên 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm và thực phẩm chế biến.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng đã nhắc nhở các sở ngành và doanh nghiệp bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng, nắm sát diễn biến thị trường, giám sát giá định hình mạng lưới phân phối đa dạng và rộng khắp để giảm các tầng nấc trung gian, tránh đội giá bán nâng cao chất lượng phục vụ.
Theo TNO
Ô tô lao vào nhà dân, cụ ông 91 tuổi thiệt mạng Chiếc xe 4 chỗ do một người đàn ông cầm lái đã ủi đổ trụ bê tông, hàng rào sắt B40 của một nhà dân rồi lao thẳng vào nhóm người đang ngồi trước sân. Căn nhà bị chiếc xe 4 chỗ lao vào Vụ việc xảy ra vào đêm 5/10 tại một căn nhà nằm trên đường Nơ Trang Long, phường 13,...