Lo đủ cho nhà nội rồi mới đến nhà ngoại
Đàn bà đi lấy chồng trách nhiệm chính là phải lo lắng cho nhà chồng trước đã, rồi mới lo lắng cho nhà ngoại.
Đàn bà hay thật đấy, đã nói đến như thế rồi mà cứ mở mồm ra là đòi bình đẳng với bình quyền. Tôi khẳng định luôn, không bao giờ có sự bình đẳng giữa đàn ông, đàn bà, cũng như không bao giờ có sự công bằng giữa bên nội và bên ngoại. Còn chị nào muốn có sự công bằng thì bỏ chồng về sống với bố mẹ mình xem có sự công bằng hay không?.
Tôi nhớ hồi còn bé, nhà tôi có hai anh em, nhưng ăn cơm xong bao giờ em gái tôi cũng là người phải rửa bát, bố mẹ tôi coi đó là việc của đàn bà chứ không bao giờ bắt tôi phải rửa bát. Nấu cơm hay đi chợ cũng vậy, hai anh em ở nhà không bao giờ bố mẹ giao cho tôi trách nhiệm nấu cơm và đi chợ. Thế nhưng những việc như sửa đồ điện trong nhà, hay khuôn vác nặng nhọc thì bố tôi chỉ gọi đến tôi chứ không bao giờ gọi đến con gái.
Nói như vậy để thấy rằng, đàn ông, đàn bà đã có sự phân định rõ ràng, đừng bao giờ đòi hỏi công bằng ở đây. Bên nội và bên ngoại cũng vậy, không bao giờ có sự công bằng, nội là nội mà ngoại là ngoại, người ta dùng từ nội và ngoại cũng đã thấy rõ tầm quan trọng của bên nào hơn bên nào rồi.
Video đang HOT
Đàn bà đi lấy chồng thì trách nhiệm chính là phải lo lắng cho nhà chồng, lo lắng cho bố mẹ và anh em nhà chồng trước đã, sau rồi mới đến việc lo lắng cho nhà ngoại. Còn nhà chồng còn chưa lo được, chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng thì đừng bao giờ có tư tưởng đòi lo lắng cho nhà ngoại.
Đi lấy chồng mà lúc nào cũng đòi hỏi quyền bình đằng giữ bên nội, bên ngoại thì về “nơi sản xuất” mà ở, về đó tha hồ mà có điều kiện lo lắng cho bên ngoại, cho bố mẹ, và anh em. Không ai cấm cản.
Còn ở nhà chồng mà đầu lúc nào cũng nghĩ về bố mẹ ở nhà thì người phụ nữ ấy chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng. Vô lý hơn nữa là, chồng thu nhập gấp 3-4 lần vợ nhưng báo hiếu bố mẹ mình và giúp đỡ anh em nhà mình lại phải được sự đồng ý của vợ, nếu không sẽ tị nạnh, đòi hỏi sự công bằng bên nội- bên ngoại. Nếu muốn bên nội- bên ngoại đều nhau, sau phụ nữ không tự đi kiếm tiền mà lo cho bố mẹ mình mà lại phải lấy tiền của chồng làm ra?.
Đúng là đồ đàn bà, miệng lúc nào cũng chỉ kêu tiền tiền!
Theo Đất Việt
Biếu Tết nhà ngoại gấp đôi nhà nội có sao đâu
Tôi thấy việc vợ chồng tôi biếu Tết nhà ngoại hơn nhà nội, thậm chí gấp đôi là hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc đó trong lòng rất thoải mái bởi tôi nghĩ mình kiếm được tiền thì mình nên rộng rãi trong việc biếu bố mẹ vợ, đó cũng là cách làm đẹp lòng vợ mình và gia đình vợ.
Hôm trước tôi có đọc tâm sự của một chị nói rằng chị bị chồng chửi mắng thậm tệ vì đem 5 triệu biếu Tết bố mẹ đẻ. Là đàn ông, tôi thấy chồng chị ấy thật ích kỷ và suy nghĩ tủn mủn, chỉ biết nghĩ đến cái trước mắt mà không tính đến quãng đường dài vợ chồng chung sống sau này.
Tôi là kỹ sư, lấy vợ đã được 3 năm, thu nhập thuộc loại khá. Vợ tôi là nhân viên kinh doanh cho một hãng ô tô. Mặc dù công việc cuối năm vất vả nhưng cô ấy luôn dành thời gian quan tâm đến chồng con. Tôi cảm thấy tương đối hài lòng với cuộc sống gia đình của mình.
Do thời điểm giáp Tết, công việc vợ tôi rất bận rộn nên mọi việc liên quan đến tết nhất, "đối nội đối ngoại" cả hai vợ chồng đều bàn bạc, lên kế hoạch rồi sắp xếp cùng nhau một buổi đi siêu thị mua bán.
Về việc biếu tết hai bên, mặc dù vợ tôi luôn chu đáo để riêng khoản biếu nội ngoại như nhau nhưng tôi luôn bảo cô ấy biếu ông bà ngoại hơn. Bởi lẽ, bố mẹ tôi đều là cán bộ quân đội, lương ông bà hơn 10 triệu/tháng chưa kể thu nhập từ căn hộ cho người nước ngoài thuê mỗi tháng được 30 triệu. Trong khi đó bố mẹ vợ tôi ở quê, không có lương hưu, phải nhặt nhạnh từng đồng từ cửa hàng tạp hóa nhỏ. Đấy là chưa kể ông bà còn phải nuôi hai cậu con trai đang học đại học nữa.
Thực sự, tôi thấy việc vợ chồng tôi biếu Tết nhà ngoại hơn nhà nội, thậm chí gấp đôi là hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc đó trong lòng rất thoải mái bởi tôi nghĩ mình kiếm được tiền thì mình nên rộng rãi trong việc biếu bố mẹ vợ, đó cũng là cách làm đẹp lòng vợ mình và gia đình vợ.
Tôi quan niệm rằng, vợ tôi đã vất vả hy sinh vì tôi và con. Cô ấy thương tôi và con thì cũng rất thương bố mẹ đẻ ra mình. Bố mẹ tôi kinh tế khá giả, ông bà không bao giờ để ý nhiều đến khoản biếu Tết của vợ chồng tôi nhiều hay ít. Tết vợ chồng con trai thứ có biếu ông bà nội chai rượu, bánh kẹo thì tốt mà không có bố mẹ tôi cũng không phàn nàn gì cả.. Ông bà chỉ mong con trai mình có cuộc sống hạnh phúc, con dâu hiếu thảo, cháu nội ngoan ngoãn. Hơn nữa, vợ tôi cũng là người biết điều. Em đối xử với gia đình chồng rất tốt, chăm lo cho bố mẹ tôi nhiệt tình khi ốm đau. Thế nên số tiền biếu Tết bố mẹ vợ có gấp đôi, gấp ba tôi cũng thấy không thấm tháp gì cả.
Thực tế tôi thấy nhiều người băn khoăn về việc nên biếu Tết hai bên nội ngoại như thế nào. Số đông cho rằng phải biếu hai bên như nhau, không thể "nhất bên trọng, nhất bên khinh"... hoặc cũng có ý kiến nói bên nội phải nhiều hơn ngoại. Tuy nhiên, tôi lại suy nghĩ đơn giản rằng, việc biếu Tết nội ngoại ra sao phụ thuộc vào tùy gia đình và hoàn cảnh. Nếu gia đình chồng khó khăn hơn nhà vợ thì nên biếu Tết gia đình chồng nhiều hơn và ngược lại. Chúng ta không nên nặng nề về việc này, có như vậy cuộc sống mới trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Theo Gia đình & Xã hội
Mẹ chồng không thích, 8 năm rồi tôi không về tết nhà ngoại Nhìn vào ai cũng bảo tôi sướng, chuột sa chĩnh gạo, gia đình chồng giàu có bề thế nên chẳng phải lo gì. Đúng là tôi sướng thật nhưng mỗi dịp tết đến tôi tủi thân vô cùng, vì 8 năm nay tôi không được về tết với bố mẹ. Bố mẹ chồng tôi kinh doanh lớn, cả nhà chồng tôi sống cuộc...